Tạp chí phát triển kinh tế
Năm thứ. 28(5) , Tháng 5/2017, Trang 56-82


Ứng dụng mô hình TPB và TAM trong nghiên cứu sự chấp nhận thẻ tín dụng của người tiêu dùng Việt Nam
Vương Đức Hoàng Quân & Trịnh Hoàng Nam

DOI:
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố tác động tới sự chấp nhận thẻ tín dụng của người tiêu dùng VN, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại VN. Nghiên cứu này ứng dụng lí thuyết hành vi dự định và mô hình chấp nhận công nghệ với ba nhân tố: tính chủ quan, nhận thức hữu dụng và kiểm soát hành vi cảm nhận trong mối quan hệ với ý định sử dụng thẻ tín dụng của người VN. Bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất thêm nhân tố nhu cầu cảm nhận (mức độ lạc quan của khách hàng đối với tình trạng tài chính của họ trong tương lai) như là nhân tố thứ tư tác động tới sự chấp nhận thẻ tín dụng của người tiêu dùng VN. Dữ liệu phân tích được thu thập từ 302 khách hàng theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả cho thấy nhân tố tính chủ quan, nhận thức hữu dụng và nhu cầu cảm nhận có tác động tích cực, trong khi nhân tố kiểm soát hành vi cảm nhận có tác động tiêu cực đối với sự chấp nhận thẻ tín dụng của người tiêu dùng VN.

Từ khóa
Thẻ tín dụng; Ý định sử dụng; Sự chấp nhận; Việt Nam
Download
Quản trị công ty & hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: Minh chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Tác động của chất lượng dịch vụ đến lòng trung thành của khách hàng sử dụng ADSL tại TP.HCM
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô: Đánh giá, viễn cảnh và khuyến nghị chính sách
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Tác động của môi trường và khả năng thích ứng công nghệ đến hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến: Nghiên cứu điển hình một số doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng