Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Năm thứ. 34(4) , Tháng 4/2023, Trang 85-101


Hành vi chấp nhận sử dụng ngân hàng số: sự khác biệt giữa khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Using Behavior of Digital Banking: Difference between Ho Chi Minh City and Mekong Delta Region
Nguyễn Quốc Anh & Tăng Mỹ Sang

DOI:
Tóm tắt
Nhằm thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ ngân hàng số giữa khu vực thành thị và nông thôn, bài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu sự khác biệt về những yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng số dựa trên đặc điểm nhân khẩu học. Mô hình nghiên cứu bao gồm bốn biến là Cảm nhận tính hữu dụng, cảm nhận tính dễ sử dụng, cảm nhận sự an toàn và hành vi tiêu dùng. Dữ liệu nghiên cứu được khảo sát từ 1172 người đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại hai khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long, đây là hai khu vực có mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng số khác nhau. Để xử lý dữ liệu, bài viết sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) và phần mềm SmartPLS 3.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận dễ sử dụng dịch vụ có sự khác biệt giữa hai khu vực này, mặc dù sự khác biệt không lớn. Ngoài ra, cũng có sự khác biệt về tác động của việc cảm nhận sự an toàn đến hành vi tiêu dùng của người dân tại hai khu vực này. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đã đề xuất hàm ý cho các giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi chấp nhận sử dụng dịch vụ của người dùng ngân hàng số.

Abstract
To narrow the gap in accessing digital banking services between urban and rural areas, the study was conducted to find out the differences in factors affecting the behavior of accepting digital banking services based on demographic characteristics. The research model includes four variables: Perceived usefulness, perceived ease of use, perceived safety, and consumer behavior. Research data is surveyed from 1172 people who have been using e-banking services in two areas of Ho Chi Minh City and the Mekong Delta, these are two areas with different levels of access to digital banking services. To process data, the article uses linear structural analysis (SEM) and SmartPLS 3.0 software. Research results show that there is a difference in perceived ease of use between these two regions although the difference is not large. There are also differences in the impact of perceived safety on the consumption behavior of people in these two regions. Based on the research results, the article proposes implications for solutions to promote the acceptance behavior of digital banking users.

Từ khóa
hành vi tiêu dùng; ngân hàng số; mô hình TAM; sự khác biệt
Consumer behavior; Digital banking; TAM model; Difference.
Download
Tác động của tạo thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam – Vai trò của tăng vốn chủ sở hữu ngân hàng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Ảnh hưởng của trải nghiệm giao hàng chặng cuối tới sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng Gen Z trong thương mại điện tử B2C: Vai trò điều tiết của hình ảnh thương hiệu
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Liệu rằng đầu tư công nghệ thông tin và truyền thông có làm gia tăng doanh thu hoạt động dịch vụ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin công cụ tài chính của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Phát triển ngân hàng số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng