|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(8)
, Tháng 8/2022, Trang 52-66
|
|
Tổng hợp và phân tích nghiên cứu kế toán ở Việt Nam |
Accounting Research in Vietnam: A Systematic Literature Review |
Nguyen Cong Phuong & Nguyen Lan Phuong & Tran Thi Thanh Thao |
DOI: 10.24311/jabes/2022.33.08.04
Tóm tắt
Nghiên cứu về kế toán ở Việt Nam trải qua một chặng đường chưa đủ dài, chỉ mới phát triển trong vòng hơn mười năm trở lại đây và ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nghiên cứu. Bài báo này phân tích đặc điểm nghiên cứu kế toán ở Việt Nam trong thời gian qua, thông qua việc sử dụng phương pháp tổng lược hệ thống. Dựa vào các cơ sở dữ liệu của các tạp chí Việt Nam, Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến, Tư liệu khoa học Việt Nam, và Google scholar, nhóm tác giả thu thập 298 bài báo sẵn có thuộc lĩnh vực kế toán công bố trên các tạp chí trong nước từ năm 2004 đến 2021 đáp ứng một số tiêu chí để có thể đưa vào xem xét. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua đọc tóm tắt và phương pháp tổng lược hệ thống, kết quả nghiên cứu cho thấy nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận định tính chiếm ứu thế so với nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận định lượng. Mặt khác, với các nghiên cứu định lượng, phần lớn các sử dụng các kỹ thuật toán thống kê cơ bản. Kết quả cũng cho thấy có sự tăng trưởng lớn các nghiên cứu kể từ năm 2015, tập trung vào một số cơ sở đào tạo. Kết quả nghiên cứu dẫn đến một số hàm ý về nghiên cứu kế toán trong tương lai.
Abstract
The field of accounting research in Vietnam has only developed in the past ten years with the increasing number of studies. This paper analyses accounting studies in Vietnam by using a systematic literature review. Based on the databases of Vietnam Journal Online (VJOL), Vietnam Citation Gateway (VCGATE), and Google scholar, the authors collected 298 articles available in the area of qualified accounting published in the domestic scientific journals from 2004 to 2021. Using qualitative research methods through reading abstracts and systematic literature review, the results show that most of studies use the qualitative approach. Besides, among quantitative studies, the majority of studies use basic statistical techniques. The results also show that there has been a large increase in studies since 2015. The results give some implications for accounting research in the future.
Từ khóa
Nghiên cứu kế toán; Phương pháp tổng lược hệ thống; Kế toán tài chính; Kiểm toán; Các tạp chí về kế toán. Accounting research; Systematic/structured literature review; Financial accounting; Auditing; Journals in accounting
|
Download
|
|
Ảnh hưởng của luật kế toán 2015 đến độ tin cậy dồn tích của báo cáo tài chính: Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty thuộc nhóm ngành công nghiệp
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Luật Kế toán 2015 thay thế Luật Kế toán 2003 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong cải cách kế toán tại Việt Nam, hướng tới minh bạch và nâng cao chất lượng báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế. Nghiên cứu này phân tích tác động của luật sửa đổi đến độ tin cậy dồn tích trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ngành công nghiệp, sử dụng dữ liệu từ 784 quan sát trước và sau khi luật được thực thi. Kết quả cho thấy, độ tin cậy của các khoản dồn tích đã cải thiện đáng kể, đặc biệt ở khoản dồn tích tài sản tài chính, tiếp theo là tài sản hoạt động dài hạn và vốn lưu động. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm giá trị cho các nhà hoạch định chính sách. Đồng thời, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị tăng cường giám sát và thực thi quy định, góp phần cải thiện chất lượng thông tin kế toán, nâng cao niềm tin nhà đầu tư và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp Việt Nam. <br><br>Abstract<br>
The 2015 Accounting Law, which replaced the 2003 Accounting Law, marked a significant milestone in Vietnam’s accounting reforms, aiming for greater transparency and improved financial reporting quality in line with international standards. The study analyzes the impact of this legislative amendment on the reliability of accruals in the financial statements of listed industrial companies, using data from 784 observations before and after the law’s implementation. Findings reveal a significant improvement in accrual reliability, particularly in financial asset accruals, followed by long-term operational assets and working capital. This study provides valuable empirical evidence for policymakers. Additionally, it offers recommendations to strengthen regulatory oversight and enforcement, contributing to higher-quality accounting information, greater investor confidence, and the sustainable development of Vietnam’s industrial sector
Download
Tác động của hệ thống kinh doanh thông minh đến hiệu suất cá nhân: Vai trò điều tiết của lãnh đạo chuyển đổi
