|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Năm thứ. 28(5)
, Tháng 5/2017, Trang 32-55
|
|
Ảnh hưởng của đặc điểm công ty đến sự điều chỉnh lợi nhuận sau kiểm toán: Trường hợp các công ty niêm yết tại Việt Nam |
|
Nguyen Viet & Nguyen Van Huong |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của đặc điểm công ty đến khả năng trình bày sai lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phải điều chỉnh lại khi có kết quả kiểm toán ở các công ty niêm yết tại VN. Dữ liệu được thu thập từ 2.490 báo cáo tài chính năm giai đoạn 2010–2015. Thông qua phương pháp hồi quy logistic, kết quả nghiên cứu tìm thấy bằng chứng một số đặc điểm công ty như: Lỗ ở năm trước, báo cáo năm trước trình bày sai, áp lực lợi nhuận ở năm hiện tại, tỉ số nợ, giá trị thị trường so với giá trị sổ sách có tác động đến khả năng trình bày sai lợi nhuận và phải điều chỉnh lại chỉ tiêu này khi có kết quả kiểm toán. Kết quả này là cơ sở để người sử dụng báo cáo tài chính nhận diện những công ty có khả năng trình bày sai lợi nhuận, từ đó có những quyết định kinh tế phù hợp.
Từ khóa
Đặc điểm công ty; Lỗ năm trước; Áp lực lợi nhuận; Báo cáo năm trước trình bày sai; Điều chỉnh lại lợi nhuận
|
Download
|
|
Vốn Đầu tư Gián tiếp Nước ngoài vào Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết phân tích hình thái của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm các yếu tố chi phối vốn và tương tác của loại vốn này với các biến số kinh tế vĩ mô khác. Với mẫu số liệu theo tháng từ 02/2018 đến 09/2024, mô hình vector tự hồi quy với hệ số thay đổi theo thời gian (TVC-BSVAR) ghi nhận rằng sự mất giá của đồng nội tệ (VND) dẫn đến suy giảm vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), trong khi tác động của lãi suất mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và chênh lệch tăng trưởng trong nước và thế giới lại không rõ ràng. Theo chiều ngược lại, vốn FII cũng giúp củng cố giá trị đồng VND và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước. Trong các biến số vĩ mô của mô hình, tỷ giá hối đoái (VND/USD) đóng vai trò quan trọng nhất đối với độ dao động của vốn FII vào Việt Nam trong thời gian vừa qua. Các kết quả này áp dụng khá đồng nhất với loại hình vốn FII làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp (FIIK), với riêng một điểm khác biệt ở mức tác động của mức lãi suất FED mạnh và tiêu cực đối với vốn FIIK. <br><br> Abstract <br>
The paper investigates the pattern of foreing indirect investment into Vietnam, including its determinants and interaction wiht other macroeconomic variables. With a monthly data sample from February 2018 to September 2024, the vector autorecovery model with time-varying coefficients (TVC-BSVAR) records that the depreciation in local currency (VND) leads to decline in foreign indirect investment (FII), while the target effective rate by US Federal Reserve System (FED) and the gap between domestic and world economic growth rate are unclear. In the opposite direction, the FII capital strengthens the value of the VND and supports domestic economic growth. Among the macroeconomic variables, the foreign exchange rate (VND/USD) plays the most important role in the variation of FII for recent years. This result applies quite simultaneously to the FII that increases the charter capital of enterprises (FIIK), only with a difference in the strong and negative FED effective rate on the FIIK.
Ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp và đa dạng hóa ngân hàng đến sự ổn định của ngân hàng thương mại Việt Nam: Ước lượng SYS-GMM
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích chính của nghiên cứu này là vận dụng mô hình hồi quy xu hướng tổng quát có hệ thống (SYS-GMM) đánh giá tác động của quản trị doanh nghiệp và đa dạng hóa ngân hàng (Đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản) đến sự ổn định của 26 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2011–2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản có mối tương quan âm với chỉ số Z-score của các NHTM. Ngược lại, quy mô hội đồng quản trị (HĐQT), số lượng thành viên nữ, số lượng thành viên ban tổng giám đốc (TGĐ), tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tác động tích cực đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam. Số lượng thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ sở hữu HĐQT chưa tạo động lực để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của các NHTM. Bên cạnh đó, sự tham gia của các yếu tố quản trị doanh nghiệp làm tăng cường độ tác động của đa dạng hóa tài sản đến sự ổn định của các NHTM và đây là điểm khá thú vị của nghiên cứu này. Nhóm tác giả đã đề xuất một số hàm ý chính sách đối với quản trị doanh nghiệp và đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản nhằm tăng cường sự ổn định của NHTM Việt Nam.
<br><br>Abstract<br>
The purpose of this paper is to apply systematic generalized method of moments (SYS-GMM) regression model to evaluate the impact of corporate governance and bank diversification (including income and asset diversification) on the stability of 26 Vietnamese commercial banks over the period of 2011–2022. The results indicate that income and asset diversification are negatively correlated with the banks' Z-score. In contrast, factors such as the board size, the number of female board members, the number of general directors, state ownership percentage, and foreign ownership percentage positively influence the stability of Vietnamese commercial banks. However, the number of independent board ownership and the board ownership do not contribute to enhancing the banks' risk management efficiency. Additionally, corporate governance mechanisms strengthen the impact of asset diversification on the stability of commercial banks, which is a noteworthy finding of this study. The authors propose several policy implications for improving corporate governance, income diversification, and asset diversification to enhance the stability of Vietnamese commercial banks.
Download
Rủi ro, chênh lệch tỷ suất sinh lợi, và lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam: Những tác động từ bất ổn toàn cầu và chính sách tiền tệ
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phát triển và kiểm định mô hình lựa chọn đầu tư dựa trên rủi ro và chênh lệch tỷ suất sinh lợi của các hình thức đầu tư dưới lăng kính của bất ổn toàn cầu và chính sách tiền tệ. Sử dụng dữ liệu bảng từ các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013-2021, chúng tôi nhận thấy rủi ro của việc đầu tư vào tài sản cố định và bất ổn chính sách kinh tế toàn cầu gia tăng khiến các doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản tài chính nhiều hơn, đây có thể được xem là một nơi trú ẩn sinh lời và có tính thanh khoản cao. Chính sách tiền tệ có thể giúp chống lại hiện tượng tài chính hóa, tuy nhiên, khi đặt trong bối cảnh bất ổn toàn cầu thì vai trò của chính sách tiền tệ bị lấn át. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy chênh lệch tỷ suất sinh lợi giữa đầu tư tài sản cố định và tài sản tài chính ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn đầu tư tài chính của doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>This study develops and tests an investment choice model based on the risk and return gap of investment forms under the lens of global uncertainty and monetary policy. Using panel data from non-financial firms listed in Vietnam for the period 2013‒2021, we find that the risks of investing in fixed assets and global economic policy uncertainty increase, causing firms to invest more in financial assets, which can be considered a profitable and highly liquid haven. Monetary policy can help combat the phenomenon of financialization; however, in the context of global uncertainty, the role of monetary policy is diminished. Additionally, there is no evidence that the return gap between investments in fixed assets and financial assets affects the financial investment choice behavior of firms.
