|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(2)
, Tháng 2/2023, Trang 36-54
|
|
Công bằng phân phối, sự gắn kết và ý định tiếp tục công việc của các nhân viên giao hàng công nghệ tại Việt Nam |
Distributive Justice, Job Embeddedness and Vietnamese Technology Shippers’ Intent to Stay in Job |
Nguyen Thi My Nguyet & Vu Tuan Duong |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.2
Tóm tắt
Nghiên cứu này đã kế thừa lý thuyết trao đổi xã hội và công bằng tổ chức và đề xuất các giả thuyết về sự ảnh hưởng của công bằng phân phối đến ý định tiếp tục công việc thông qua vai trò của sự gắn kết với công việc của các nhân viên giao hàng công nghệ. Bằng kỹ thuật phân tích PLS-SEM trên một mẫu nghiên cứu gồm 192 nhân viên giao hàng công nghệ, kết quả cho thấy yếu tố công bằng phân phối ảnh hưởng tích cực tới sự gắn kết với công việc. Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra công bằng phân phối không tác động trực tiếp nhưng gián tiếp, dự báo ý định tiếp tục công việc giao hàng công nghệ thông qua yếu tố gắn kết với công việc. Các phát hiện nghiên cứu này cung cấp thêm một số hiểu biết về các yếu tố thúc đẩy ý định tiếp tục công việc của các lao động trên các nền tảng trực tuyến.
Abstract
Based on the Social Exchange Theory and Job Embeddedness Theory, the author hypothesize that the distributive justice has an effect on a technology shipper’s intention to continue participation and the role of job embeddedness of technology shippers. Survey data from 192 technology shippers were analyzed using PLS-SEM, the results show distributive justice has a positive influence on job embeddedness. In addition, it was also found that distributive justice did not show a direct impact on continuous participation but it has a positive effect on technology shippers’ intention to continue working via job embeddedness. The findings provide knowledge on factors that motivate the continued participation of workers on online applications.
Từ khóa
Nhân viên giao hàng công nghệ; Công bằng phân phối; Sự gắn kết với công việc; Ý định tiếp tục công việc Technology shipper; Distributive justice; Job embeddedness; Intent to stay in job
|
Download
|
|
Tác động của nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức tới ý định nghỉ việc: Vai trò điều tiết của vốn tâm lý
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đo lường ảnh hưởng của nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức tới ý định nghỉ việc và cam kết tình cảm, với vốn tâm lý nhân viên đóng vai trò điều tiết, dựa trên hai lý thuyết: lý thuyết bảo tồn nguồn lực và lý thuyết trao đổi xã hội. Dữ liệu được thu thập từ 301 nhân viên, là những người mới tham gia thị trường lao động và những người đang trong giai đoạn phát triển hoặc ổn định sự nghiệp, thông qua phương pháp chọn mẫu phi xác suất với cách tiếp cận ngẫu nhiên. Kết quả chỉ ra rằng nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức tác động tích cực đến cam kết tình cảm của nhân viên và vốn tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ này. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc, cũng như giữa nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức và ý định nghỉ việc. Nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao cam kết tình cảm, giảm ý định nghỉ việc và phát huy hiệu quả của vốn tâm lý trong việc thúc đẩy sự gắn kết của nhân sự trong tổ chức.
<br><br>Abstract<br>
This study aims to measure the impact of perceived organizational support on turnover intention and affective commitment, with psychological capital as a moderator, based on the Conservation of Resources Theory and Social Exchange Theory. Data were collected from 301 employees, including newcomers and those in career development or stabilization stages, using a non-probability random sampling approach. Findings reveal that perceived organizational support positively influences affective commitment, with psychological capital playing a crucial role in reinforcing this relationship. This study also shows that affective commitment negatively correlates with turnover intention, as does perceived organizational support. The study proposes managerial implications to enhance commitment, reduce turnover intention, and optimize the impact of psychological capital on employee engagement.
Download
Mối quan hệ giữa nguồn kiến thức và sự đổi mới của nhân viên: Vai trò của kỹ năng vận hành và tính cách chủ động
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù kiến thức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới của nhân viên, nhưng các nghiên cứu về tác động của nguồn kiến thức đến sự đổi mới của nhân viên thông qua các biến trung gian và điều tiết vẫn còn hạn chế. Dựa vào mô hình năng lực – động lực – cơ hội, bài báo này khám phá ảnh hưởng của nguồn kiến thức, kỹ năng vận hành và tính cách chủ động đến sự đổi mới của nhân viên. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis ‒ CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling ‒ SEM) để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn kiến thức ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới của nhân viên. Hơn nữa, kỹ năng vận hành là trung gian liên kết mối quan hệ này. Bên cạnh đó, tính cách chủ động điều tiết dương tác động của nguồn kiến thức lên sự đổi mới của nhân viên. Vì vậy, bài báo này có các đóng góp mới về mặt lý thuyết và một số hàm ý quản trị giúp thúc đẩy sự đổi mới của nhân viên.
<br><br>Abstract<br>
Although knowledge plays a vital role in motivating employee innovation, a paucity of research has investigated the effect of knowledge sourcing on employee innovation through mediators and moderators. Drawing on the Ability – Motivation – Opportunity (AMO) model, this paper investigates the effects of knowledge sourcing, operational skills, and proactive personality on employee innovation. This study used confirmatory factor analysis and structural equation modeling to analyze the data. The results showed that knowledge sourcing had a positive effect on employee innovation. Moreover, operational skills mediated this relationship. Furthermore, proactive personality positively moderated the impact of knowledge sourcing on employee innovation. Therefore, this paper has some theoretical contributions and managerial implications in stimulating employee innovation.