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Hệ thống kinh doanh thông minh (Business Intelligence ‒ BI) là một chủ đề nổi bật, thu hút sự chú ý đáng kể trong thời gian gần đây nhờ khả năng cải thiện hiệu suất hoạt động của cả tổ chức và cá nhân. Nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của chất lượng hệ thống BI đến hiệu suất cá nhân, thông qua vai trò trung gian của sử dụng hệ thống kế toán quản trị (Management Accounting System ‒ MAS). Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xét vai trò điều tiết của lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership ‒ TL) trong mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống BI và sử dụng MAS. Nghiên cứu sử dụng một mẫu khảo sát thuận tiện với 326 nhà kế toán quản trị. Phần mềm SmartPLS được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần của chất lượng hệ thống BI, bao gồm chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ hỗ trợ và chất lượng dữ liệu, có tác động đến sử dụng MAS, từ đó tác động gián tiếp đến hiệu suất cá nhân. Ngoài ra, lãnh đạo chuyển đổi đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống BI và sử dụng MAS. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất những hàm ý quản trị quan trọng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu suất cá nhân trong bối cảnh ứng dụng hệ thống BI. <br><br> Abstract <br>
Business intelligence (BI) system has recently garnered significant attention due to their ability to improve both organizational and individual performance. This study aims to analyze the impact of BI system quality on individual performance through the mediating role of management accounting system (MAS) usage. Additionally, this study investigates the moderating role of transformational leadership (TL) in the relationship between BI system quality and MAS usage. The study uses a convenience sample of 326 management accountants. SmartPLS software is used to analyze the data. The results show that the components of BI system quality, including system quality, information quality, support service quality, and data quality, have an impact on MAS usage, which in turn indirectly affects individual performance. In addition, transformational leadership plays a moderating role in the relationship between BI system quality and MAS usage. Based on these findings, the study offers significant managerial implications for both theory and practice, aiming to improve individual performance in the context of BI system application.
Download
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin công cụ tài chính của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết đo lường mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam và khám phá ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố này. Bằng phương pháp phân tích nội dung toàn diện, danh mục 115 mục tin về công cụ tài chính được xây dựng dựa trên chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 7 và phù hợp với các quy định của Việt Nam. Các kiểm định F, Breusch- pagan và Hausman giúp lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập từ 299 báo cáo tài chính của 23 ngân hàng, giai đoạn 2010-2022. Kết quả chỉ ra mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của ngân hàng trung bình đạt 48% và khá khác nhau giữa các ngân hàng. Mô hình GLS là lựa chọn thích hợp để ước lượng kết quả. Kết quả cho thấy sự ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, vai trò kép và quy mô ủy ban kiểm toán đến thực hành công bố về công cụ tài chính của các ngân hàng, nhưng chưa tìm thấy bằng chứng của quy mô hội đồng và thành viên độc lập. Bài viết đóng góp cho lý thuyết báo cáo tài chínhvề mối quan hệ giữa quản trị công ty và công bố thông tin công cụ tài chính, bổ sung bằng chứng giải thích sự lựa chọn chính sách kế toán bởi lý thuyết ủy nhiệm và tín hiệu. Hàm ý thực tiễn của nghiên cứu là Việt Nam cần thiết ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính và các ngân hàng cần giám sát tốt hơn việc công bố thông tin về đối tượng kế toán quan trọng này. <br> Abstract <br><br>
This study aims to measure the financial instrument disclosure level in Viet Nam banks and to investigate its relationship with corporate governance. The FID Index of 115 items was formed based on IFRS 7, Viet Nam financial instrument disclosure requirements and content analysis method. We use a sample of 299 bank-year observations for banks over the period 2010–2022. This paper performs the F-test, Breusch- pagan and Hausman test to identify the appropriate regression model. The findings indicate that the level of financial instrument disclosure provided by the sample banks is relatively low with only 48% of related items being supplied. This article uses regression analyses with the GLS model to examine the impact of corporate governance characteristics on banks’ financial instrument disclosure level. The findings shown that this level has a statistical association with foreign ownership, role duality, audit committee size. However, the study fails to document its significant associations with board size, board independence. This article contributes to literature of relationship between corporate governance and financial instrument disclosure, adds evidence about the application of agency theory and signaling theory in accounting policy choice. Research results show that Vietnam should soon issue accounting standards for financial instruments. Banks should better monitor the disclosure of financial instrument information
