Tạp chí phát triển kinh tế
Số 279 , Tháng 1/2014, Trang 108-126


Mối quan hệ giữa các thành phần giá trị thương hiệu vàng: Nghiên cứu trường hợp SJC
Lê Tấn Bửu & Lê Đăng Lăng

DOI:
Tóm tắt
Vàng là một loại hàng hóa đặc biệt. Khi SJC được chọn là thương hiệu vàng quốc gia đã làm cho thị trường vàng có nhiều thay đổi. Do đó, việc nghiên cứu mô hình các thành phần đo lường giá trị thương hiệu vàng và mối quan hệ giữa các thành phần này cũng như xây dựng một số giải pháp phù hợp để phát triển thị trường vàng là cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Thang đo các khái niệm được kiểm định bởi phân tích Cronbach’s Alpha, EFA và CFA. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu được kiểm định bằng mô hình SEM, sau đó được kiểm tra lại bởi mô hình cạnh tranh và Bootstrap dựa vào 200 mẫu khảo sát. Kết quả đề xuất mô hình đo lường giá trị thương hiệu vàng gồm các thành phần: Nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, niềm tin thương hiệu, trung thành thương hiệu, trong đó nhận biết thương hiệu tác động tích cực đến các thành phần còn lại, chất lượng cảm nhận tác động tích cực đến niềm tin và trung thành thương hiệu, và niềm tin tác động tích cực đến trung thành thương hiệu.

Từ khóa
Giá trị thương hiệu; vàng SJC; thương hiệu quốc gia; SEM; VN.
Download
Quản trị công ty & hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: Minh chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Tác động của chất lượng dịch vụ đến lòng trung thành của khách hàng sử dụng ADSL tại TP.HCM
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô: Đánh giá, viễn cảnh và khuyến nghị chính sách
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Tác động của môi trường và khả năng thích ứng công nghệ đến hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến: Nghiên cứu điển hình một số doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng