Tác động của các cú sốc vĩ mô lên cán cân thương mại khu vực ASEAN-6: Phương pháp GVAR
Huynh Thai Huy & Nguyen Khac Quoc Bao
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy toàn cầu (GVAR) cho 35 quốc gia nhằm phân tích các cú sốc vĩ mô xuất phát từ các đối tác thương mại chính (gồm Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản) tác động thế nào đến cán cân thương mại khu vực ASEAN-6. Kết quả thực nghiệm xác nhận vai trò của cú sốc GDP thực Mỹ là yếu tố quyết định quan trọng đến cán cân thương mại khu vực. Tác giả còn phát hiện rằng, trong dài hạn, sự giảm giá đồng Nhân dân tệ (CNY) dẫn đến sự thặng dư đáng kể cán cân thương mại của Trung Quốc và Việt Nam, trong khi cán cân Mỹ có xu hướng xấu đi.
Từ khóa
Cán cân thương mại; Thương mại quốc tế; GVAR; ASEAN-6.
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường những yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm cùng 10 nhà quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 187 nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Nghiên cứu cho thấy kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản chịu tác động trực tiếp bởi 7 yếu tố: (1) Chiến lược marketing xuất khẩu, (2) đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, (3) đặc điểm ngành, (4) đặc điểm quản lý, (5) đặc điểm thị trường trong nước, (6) đặc điểm thị trường nước ngoài, và (7) rào cản xuất khẩu.
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này là một phân tích thực nghiệm về phản ứng của giá cổ phiếu trước các cú sốc về biến động chính sách kinh tế thế giới và thay đổi trong chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Sử dụng mô hình tự hồi quy vector dạng cấu trúc (SVAR) với các ràng buộc trong ngắn hạn và dữ liệu tháng trong giai đoạn từ 01/2008 đến 12/2017, nghiên cứu tìm thấy rằng chỉ số VN-Index phản ứng nhanh và tức thời đối với biến động trong chính sách kinh tế thế giới; cụ thể sự gia tăng trong biến động chính sách làm cho giá chứng khoán biến động mạnh, giảm ngay tức thời sau đó lại tăng lại do những thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư và sự can thiệp trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sách tiền tệ mở rộng đại diện bởi sự gia tăng trong cung tiền và tỷ giá làm cho giá cổ phiếu tăng, trong khi phản ứng với sự thay đổi của lãi suất ngắn hạn không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, một cú sốc giá dầu thế giới cũng dẫn đến một sự giảm tạm thời trong giá cổ phiếu