|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 32(10)
, Tháng 10/2021, Trang 96-119
|
|
Phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm video quảng cáo trực tuyến trên nền tảng Youtube lên sự bị xâm nhập của người xem dẫn đến hành động bấm bỏ qua hay xem tiếp |
|
Đinh Tiên Minh & Nguyễn Đoàn Nam Hân & Bùi Thị Ngọc Huyền & Nguyễn Lê Hoài Phương & Võ Huỳnh Song Thi & Trần Cát Tường |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích tác động của các đặc điểm của quảng cáo trực tuyến trên nền tảng YouTube lên sự bị xâm nhập của người xem thông qua hành động bấm bỏ qua hay xem tiếp. Nghiên cứu này sử dụng phối hợp nguồn dữ liệu thứ cấp từ tổng quan các nghiên cứu và nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được áp dụng dựa trên mẫu gồm 434 quan sát được chọn theo kỹ thuật mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tính thông tin cung cấp và độ dài quảng cáo có mức độ ảnh hưởng thấp hoặc thậm chí là không ảnh hưởng đến sự bị xâm nhập của người xem, trong khi đó, các yếu tố như: Loại hình quảng cáo, sử dụng người nổi tiếng và tính liên quan của quảng cáo đều có ảnh hưởng cao đến người xem. Nghiên cứu này cũng cung cấp một số hàm ý quản trị thực tiễn nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng quảng cáo thông qua các yếu tố chủ yếu là loại hình quảng cáo, sử dụng người nổi tiếng và tính liên quan để tăng sự hiệu quả của video quảng cáo YouTube. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của sự bị xâm nhập mà video quảng cáo trên YouTube ảnh hưởng đến hành động tiếp theo của người xem.
Từ khóa
Video quảng cáo; Sự bị xâm nhập; Bấm bỏ qua; Xem tiếp; Người xem; COVID-19.
|
Download
|
|
Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động quảng cáo trên TikTok đối với ý định mua hàng
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của hoạt động marketing truyền thông xã hội (Social Media Marketing Acitivity-SMMA) trên Tiktok đến ý định mua hàng (Purchase Intention-PI) trong lĩnh vực thời trang với vai trò trung gian của nhận thức thương hiệu (Brand Awareness-BA) và hình ảnh thương hiệu (Brand Image-BI). Nghiên cứu sử dụng Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) dựa trên 512 câu trả lời khảo sát để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động marketing truyền thông xã hội trên TikTok có tác động lên nhận thức thương hiệu, hình ảnh thương hiệu và ý định mua hàng. Nhận thức thương hiệu và hình ảnh thương hiệu đóng vai trò làm trung gian cho mối quan hệ giữa các hoạt động marketing truyền thông xã hội với ý định mua hàng trên nền tảng TikTok. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể tận dụng nền tảng TikTok để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt được mục tiêu marketing và mang lại hiệu quả kinh doanh. <br><br> Abstract <br>
The study clarifies the influence of social media marketing on Tiktok (SMMA) on purchase intention (PI) in the fashion sector with the mediating role of brand awareness (BA) and brand image. signal (BI). The study uses Partial Least Squares Structural Equation Model (PLS-SEM) based on 512 survey responses to test the research model. Research results show that social media marketing activities on TikTok have an impact on brand awareness, brand image, and purchase intention. Brand awareness and brand image act as mediators of the relationship between social media marketing activities and purchase intent on the TikTok platform. Thus, the study suggests that small and medium-sized enterprises (SMEs) can take advantage of the TikTok platform to help small and medium-sized businesses achieve their marketing goals and bring business results.
