|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(9)
, Tháng 9/2022, Trang 20-35
|
|
Vai trò trung gian của năng lực kết nối trong mối quan hệ giữa mục tiêu đa dạng hóa và kết quả hoạt động của công ty: Nghiên cứu thực nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh. |
The Mediating Role of Networking Capability in the Relationship between Differentiation Goals and Performance Growth: An Empirical Study in Ho Chi Minh City |
Phan Như Minh & Lã Anh Đức & Trần Hà Minh Quân |
Tóm tắt
Nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa mục tiêu đa dạng hóa và kết quả hoạt động của công ty. Đồng thời, nghiên cứu kiểm tra vai trò trung gian của năng lực kết nối trong mối quan hệ này. Kết quả phân tích dựa trên khảo sát do 285 lãnh đạo các công ty hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mối quan hệ giữa mục tiêu đa dạng hóa và kết quả hoạt động của công ty không có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, năng lực kết nối đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này. Kết quả này đã đóng góp cho lý thuyết về nguồn lực và gợi ý những hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh xây dựng năng lực kết nối, nhằm thúc đẩy kết quả hoạt động của công ty.
Abstract
This study investigates the impact of differentiation goals on performance growth. Furthermore, this study investigates the mediating role of networking capability in the above relationship. Based on a data set of 285 managers in Ho Chi Minh City, this study found that networking capability mediated the relationship between differentiation goals and performance growth. These results contributed to the literature on resource-based view theory by introducing a strategic capability for Vietnamese firms, networking capability. Then, the result implies some practical contributions for firms in Ho Chi Minh City to build networking capability, leading to enhance performance growth.
Từ khóa
Mục tiêu đa dạng hóa; Năng lực kết nối; Kết quả hoạt động. Differentiation goals; Networking capabilities; Performance growth
|
Download
|
|
Nghiên cứu mối quan hệ giữa công bằng tổ chức và hành vi công dân trong tổ chức: Vai trò nào cho quá trình trao đổi lãnh đạo-thành viên?
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét trao đổi lãnh đạo-thành viên (LMX) với vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa công bằng tổ chức (OJ) và hành vi công dân của tổ chức (OCB). Qua khảo sát mẫu gồm 279 nhân viên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, kết quả chỉ ra rằng công bằng phân phối là yếu tố dự báo LMX mạnh mẽ hơn công bằng tương tác hay công bằng thủ tục. Ngoài ra, LMX có mối quan hệ ý nghĩa với hành vi tận tình, lịch thiệp, phẩm hạnh công dân và lương tâm. Trong mối quan hệ công bằng tổ chức – hành vi công dân, công bằng tương tác ảnh hưởng tích cực đến tất cả các khía cạnh của OCB. Công bằng phân phối ảnh hưởng tích cực đến phẩm hạnh công dân. Công bằng thủ tục cũng tác động tích cực đến phẩm hạnh công dân nhưng có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi lịch thiệp và cao thượng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy LMX không đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa OJ và OCB. Các phát hiện của nghiên cứu có ý nghĩa đối với thực tiễn quản trị nhân sự vì nó cho phép các nhà quản lí có kế hoạch hành động thích hợp để tạo ra các hành vi làm việc mong muốn của nhân viên.
Download
Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường những yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm cùng 10 nhà quản lý doanh nghiệp, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 187 nhà quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Nghiên cứu cho thấy kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản chịu tác động trực tiếp bởi 7 yếu tố: (1) Chiến lược marketing xuất khẩu, (2) đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, (3) đặc điểm ngành, (4) đặc điểm quản lý, (5) đặc điểm thị trường trong nước, (6) đặc điểm thị trường nước ngoài, và (7) rào cản xuất khẩu.
Download
Ảnh hưởng của thu nhận và cung cấp kiến thức đến sự đổi mới: vai trò trung gian của sáng tạo cá nhân
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xem xét ảnh hưởng của thu nhận và cung cấp kiến thức đến sự sáng tạo của cá nhân và đổi mới dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng. Dữ liệu được thu thập thông qua mẫu khảo sát 268 nhân viên làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định các giả thuyết. Kết quả cho thấy yếu tố thu nhận kiến thức ảnh hưởng tích cực đến sự sáng tạo của cá nhân. Sự sáng tạo của cá nhân ảnh hưởng tích cực đến đổi mới dịch vụ và đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa cung cấp và thu nhận kiến thức với đổi mới dịch vụ. Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý nhằm gia tăng sự sáng tạo của cá nhân trong lĩnh vực ngân hàng để thúc đẩy sự đổi mới dịch vụ.<br><br><b>Abstract</b><br>The objective of this study is to examine the influence of knowledge acquisition and knowledge provision on individual creativity and service innovation in the banking sector. The data was collected through a survey of 268 employees working in the banking sector in Ho Chi Minh City. A Structural Equation Modeling procedure was used to test hypotheses. Results indicate that knowledge acquisition has a positive effect on individual creativity. Individual creativity has a positive effect on service innovation and plays mediating role in the relationship between knowledge provision, acquisition and service innovation. Based on the analysis results, the study provides some implications to increase individual creativity in the banking sector to promote service innovation.
