|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(6)
, Tháng 6/2022, Trang 06-22
|
|
Dịch vụ ngân hàng điện tử và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam |
The Impact of E-Banking Services on The Performance of Vietnamese Commercial Banks |
Dinh Thi Thu Hong & Nguyen Huu Tuan & Tran Thi Hai Ly |
DOI: 10.24311/jabes/2022.33.06.01
Tóm tắt
Bài viết này phân tích ảnh hưởng của tăng trưởng dịch vụ ngân hàng điện tử đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Dữ liệu về số lượng máy thanh toán ATM và máy POS/EFTPOS/EDC, số lượng thẻ thanh toán, số dư tài khoản thẻ thanh toán và giá trị thanh toán qua thẻ được sử dụng để đo lường chỉ tiêu dịch vụ ngân hàng điện tử. Sử dụng kỹ thuật ước lượng mô hình phân phối trễ ARDL (autoregressive distributive lag) hiệu ứng cố định với dữ liệu bảng cân xứng của 10 NHTM cổ phần nội địa ở Việt Nam giai đoạn quý 1/2013 - quý 1/2021, chúng tôi tìm thấy dịch vụ ngân hàng điện tử có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM trong mẫu quan sát. Phát hiện này khá ngạc nhiên và dường như ngược lại với kỳ vọng thông thường. Abstract
This paper examines the influence of e-banking growth on the performance of Vietnamese commercial banks. The number of ATMs, POS/EFTPOS/EDC machines, the number of payment cards, the balance of payment card accounts, and the value of card payments are employed to measure the e-banking services. Using fixed-effects ARDL (autoregressive distributive lag) estimator for a balanced panel dataset of 10 selected domestic joint-stock commercial banks in Vietnam in the period of Q1/2013–Q1/2021, the author find that e-banking services have significantly negative effects on commercial banks’ performance. These findings are surprising and seems contrary to common expectations.
Từ khóa
Ngân hàng trực tuyến, ngân hàng điện tử, ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động Online banking; E-banking; Commercial banks; Performance
|
Download
|
|
Nghiên cứu hành vi tiếp tục sử dụng chatbot trong ngân hàng: Tiếp cận từ mô hình ISS và cảm nhận giá trị
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng chatbot trong ngân hàng của người dùng. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên lý thuyết hệ thống thông tin thành công (ISS). Dữ liệu được thu thập từ 527 người dùng đã trải nghiệm sử dụng chatbot trong ngân hàng tại Hà Nội thông qua áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, và được phân tích qua mô hình cấu trúc tuyến tính với phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả chỉ ra các yếu tố của ISS, bao gồm chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống (tính tương tác, tính tự động, và tính hữu ích), và chất lượng dịch vụ (khả năng thấu hiểu, sự thân thiện, và tính cá nhân hóa) ảnh hưởng đến cảm nhận giá trị (giá trị bên ngoài và giá trị bên trong) của người dùng. Đồng thời, các giá trị này đóng vai trò thúc đẩy ý định tiếp tục sử dụng chatbot. Bài viết có ý nghĩa hàm ý học thuật và hàm ý thực tiễn nhằm gia tăng cảm nhận giá trị và sử dụng bền vững của người dùng đối với chatbot trong ngân hàng.
