|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 30(4)
, Tháng 4/2019, Trang 43-64
|
|
Hành vi bán hàng phi đạo đức: Khám phá vai trò của sự tập trung phúc lợi của khách hàng |
|
Nguyen Thi Hong |
DOI:
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm định sự tác động của các thuộc tính mục tiêu công việc (tính thách thức, tính cụ thể và áp lực đạt được mục tiêu), các yếu tố nhận thức phản ánh năng lực kiểm soát bản thân của cá nhân (sự tập trung vào phúc lợi của khách hàng, sự ngụy biện đạo đức), và các yếu tố môi trường công việc (hành vi phi đạo đức của đồng nghiệp, và sự thúc đẩy sáng tạo trong nhóm) đối với hành vi bán hàng phi đạo đức của nhân viên kinh doanh. Dữ liệu được thu thập bằng cách khảo sát các nhân viên kinh doanh đang làm việc tại Việt Nam. Mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) và phần mềm SmartPLS 3 được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy các thuộc tính của mục tiêu công việc tác động tiêu cực đến sự tập trung vào phúc lợi của khách hàng, đồng thời tác động tích cực đến hành vi bán hàng phi đạo đức của nhân viên kinh doanh. Qua đó, nghiên cứu nhấn mạnh vai trò điều tiết và vai trò trung gian của sự tập trung vào phúc lợi của khách hàng, từ đó góp phần làm rõ những xói mòn trong nhận thức đạo đức của cá nhân, và đưa ra những hàm ý quản trị cho các tổ chức doanh nghiệp.
Từ khóa
Mục tiêu; Phúc lợi của khách hàng; Ngụy biện; Đạo đức; Đồng nghiệp; Sáng tạo
|
Download
|
|
Quá trình trao đổi lợi ích giữa người tiêu dùng và người bán: Áp dụng lý thuyết trao đổi xã hội trong bối cảnh thương mại phát trực tiếp
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội (social exchange theory), nghiên cứu này đóng góp vào sự hiểu biết về mối liên hệ giữa giá trị cảm nhận, sự tin tưởng, và hành vi người tiêu dùng trong bối cảnh thương mại phát trực tiếp (LS). Theo đó, giá trị tiện ích và giá trị tiêu khiển được xem là những lợi ích mà người tiêu dùng nhận được, ảnh hưởng đến sự tin tưởng vào sản phẩm và sự tin tưởng vào người bán với vai trò là động cơ vĩ mô (macromotive), từ đó thúc đẩy ý định mua hàng và ý định tiếp tục xem của người tiêu dùng, thể hiện những lợi ích mà người tiêu dùng mang lại cho người bán. Kỹ thuật mô hình bình phương bé nhất bán phần (PLS-SEM) với phần mềm SmartPLS phiên bản 4 được áp dụng trên mẫu gồm 628 người tiêu dùng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy các giả thuyết đều được ủng hộ bởi dữ liệu. Do đó, nghiên cứu không chỉ mang lại hiểu biết sâu sắc hơn về mối liên hệ giá trị - sự tin tưởng - hành vi trong bối cảnh LS mà còn đề xuất một vài hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy ý định mua hàng và tiếp tục xem. <br><br>Abstract <br>
Drawing on social exchange theory, this study contributes to the understanding of the relationship between perceived value, trust, and consumer behavior in the context of livestreaming commerce (LS). Specifically, utilitarian value and hedonic value are conceptualized as benefits that consumers receive, which in turn influence their trust in the product and trust in the streamer, serving as a macromotive that drive purchase intention and continued viewing intention—representing the benefits consumers reciprocate to streamers. Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) using SmartPLS version 4 was employed on a sample of 628 consumers to test the proposed hypotheses. The results indicate that all hypotheses are supported by the data. Accordingly, the study not only offers deeper insights into the value–trust–behavior relationship in the LS context but also provides several managerial implications to enhance purchase and continuous watching intention.
Phân tích các nhân tố tác động đến ý định phân loại rác thải của du khách tại điểm đến Đà Nẵng: Nghiên cứu đa văn hoá
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải của du khách tại điểm đến Đà Nẵng, sử dụng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) kết hợp với lý thuyết MOA (Động lực-Cơ hội-Khả năng). Sau khi phân tích dữ liệu từ 440 du khách tham quan Đà Nẵng bằng PLS-SEM, kết quả cho thấy thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức, động lực và khả năng đều có tác động trực tiếp và tích cực đến ý định phân loại rác thải của du khách. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng định vai trò trung gian quan trọng của thái độ và chỉ ra rằng mức độ tác động của kiểm soát hành vi nhận thức lên thái độ mạnh hơn ở nhóm du khách Châu Âu so với nhóm du khách Việt Nam. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch nhằm cải thiện các yếu tố xã hội và cá nhân để thúc đẩy hành vi phân loại rác thải của du khách. <br><br> Abstract <br>
This study aims to analyze the factors affecting tourists' intention to waste sorting at Da Nang destination, using the theory of planned behavior (TPB) combined with the MOA model (Motivation-Opportunity-Ability). After analyzing data from 440 tourists visiting Da Nang using PLS-SEM, the results showed that attitude, subjective norms, perceived behavioral control, motivation and ability all have direct and positive impacts on tourists' intention to waste sorting. In addition, the study also confirmed the important mediating role of attitude and also showed that the impact of perceived behavioral control on attitudes was stronger among European tourists than among Vietnamese tourists. From this result, the study proposed recommendations for tourism management agencies and tourism businesses to improve social and personal factors to promote tourists' waste sorting behavior.