Download
Phản hồi phát triển của quản lý và sự sáng tạo của cấp dưới: vai trò của điều chỉnh nhiệm vụ và động lực hướng đến xã hội
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù phản hồi phát triển của quản lý ảnh hưởng đến sự sáng tạo của cấp dưới, nhưng mối quan hệ này không nhất quán. Một số nghiên cứu kết luận rằng mối quan hệ này là dương và có ý nghĩa thống kê, trong khi đó các nghiên cứu khác cho thấy mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Dựa vào mô hình khả năng - động lực - cơ hội, nghiên cứu này kiểm định vai trò trung gian của điều chỉnh nhiệm vụ và vai trò điều tiết của động lực hướng đến xã hội để hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ này. Bài báo này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm định thang đo và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều chỉnh nhiệm vụ là trung gian liên kết phản hồi phát triển của quản lý đến sự sáng tạo của cấp dưới. Hơn nữa, động lực hướng đến xã hội điều tiết mối quan hệ này. Từ đó, nghiên cứu này đóng góp mới về mặt lý thuyết cũng như đưa ra các hàm ý quản trị để nâng cao sự sáng tạo của nhân viên.
<br><br>Abstract<br>
Although leader developmental feedback affects follower creativity, the relationship remains inconsistent. Some studies have concluded that the relationship is positive and significant, while others have found it to be insignificant. Based on the Ability-Motivation-Opportunity (AMO) model, this study examines the mediating role of task crafting and the moderating role of prosocial motivation to gain a deeper understanding of this relationship. This paper employs confirmatory factor analysis (CFA) to test the scales and structural equation modeling (SEM) to test the hypotheses. The results indicate that task crafting mediates the relationship between leader developmental feedback and follower creativity. Furthermore, prosocial motivation moderates this relationship. Therefore, this study offers meaningful theoretical contributions and provides practical managerial implications for fostering employee creativity.
Download
Tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh đến hành vi xanh của nhân viên: Nghiên cứu vai trò trung gian của thái độ đối với môi trường và điều tiết của lãnh đạo đạo đức
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh (Green Human Resource Management - GHRM) đến hành vi xanh của nhân viên (Workplace Green Behavior - WGB) thông qua vai trò trung gian của thái độ đối với môi trường và vai trò điều tiết của lãnh đạo đạo đức. Các giả thuyết trong nghiên cứu được kiểm định bằng phương pháp phân tích đường dẫn với kỹ thuật bootstrap được thực hiện trên SPSS Process macro thông qua dữ liệu khảo sát 340 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy GHRM tác động gián tiếp đến WGB thông qua thái độ đối với môi trường. Hơn nữa, lãnh đạo đạo đức được xác định là yếu tố điều tiết tích cực làm gia tăng mối quan hệ gián tiếp nêu trên. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để các doanh nghiệp có thể thúc đẩy WGB thông qua thực hành GHRM, góp phần nâng cao hiệu quả về mặt môi trường cũng như đóng góp vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. <br><br>
Abstract <br>
This study aims to analyze the impact of green human resource management (GHRM) on workplace green behavior (WGB) through the mediating role of environmental attitudes and the moderating role of ethical leadership. The hypotheses were tested using path analysis with bootstrapping technique on SPSS Process macro, based on survey data from 340 employees working in businesses located in Can Tho City. The research findings indicate that GHRM indirectly affects WGB through environmental attitudes. Additionally, ethical leadership is identified as a positive moderator that strengthens this indirect relationship. These findings contribute to the existing literature on GHRM and provide practical insights to promote WGB, improving organizations’ environmental performance and contributing to enterprises’ sustainable development.
Download
Lãnh đạo chuyên quyền và hạnh phúc chủ quan của nhân viên: Vai trò của sự lấy lòng và lòng tự trọng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét tác động của lãnh đạo chuyên quyền đến hạnh phúc chủ quan của nhân viên thông qua hành vi lấy lòng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét liệu lòng tự trọng có làm giảm mối quan hệ tích cực giữa lãnh đạo chuyên quyền và hành vi lấy lòng hay không. Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 215 nhân viên làm việc trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam và sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) để kiểm tra các giả thuyết. Kết quả cho thấy tác động trung gian của hành vi lấy lòng trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyên quyền và hạnh phúc chủ quan. Thêm vào đó, tác động của lãnh đạo chuyên quyền lên hành vi lấy lòng được tìm thấy là yếu hơn ở những nhân viên có mức độ tự trọng cao hơn. Nghiên cứu này đóng góp vào lý thuyết lãnh đạo, tâm lý học tổ chức và cung cấp những hàm ý thực tiễn cho việc quản lý và phát triển nguồn nhân sự trong các tổ chức.
<br><br>Abstract<br>
This study examines the impact of despotic leadership on employees' subjective well-being through ingratiation behavior. Additionally, it investigates whether self-esteem moderates the positive relationship between despotic leadership and ingratiation. Data were collected from 215 employees working in the telecommunications sector in Vietnam, and partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) was employed to test the hypotheses. The results supported the mediating effect of ingratiation between despotic leadership and subjective well-being. Furthermore, the effect of despotic leadership on ingratiation was found to be weaker among employees with higher levels of self-esteem. This study makes significant contributions to leadership theory and organizational psychology and offers practical implications for the management and development of human resources within organizations.
Download
|