Download
Mô hình Văn hóa An toàn Thông tin Kế toán: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong thế giới kỹ thuật số phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các công nghệ an toàn tiên tiến và các cơ chế khác hỗ trợ cho mục đích an toàn thông tin (IS), đặc biệt là thông tin kế toán, bởi sự gia tăng về độ phức tạp và các loại nguy cơ ngày càng gia tăng và biến động không ngừng. Phát triển văn hóa an toàn thông tin (ISC) được xem là một biện pháp mang tính hiệu quả cao. Do đó, nghiên cứu này đã phát triển một mô hình cấu trúc gồm các yếu tố của ISC đó là thái độ, nhận thức, năng lực và hành vi an toàn thông tin (ISB). Dữ liệu thu thập từ 181 nhân viên đang đảm nhiệm các công việc liên quan đến kế toán và IS được phân tích bằng kỹ thuật PLS chứng minh rằng nhận thức và năng lực IS chi phối mạnh đến định hướng hành vi an toàn thông tin (BI) của nhân viên. Các cấu trúc này của ISC tạo ra những đóng góp đáng kể đến ISB. Những khám phá này đã cung cấp những hiểu biết mới về các yếu tố của ISC, đóng góp cho các nhà quản trị các hàm ý nhằm đạt được các mục tiêu IS kế toán. <br> Abstract <br><br>
In the complex digital world, businesses have invested in advanced security technologies and other mechanisms that support information security (IS), especially accounting information security, because of the increasing ramifications and diversity of threats, which are increasing and changing constantly. Building an information security culture (ISC) is considered a highly effective approach. Therefore, this study developed a structural model including the four dimensions of ISC which are accounting IS attitudes, awareness, competencies, and behavior (ISB). Data collected from 181 employees are analyzed by the PLS proving that information security awareness and competencies strongly impact behavior intention. These structures of the ISC create significant contributions to the ISB. The findings provide new insights about ISC, providing managers with implications for successful accounting information security.
Download
Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước và trong đại dịch COVID-19
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vấn đề hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN) là yêu cầu cần thiết đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản trị điều hành với mục đích tạo điều kiện cho hội đồng quản trị (HĐQT) giám sát lợi nhuận, tuy nhiên để đạt mục tiêu của mình, HĐQT có thể lợi dụng công cụ kế toán để làm sai lệch báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho thành viên quản lý xuất phát từ công ty gia đình, đặc biệt do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Chính vì vậy, nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của bốn đặc điểm của HĐQT đến hành vi QTLN trong các công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trước và trong đại dịch COVID-19. Dữ liệu gồm 123 công ty gia đình niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ 2016 – 2021 tạo thành 738 quan sát. Nghiên cứu chỉ ra rằng Quy mô HĐQT, tính Độc lập của HĐQT có tác động ngược chiều đến hành vi QTLN; trong khi, Chuyên môn trong lĩnh vực kế toán tài chính của HĐQT, và các cuộc họp HĐQT có tác động cùng chiều đến hành vi QTLN trong giai đoạn COVID-19. Bên cạnh đó, Quy mô HĐQT và tính Độc lập của HĐQT ở giai đoạn trước đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng đến hành vi QTLN. <br><br> Abstract <br>
Earnings management plays a significant role within the operational management process, aimed at facilitating the supervisory function of the Board of Directors (BOD) over profit-related matters. Nevertheless, in pursuit of their objectives, the BOD may exploit accounting tools to manipulate financial reporting in a direction advantageous to the executive members, particularly emanating from family-owned firms, exacerbated notably by the impact of the COVID-19 pandemic. Therefore, this paper examines four characteristics of BOD that influence earnings management in family-owned firms listed on the Vietnamese stock market before and during the COVID-19 pandemic. The data consists of 123 family firms listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange and the Hanoi Stock Exchange from 2016 to 2021, resulting in 738 observations. The study reveals that BOD size and BOD independence negatively impact earnings management; whereas expertise in financial accounting, and the frequency of BOD meetings positively impact earnings management during the COVID-19 period. Additionally, BOD size and BOD independence in the pre-COVID-19 period do not influence earnings management.
Download
|