Download
Ứng dụng mô hình giá trị, thái độ và hành vi (VAB) trong nghiên cứu hành vi mua hàng xanh của người tiêu dùng ở Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Người tiêu dùng ngày càng nhận thức được các hậu quả về môi trường và xã hội của việc mua hàng của họ. Dựa trên mô hình lý thuyết giá trị, thái độ và hành vi (VAB), bài viết thực hiện nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng ở Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 333 người tiêu dùng. Kết quả cho thấy: Thái độ đối với các vấn đề môi trường, Thái độ đối với các lợi ích sinh thái - xã hội, và Thông tin sản phẩm xanh có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ giữa Ý thức môi trường, Thái độ đối với quảng cáo xanh, Thái độ đối với các vấn đề môi trường, Thái độ đối với các lợi ích sinh thái-xã hội. Những phát hiện của nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết có giá trị về tác động của các yếu tố đối với hành vi mua hàng xanh. <br><br>Abstract<br>
Consumers are becoming increasingly aware of the environmental and social consequences of their purchases. This study investigates the factors driving green purchase behavior based on the value–attitude–behavior (VAB) model. The paper follows a quantitative approach through a survey of 333 consumers. According to the findings, attitudes toward environmental issues, attitudes toward eco-social benefits, and green product information have significant positive influences on green purchasing behavior. Furthermore, the results reveal the relationship between environmental consciousness, green advertising, attitudes towards environmental issues and attitudes towards eco-social benefits. The findings of this study provide valuable insights into the effects of various factors on green purchase behavior.
Download
Sự hoài nghi tuyên bố tốt cho sức khỏe ở người tiêu dùng trong ngành thực phẩm: Các tiền tố và hệ quả
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tuyên bố tốt cho sức khỏe đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tuy vậy, đặc tính tín nhiệm của dạng tuyên bố này khiến người tiêu dùng nhìn nhận với sự hoài nghi nhất định. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các tiền tố tác động đến sự hoài nghi đối với tuyên bố tốt cho sức khỏe ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng trong ngành thực phẩm. Nghiên cứu khảo sát trực tuyến 512 người tiêu dùng Việt Nam, thông qua phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả cho thấy sự hoài nghi tuyên bố tốt cho sức khỏe chịu tác động từ bốn tiền tố của mô hình nghiên cứu. Trong đó, hai nhân tố thuộc đặc điểm tính cách: tính đa nghi và lòng tự trọng tiêu cực, hai nhân tố thuộc yếu tố tình huống: nhận thức an toàn thực phẩm và kiến thức thị trường. Mặc dù vậy, khác với kỳ vọng ban đầu, dữ liệu thống kê cho thấy kiến thức thị trường có tác động tiêu cực đến sự hoài nghi. Ngoài ra, ảnh hưởng của lòng tự trọng tích cực là không đáng kể. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ giữa sự hoài nghi và hành vi người tiêu dùng có sự liên kết.
Download
Vai trò của thực tế ảo trong quảng cáo du lịch: Một cách tiếp cận từ mô hình SOR
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Thực tế ảo (VR) là một công nghệ mới nổi được áp dụng trong lĩnh vực du lịch, nó cung cấp cho người dùng cơ hội trải nghiệm điểm đến một cách chân thực trong môi trường ảo. Tuy nhiên, nghiên cứu về giá trị trải nghiệm của khách du lịch đối với các điểm đến được quảng bá trong marketing du lịch VR vẫn còn hạn chế. Dựa trên mô hình SOR, nghiên cứu này xây dựng và kiểm định một mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự hiện diện trong môi trường VR, giá trị trải nghiệm về mặt nhận thức và cảm xúc và ý định hành vi của khách du lịch đối với điểm đến. Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) với phần mềm SmartPLS, kết quả phân tích dựa trên 305 mẫu khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng cảm nhận sự hiện diện tác động đáng kể đến giá trị trải nghiệm về mặt nhận thức và cảm xúc, và các giá trị trải nghiệm này tác động tích cực đến dự định hành vi của khách du lịch sau khi sử dụng du lịch VR. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra giá trị trải nghiệm về mặt nhận thức và cảm xúc là các trung gian quan trọng trong mối quan hệ giữa cảm nhận sự hiện diện trong môi trường VR và ý định hành vi đối với điểm đến của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức quản lý điểm đến trong việc sử dụng công nghệ VR để quảng bá điểm đến và tạo ra giá trị trải nghiệm cho khách du lịch tiềm năng, từ đó tăng khả năng viếng thăm điểm đến của họ.
Download
|