Download
Đặc điểm của doanh nghiệp gian lận Báo cáo tài chính, phương thức gian lận và mục đích thực hiện gian lận - Nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
TÓM TẮT : Nghiên cứu này tập trung nhận diện hành vi gian lận Báo cáo tài chính (GLBCTC) của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam dựa trên lý thuyết về tam giác gian lận của Cressey (1953). Cụ thể, nghiên cứu nhằm nhận diện các khoản mục, tỷ số trên Báo cáo tài chính (BCTC) có sự nhạy cảm với hành vi GLBCTC trên ba khía cạnh là: đặc điểm doanh nghiệp gian lận, phương thức gian lận và mục đích gian lận. Với dữ liệu bao gồm 3.370 quan sát từ 350 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2022 cho thấy các doanh nghiệp có tỉ lệ nợ cao, hay có vốn chủ sở hữu lớn đều gia tăng hành vi GLBCTC, với hình thức gian lận là khai khống doanh thu và khai thiếu chi phí, để làm đẹp các chỉ số về khả năng thanh toán (biểu hiện qua khả năng đảm bảo lãi vay), các chỉ số về khả năng sinh lời (biểu hiện qua EPS), và các chỉ số về hoạt động (biểu hiện qua số vòng quay hàng tồn kho). Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về mối quan hệ hình chữ U giữa đặc điểm của doanh nghiệp có tỉ lệ nợ cao, hay vốn chủ sở hữu lớn, một cách riêng lẻ, với khả năng GLBCTC. Cụ thể khi tỉ lệ nợ, hoặc vốn chủ sở hữu còn ở mức thấp thì doanh nghiệp hạn chế thực hiện hành vi gian lận, nhưng khi quy mô này tăng lên thì doanh nghiệp gia tăng thực hiện GLBCTC. <br><br> Abstract <br>
The research aims to identify factors affecting financial statement fraud in three aspects including characteristics of fraudulent companies, methods of fraud schemes, and motivations to commit fraud. The data used includes 3.370 observations from 350 companies listed on the Vietnamese stock exchange from 2013 to 2022. Research results show that companies with high debt ratios or large equity more likely to have committed financial statement fraud. Two common fraud schemes are the overstatement of sales and understatement of expenses, aimed at increasing solvency ratios (e.g., interest coverage ratio), profitability (e.g., earnings per share), and activity (e.g., inventory turnover). More importantly, the study provides evidence of a U-shaped relationship between companies with high debt ratios or large equity and fraudulent financial reporting. Specifically, when the debt or equity ratio is low, companies are less likely commit frauds. However, as the size of equity or debt increases, the likelihood of financial statement fraud also rises.
Download
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản tại Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết phân tích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản (FDIRE) tại Việt Nam theo cách tiếp cận kinh tế vĩ mô. Với mô hình vector tự hồi quy với hệ số thay đổi theo thời gian (TVC-BSVAR) và một bộ số liệu theo chuỗi thời gian từ tháng 01/2017 đến 02/2023, kết quả ghi nhận rằng khi vốn FDIRE thêm 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng ngắn hạn gia tăng thêm 2% và giá trị giao dịch chứng khoán tăng thêm 1% ngay trong tháng đầu tiên, và các tác động này giảm dần sau 12 tháng. Dòng vốn FDIRE cũng có đặc tính dai dẳng theo thời gian khi mà biến số này đóng góp phần lớn vào biến động của chính nó trong tương lai, vẫn đạt 50% sau 12 tháng. Điều này hàm ý rằng khi giá trị của dòng vốn đang ở mức cao thì nhiều khả năng sẽ tiếp tục ở mức cao, nhưng khi vốn bị suy giảm đột ngột xuống thấp thì sẽ khó quay trở lại mức ban đầu. <br><br> Abstract <br>
The paper analyzes the foreign direct investment in real estates (FDIRE) in Vietnam by a macroeconomic approach. With a Time Varying Coefficients Bayesian Vector Autoregressive model (TVC-BSVAR) and a monthly time-series sample over 01/2017–02/2023, the evidence records that for an increase of 1 billion USD in FDIRE, the short-run economic growth rate raises by 2% and the stock market value increases by 1% right in the first month, and the impact decays after 12 months. The FDIRE is also persistent over time when it contributes largely to its future variation, with up to 50% after 12 months. This result implies that the FDIRE can be expected to be high if it is high but would be difficult to come back to its initial value if it reduces substantially.
Download
|