|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(2)
, Tháng 2/2018, Trang 05-23
|
|
Hạn chế tài chính và cấu trúc kỳ hạn nợ tại các doanh nghiệp Việt Nam |
|
Nguyễn Thanh Liêm & Nguyễn Thị Cành & Nguyễn Công Thành |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp với các mức hạn chế tài chính khác nhau tại Việt Nam. Sử dụng phương pháp hồi quy phân vị, kết quả nghiên cứu cho thấy các biến có dấu và ý nghĩa thống kê thay đổi tùy thuộc phân vị của biến cấu trúc kỳ hạn nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp có mức hạn chế tài chính chịu ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và bất cân xứng thông tin nhiều hơn, trong khi các doanh nghiệp không có mức hạn chế tài chính (với sức khỏe tài chính tốt hơn) có điều kiện để khắc phục hai yếu tố bất hoàn hảo này trên thị trường. Cả hai nhóm có và không có mức hạn chế tài chính đều thể hiện nhu cầu xử lý chi phí người đại diện cao khi doanh nghiệp đang có nhiều nợ dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thị trường đang phát triển như Việt Nam, các doanh nghiệp không có nhiều mức hạn chế tài chính là các doanh nghiệp có phản ứng phù hợp để tận dụng những ích lợi của cấu trúc kỳ hạn nợ. Sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder, nghiên cứu còn cho thấy chênh lệch của cấu trúc kỳ hạn nợ trung bình của hai nhóm có và không có mức hạn chế tài chính chủ yếu do yếu tố tài sản hữu hình, chất lượng tín dụng và thuế.
Từ khóa
Cấu trúc kỳ hạn nợ; Hồi quy phân vị; Phân rã Oaxaca - Blinder.
|
Download
|
|
Ảnh hưởng của giới tính nhân sự quản lý cấp cao đến tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nghiên cứu về ảnh hưởng của giới tính nhân sự quản lý cấp cao đến tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Với mẫu gồm 599 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008-2020, kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp có CEO là nữ và tỷ lệ thành viên nữ trong hội đồng quản trị càng lớn thì có độ điều chỉnh cấu trúc vốn hướng đến mục tiêu càng cao. Bên cạnh đó, các phân tích mở rộng cho thấy quy mô của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ này, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì mối quan hệ càng chặt chẽ. <br><br> Abstract <br>
This paper investigates how top managers’ gender affects the adjustment speed of capital structure. With a sample of 599 firms listed in the Vietnamese stock market, the authors find that firms with female CEOs and a higher proportion of female in board members have higher adjustment speed of capital structure. Besides, our additional analysis shows that this relationship is stronger in small firms.
Download
Vốn đầu tư nước ngoài tác động đến QTCT và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố HỒ CHÍ MINH
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của quản trị công ty (QTCT) và điều tiết của chiến lược cạnh tranh. Dữ liệu của 128 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thu thập thông qua phần mềm Thomson - Reuteurs và các báo cáo liên quan từ năm 2017 đến 2019. Kết quả nghiên cứu tìm thấy vốn đầu tư nước ngoài tác động ngược chiều tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua vai trò trung gian của QTCT và điều tiết của chiến lược cạnh tranh (đo lường qua chiến lược dẫn đầu về chi phí), tuy nhiên khi chiến lược cạnh tranh đo lường qua chiến lược khác biệt hóa về sản phẩm ảnh hưởng cùng chiều tới mối quan hệ giữa vốn đầu tư nước ngoài và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng và hàm ý các chính sách liên quan nhằm hỗ trợ nhà quản trị và nhà lập pháp đưa ra các quyết định phù hợp giúp tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. <br><br> <b>Abstract</b><br>
The study aims to examine foreign ownership on firm performance through the mediating role of corporate governance. In addition, the study determines the moderating role of business strategy on the relationship between foreign ownership and firm performance. The research data of 128 companies listed on the Ho Chi Minh stock market is collected through Thomson - Reuters DataStream and financial reports published over the years from 2017 to 2019. The results proved that foreign ownership has a negative impact on firm performance through the mediating role of corporate governance. Similarly, business strategy (measured by cost leadership strategy) has a negative impact on the relationship between foreign ownership and firm performance, however, business strategy (measured through product differentiation strategy) is the opposite. The results of the study provide empirical evidence and suggest policies for corporate administrators and State management agencies.
Download
Tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến rủi ro giảm giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét độ tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến rủi ro giảm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 225 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014–2018 và sử dụng phương pháp hồi quy GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy công bố thông tin trách nhiệm xã hội làm giảm rủi ro giảm giá cổ phiếu; kết quả này vẫn vững khi sử dụng các biến khác nhau để đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và rủi ro rớt giá cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng vì mối quan hệ này ở các nước đang phát triển chưa được nghiên cứu nhiều. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách về minh bạch công bố thông tin trách nhiệm xã hội của công ty niêm yết và cơ quan quản lý.
Download
Tác động phi tuyến của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu phân tích tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng ước lượng mô hình nhóm trung bình (MG-ARDL) và mô hình nhóm trung bình gộp (PMG-ARDL) với đa thức bậc hai tại 33 quốc gia trong giai đoạn 2004-2017. Kết quả nghiên cứu đã giải thích được các mâu thuẫn trước đây khi phân tích tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi tìm thấy lý do tại sao phát triển tài chính có tác động tích cực (tác động tổng thể cũng như tác động của thành phần độ sâu tài chính, tính hiệu quả và tính ổn định của thị trường tài chính gây ra), tác động tiêu cực (là do tác động theo dạng hình chữ U của độ sâu tài chính và tính hiệu quả của các định chế tài chính gây ra) và không tìm thấy mối quan hệ giữa phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế (là do khả năng tiếp cận tài chính trong dài hạn). Các nhà hoạch định chính sách tại mỗi quốc gia có thể dựa trên các kết quả thực nghiệm trong bài nghiên cứu để đưa ra các hàm ý chính sách trong việc hoàn thiện hệ thống tài chính của quốc gia mình.
Download
|