Download
Tác động của COVID-19 và cơ chế phục hồi của các công ty giao nhận vận tải hàng xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
COVID-19 là một khủng hoảng toàn cầu chưa có tiền lệ, tác động tiêu cực của đại dịch này đến các doanh nghiệp và các chuỗi đã được đề cập rộng rãi. Theo đó, việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng và doanh nghiệp sau COVID-19 ngày càng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu định lượng về vấn đề này chưa nhiều. Dựa trên lý thuyết phục hồi chuỗi cung ứng và lý thuyết năng lực động, nghiên cứu này thực nghiệm cách các công ty giao nhận vận tải hàng xuất nhập khẩu trong chuỗi cung ứng vận tải cấu trúc lại doanh nghiệp để trở nên linh hoạt và cạnh tranh hơn. Thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính dữ liệu từ 504 quản lý cấp cao và xem xét các chiến lược phản ứng của các công ty giao nhận vận tải hàng xuất nhập khẩu bằng phần mềm SmartPLS, nghiên cứu xác định cách thức một công ty ngành logistics có thể chống chịu và vượt qua đại dịch để phát triển. Phát hiện này đóng góp vào các lý thuyết liên quan, đặc biệt là lý thuyết phục hồi chuỗi cung ứng sau khủng hoảng, thực tiễn và các mục tiêu phát triển bền vững của các công ty giao nhận vận tải khi đối mặt với các khủng hoảng trong tương lai. <br><br><strong>Abstract</strong><br>
COVID-19 is an unprecedented global crisis and its negative impact on businesses and chains has been widely discussed. Thus, the restructuring of supply chains and businesses after COVID-19 is increasingly attracting the attention of businesses and researchers. However, there are not many quantitative studies on this issue. Based on supply chain recovery theory and dynamic capacity theory, this study examines how freight forwarders in the transportation supply chain restructure their businesses to become more agile and resilient. more competitive. Through analyzing the structural equation modeling of data from 504 senior managers and examining the response strategies of freight forwarding companies by SmartPLS software, the study determines how a freight forwarder can withstand and overcome the pandemic to develop. This finding contributes to related theories, especially the theory of post-crisis supply chain recovery, practices and sustainable development goals of freight forwarders in the face of future crises.
Download
Quản trị rủi ro doanh nghiệp, cấu trúc công nghệ thông tin và thành quả hoạt động của doanh nghiệp: Vai trò trung gian của lợi thế cạnh tranh
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong môi trường kinh doanh biến động và bất ổn như hiện tại, cùng với cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID 19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, quản trị rủi ro doanh nghiệp (QTRRDN) ngày càng trở nên quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về QTRRDN và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt, trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) mạnh mẽ hiện nay chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. Nghiên cứu này đã tập trung kiểm tra một mô hình đường dẫn về QTRRDN, cấu trúc CNTT, lợi thế cạnh tranh, và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập từ 186 doanh nghiệp tại Việt Nam phân tích bằng kỹ thuật PLS cho thấy, QTRRDN và cấu trúc CNTT tác động tích cực đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đến lượt nó, lợi thế cạnh tranh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Các khám phá của nghiên cứu này đã gợi mở những hàm ý quản trị với việc tập trung vào QTRRDN và cấu trúc CNTT để tăng cường lợi thế cạnh tranh và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. <br><br> <strong>Abstract </strong><br>
In the fluctuation and uncertainty of the business environment, especially with the global crisis caused by the COVID-19 pandemic, Enterprise risk management (ERM) has become increasingly significant for survival and growth of enterprises. However, empirical research on ERM and firm performance in information technology (IT) context has not been thoroughly studied. This study focuses on investigating a path model of ERM, IT structure, competitive advantage, and firm performance in Vietnam. Data is collected from 186 enterprises. Through PLS analysis, the findings show that both ERM and IT structure have significant positive impacts on firm’s competitive advantage. In turn, competitive advantage is an important factor for the performance of enterprises. The findings have suggested corporate governance implications regarding to focus on ERM and IT structures to enhance competitive advantage and firm performance.
Download
|