Download
Ảnh hưởng của hội chứng FOMO và việc tiếp xúc với người có ảnh hưởng đến ý định mua hàng – Trường hợp sinh viên Đà Nẵng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đóng góp vào cơ sở lý thuyết hiện tại bằng cách xem xét vai trò điều tiết của hội chứng nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) trong ảnh hưởng của sự tiếp xúc với người có ảnh hưởng (influencer) đến ý định mua hàng, đồng thời cũng xem xét vai trò ảnh hưởng của FOMO đến ý định mua hàng thông qua các yếu tố tâm lý. Phân tích dữ liệu từ hơn 207 mẫu khảo sát các sinh viên tại Đà Nẵng cho thấy FOMO tác động đến ý định mua hàng thông qua ba biến trung gian: sự phấn khích được mong đợi, sự tự nâng cao bản thân và chi phí hối tiếc dự kiến. Trong đó, hai biến đầu tiên củng cố ý định mua hàng còn chi phí hối tiếc dự kiến làm suy yếu ý định mua hàng của sinh viên. Nghiên cứu này còn cho thấy mối quan hệ tích cực giữa sự tiếp xúc với influencer và ý định mua hàng, thông qua việc thúc đẩy mong muốn bắt chước và chủ nghĩa vật chất. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không cho thấy vai trò điều tiết của FOMO đối với tác động của sự tiếp xúc với influencer đến chủ nghĩa vật chất và ý định mua hàng. Các hàm ý thực tiễn của kết quả nghiên cứu cũng được thảo luận. <br><br> Abstract <br>
This study contributes to the extant literature by examining the moderating role of Fear of Missing Out (FOMO) in the relationship between influencer exposure and purchase intention, while also investigating the effect of FOMO on purchase intention through the mediating roles of psychological factors. Data analysis from 207 survey samples collected from university students in Danang shows that FOMO affects purchase intentions through three mediating variables: anticipated excitement, self-enhancement, and anticipated expense regret. The first two variables strengthen purchase intentions, while anticipated expense regret weaken students' purchase intentions. This study also shows a positive relationship between exposure to influencers and purchase intentions through two mediating variables: desire to mimic and materialism. However, our results do not establish the moderating role of FOMO on the impacts that exposure to influencers has on materialism and purchase intentions. Practical implications of the research results are also discussed.
Download
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ BỞI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG LẶP LẠI CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thương mại điện tử (TMĐT), dịch vụ khách hàng trở thành yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh. Việc tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào dịch vụ khách hàng đang nổi lên như một xu hướng đột phá. Mục đích của nghiên cứu là nhằm đánh giá tác động của chất lượng dịch vụ hỗ trợ bởi AI đến ý định mua hàng lặp lại trên các sàn TMĐT B2C tại Việt Nam, thông qua vai trò trung gian của giá trị cảm nhận và sự hài lòng, đồng thời xem xét vai trò điều tiết của sự phù hợp giữa chức năng AI và khả năng của khách hàng. Dữ liệu khảo sát thu thập từ 512 người tiêu dùng từng trải nghiệm dịch vụ AI trên các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada và TikTok Shop. Kết quả làm sáng tỏ vai trò của AI trong tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, thúc đẩy ý định mua hàng lặp lại, đồng thời đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường sự trung thành của khách hàng. <br><br>Abstract:<br>
In the highly competitive landscape of e-commerce, customer service has become a key factor in creating a competitive advantage. The integration of artificial intelligence (AI) into customer service is emerging as a breakthrough trend. This study aims to examines the impact of AI-powered service quality on customers’ repurchase intentions on B2C e-commerce platforms in Vietnam, mediated by perceived value and customer satisfaction, and moderated by the fit between AI functionality and customer capability. Survey data were collected from 512 consumers who had experienced AI services on platforms such as Shopee, Tiki, Lazada, and TikTok Shop. The findings shed light on the role of AI in optimizing user experience and boosting repurchase intentions, while also offering recommendations for enhancing service quality and strengthening customer loyalty.
Vai trò của của giá trị cá nhân về sự hòa hợp trong việc giảm thiểu mức độ tác động tiêu cực của căng thẳng lên công việc và cuộc sống của nhân viên y tế
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong lĩnh vực y tế, nhân viên thường đối mặt với mức độ căng thẳng trong công việc cao, đặc biệt là các bác sĩ. Sự căng thẳng này cản trở các bác sĩ gắn kết với công việc cũng như có những tác động tiêu cực lên cuộc sống của họ. Từ vấn đề trên, nghiên cứu này tìm hiểu vai trò của giá trị về sự hòa hợp đối với sự gắn kết với công việc và chất lượng cuộc sống của các bác sĩ khi căng thẳng trong công việc là không thể tránh khỏi. Từ dữ liệu khảo sát 352 bác sĩ, kết quả phân tích mô hình cấu trúc cho thấy căng thẳng trong công việc cản trở sự gắn kết và chất lượng cuộc sống của các bác sĩ, trong khi giá trị về sự hòa hợp giúp thúc đẩy hai yếu tố này. Thêm vào đó, giá trị về sự hòa hợp còn điều tiết mức độ tác động của căng thẳng lên sự gắn kết với công việc cũng như từ sự gắn kết lên chất lượng cuộc sống. Từ đây, những đóng góp lý thuyết của nghiên cứu cùng hàm ý quản trị đã được trình bày. <br><br>Abstract: <br>
Health care professionals, especially physicians, typically experience high levels of job stress which not only undermines their job engagement but also negatively affects their personal lives. Acknowledging the inherent job stress faced by physicians, this research investigates the roles of value to social integration in enhancing their job engagement and quality of life. Based on survey data from 352 physicians, the results of structural equation modeling show that while job stress hinders both job engagement and quality of life, value to social integration helps to foster these two aspects. Furthermore, value to social integration moderates the negative impact of job stress on job engagement, as well as the impact of job engagement on quality of life. The theoretical and practical implications of the study are then discussed accordingly.
|