Metaverse và động lực sử dụng của khách hàng: Nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực thời trang
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Metaverse trong thời trang của người dùng trên địa bàn Hà Nội. Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình đẩy-kéo-neo (PPM). Dữ liệu được thu thập từ 300 người dùng tại Hà Nội có ý định sử dụng Metaverse trong thời trang, và được phân tích thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả làm sáng tỏ nhận thức hữu ích và dễ sử dụng, thói quen sẽ thúc đẩy ý định sử dụng Metaverse. Đồng thời, năng lực bản thân, sự thích thú, và khả năng tương thích ảnh hưởng ý nghĩa đến nhận thức hữu ích và dễ sử dụng đối với Metaverse trong thời trang. Nghiên cứu có ý nghĩa hàm ý học thuật và quản trị quan trọng đối với nhà nghiên cứu và nhà quản trị nhằm gia tăng trải nghiệm người dùng trong lĩnh vực tiềm năng thời trang tại Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
The study aims to analyze factors that influence users’ intentions to utilize Metaverse in the fashion industry. A research framework is postulated through an association between the technology acceptance model (TAM) and the Push-Pull-Mooring model (PPM). Data were accumulated from 300 users who tend to utilize Metaverse in the fashion in Hanoi using convenience sampling method, and were examined using structural equation modelling (SEM), SPSS, and AMOS softwares. Results reveal that TAM antecedents (i.e., perceived usefulness and ease of use) and PPM antecedents (i.e., habit) foster use intention towards Metaverse. Furthermore, self-efficiency, perceived enjoyment, and perceived compatibility significantly affect perceived usefulness and ease of use. The paper draws several crucial academic and managerial implications for scholars and practitioners (i.e., businesses and technology developers) to augment customer experience and usage behavior towards Metaverse in the fashion industry.
Download
Mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức, thái độ và ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số của khách hàng cá nhân dựa trên Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) kết hợp đưa vào hai biến mới phù hợp với ngữ cảnh chuyển đổi số hiện nay. Bản câu hỏi khảo sát được gửi đến người dùng đã sử dụng hoặc đang có ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số, hiện sinh sống tại TP.HCM. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Số liệu được sử dụng đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu khẳng định hầu hết các giả thuyết đề xuất ban đầu đều được chấp nhận, và cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây. Khi người dùng cá nhân nhận thức được rằng việc sử dụng công nghệ mới dễ dàng, hữu ích, đáng tin tưởng và ít rủi ro thì họ sẽ thay đổi thái độ và gia tăng ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số hơn. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý dựa trên kết quả nghiên cứu.
Download
Nghiên cứu khám phá về chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam trong khu vực xuất nhập khẩu
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai gắn liền với khả năng chuyển đổi số của nền kinh tế, trong đó, khả năng chuyển đổi số của khu vực xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số tại các đơn vị xuất nhập khẩu hiện còn gặp nhiều trở ngại và cần có những chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ số trong khu vực này. Dữ liệu được thu thập qua các phỏng vấn sâu với các nhà quản trị tại mười đơn vị xuất nhập khẩu Việt Nam. Kết quả chỉ ra những yếu tố thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của họ. Từ đó, các giải pháp tại nhiều cấp độ được đề nghị để có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
Download
Vai trò trung gian của khai thác kiến thức số trong nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững: Trường hợp của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu xem xét vai trò trung gian của khai thác kiến thức số giữa năng lực số và lợi thế cạnh tranh bền vững, đánh giá tác động của lãnh đạo số tại các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ (Small and Medium-sized Manufacturing Enterprises ‒ SMES) Việt Nam. Phương pháp định lượng với mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM) được sử dụng để phân tích 398 phản hồi của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy năng lực số tác động tích cực đến khai thác kiến thức số, qua đó trung gian tăng cường lợi thế cạnh tranh bền vững. Lãnh đạo số ảnh hưởng tích cực đến khai thác kiến thức số, nhưng không tác động trực tiếp đến năng lực số và lợi thế cạnh tranh bền vững. Từ đây, nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững cho SMEs sản xuất Việt Nam thông qua tăng cường năng lực số và khai thác kiến thức số, nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của lãnh đạo số.
<br><br>Abstract <br>
The study examines the mediating role of digital knowledge exploitation between digital capabilities and sustainable competitive advantage while assessing digital leadership’s impact on Vietnamese small and medium-sized manufacturing enterprises (SMEs). Using a quantitative method with partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) to analyze 398 responses, the study shows digital capabilities positively influence digital knowledge exploitation, which in turn enhances sustainable competitive advantage. Digital leadership positively affects digital knowledge exploitation but does not directly impact digital capabilities and sustainable competitive advantage. Based on these findings, managerial implications are proposed to enhance sustainable competitive advantages for Vietnamese manufacturing SMEs through advancing digital capabilities and knowledge exploitation, emphasizing digital leadership’s supporting role.
Download
|