|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 30(2)
, Tháng 2/2019, Trang 67-84
|
|
Bất bình đẳng thu nhập trong chủ nghĩa tư bản – Lý thuyết và thực tiễn |
|
Phan Van Phuc |
DOI:
Tóm tắt
Bài viết phân tích những quan điểm nổi bật về bất bình đẳng và diễn biến xu hướng bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản. Karl Marx phê phán chủ nghĩa tư bản là một cơ chế không ngừng tạo ra bất bình đẳng dựa trên quyền sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Trái ngược với quan điểm của Marx, Simon Kuznets đưa ra một bức tranh lạc quan cho sự vận động của bất bình đẳng: Các nước phát triển sẽ có mức bất bình đẳng giảm dần. Tuy nhiên, số liệu thống kê không ủng hộ quan điểm này. Theo Thomas Piketty, bất bình đẳng có xu hướng tăng do có sự chênh lệch giữa gia tăng thu nhập của tư bản so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân. Giải pháp chủ yếu để giảm bất bình đẳng là sự can thiệp có hiệu quả của nhà nước vào quá trình phân phối và cải thiện các chính sách an sinh xã hội. Thực trạng thu nhập của các nước tư bản phát triển đã cho thấy bức tranh đa chiều về bất bình đẳng. Điều này có thể lý giải từ sự gia tăng vai trò của nhà nước với tư cách là người điều phối thu nhập.
Từ khóa
Karl Marx; Simon Kuznets; Thomas Piketty; Bất bình đẳng; Phân phối thu nhập; Chủ nghĩa tư bản.
|
Download
|
|
Chủ quyền Carbon và hàm ý chính sách phát triển thị trường carbon Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Thị trường carbon là công cụ chính sách chủ yếu giúp Việt Nam đạt được cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contribution ‒ NDC) và mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý và quản lý nhà nước về thị trường carbon chỉ đề cập đến cơ cấu thị trường carbon chung, chưa xác định được hướng tiếp cận đặt nền tảng xây dựng một thị trường hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu này đề xuất chủ quyền carbon là hướng tiếp cận chủ đạo để xây dựng thị trường carbon nhằm tối ưu hóa cơ hội kinh tế từ các giao dịch carbon, bảo vệ lợi ích quốc gia trong các đàm phán quốc tế, và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn. Nghiên cứu khảo lược nền tảng lý thuyết chủ quyền carbon và thảo luận các định hướng ứng dụng tại Việt Nam. Các nền tảng chính của tiếp cận chủ quyền carbon là thị trường hạn ngạch carbon bắt buộc, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện có kiểm soát, số hóa hệ thống đăng ký quốc gia và số hóa tín chỉ carbon. <br><br>Abstract <br>
The carbon market is a key policy instrument to help Vietnam achieve its greenhouse gas emission reduction commitments under the Nationally Determined Contribution (NDC) and its goal of net-zero by 2050. However, current legal documents and regulations on the carbon market mainly address its general structure, without establishing a foundational approach for building an effective and sustainable carbon market. This study proposes "carbon sovereignty" as a core approach for developing the carbon market, aiming to optimize economic opportunities from carbon transactions, protect national interests in international negotiations, and contribute to the achievement of long-term sustainable development goals. The paper reviews the theoretical foundations of carbon sovereignty and discusses its potential applications in Vietnam. The main pillars of the carbon sovereignty approach include a mandatory carbon market, a regulated voluntary carbon credit market, digitalization of the national registry system, and digitalization of carbon credits.
Download
Nghiên cứu mối quan hệ giữa công bằng tổ chức và hành vi công dân trong tổ chức: Vai trò nào cho quá trình trao đổi lãnh đạo-thành viên?
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét trao đổi lãnh đạo-thành viên (LMX) với vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa công bằng tổ chức (OJ) và hành vi công dân của tổ chức (OCB). Qua khảo sát mẫu gồm 279 nhân viên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, kết quả chỉ ra rằng công bằng phân phối là yếu tố dự báo LMX mạnh mẽ hơn công bằng tương tác hay công bằng thủ tục. Ngoài ra, LMX có mối quan hệ ý nghĩa với hành vi tận tình, lịch thiệp, phẩm hạnh công dân và lương tâm. Trong mối quan hệ công bằng tổ chức – hành vi công dân, công bằng tương tác ảnh hưởng tích cực đến tất cả các khía cạnh của OCB. Công bằng phân phối ảnh hưởng tích cực đến phẩm hạnh công dân. Công bằng thủ tục cũng tác động tích cực đến phẩm hạnh công dân nhưng có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi lịch thiệp và cao thượng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy LMX không đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa OJ và OCB. Các phát hiện của nghiên cứu có ý nghĩa đối với thực tiễn quản trị nhân sự vì nó cho phép các nhà quản lí có kế hoạch hành động thích hợp để tạo ra các hành vi làm việc mong muốn của nhân viên.
Download
|