|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(3)
, Tháng 3/2018, Trang 42-55
|
|
Dịch vụ y tế: Tác động của các loại kỹ năng giao tiếp của bác sĩ đối với giá trị cảm nhận của bệnh nhân |
|
Nguyen Thi Bich Tram & Le Nguyen Hau & Lam Hieu Minh |
DOI:
Tóm tắt
Thông thường, các nghiên cứu về khách hàng dịch vụ được thực hiện trong bối cảnh khách hàng ở trạng thái tâm lý và thể chất bình thường. Tuy nhiên, trong dịch vụ y tế, hầu hết khách hàng khi đi khám chữa bệnh đều ở trạng thái không tốt. Điều đó ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp với bác sĩ và cảm nhận về dịch vụ. Nghiên cứu này nhằm xác định vai trò của cảm nhận của bệnh nhân về hai loại kỹ năng giao tiếp của bác sĩ đến hai dạng giá trị dịch vụ y tế. Với dữ liệu khảo sát từ 262 bệnh nhân, phân tích cho thấy giao tiếp của bác sĩ không đơn thuần là trao đổi thông tin cần thiết cho nghiệp vụ y tế. Nó còn giúp phát triển mối quan hệ xã hội, một điều kiện quan trọng giúp bệnh nhân có trải nghiệm quá trình tốt hơn, dẫn đến kết quả điều trị tốt hơn. Hơn nữa, mặc dù kết quả sức khỏe tốt hơn mới là điều bệnh nhân mong muốn, quá trình dịch vụ là rất quan trọng vì nó có tác động mạnh đến kết quả dịch vụ. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng kỹ năng lắng nghe và kỹ năng tư vấn có ảnh hưởng mạnh như nhau đến giá trị quá trình, nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị kết quả của dịch vụ khám chữa bệnh.
Từ khóa
Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng tư vấn; Giá trị quá trình; Giá trị kết quả; Dịch vụ y tế.
|
Download
|
|
Áp dụng lý thuyết hành vi dự định để giải thích hành vi giảm lãng phí thực phẩm của người tiêu dùng Việt Nam: Vai trò của nhận diện xanh
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này mở rộng các nghiên cứu trước bằng cách tích hợp khái niệm nhận diện xanh được vận hành như sự tự nhận diện bản thân dựa trên giá trị môi trường và hành vi bền vững vào mô hình mở rộng của Lý thuyết Hành vi Dự định (TPB) trong bối cảnh tiêu thụ thực phẩm tại nhà hàng. Nhận diện xanh được khám phá với vai trò trực tiếp cũng như điều tiết trong các mối quan hệ giữa các thành phần trong TPB nhằm giải thích ý định hành vi giảm lãng phí thực phẩm. Phương pháp PLS-SEM được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu và đánh giá giả thuyết. Kết quả cho thấy thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn mực chủ quan đều có tác động tích cực đến ý định hành vi giảm lãng phí thực phẩm. Đặc biệt, nhận diện xanh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn điều tiết mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình TPB, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận diện xanh trong việc thúc đẩy ý định giảm lãng phí thực phẩm tại nhà hàng. Do đó, nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về vai trò của nhận diện xanh như một khía cạnh của bản sắc cá nhân góp phần hình thành ý định hành vi giảm lãng phí thực phẩm, đồng thời tạo nền tảng cho các biện pháp can thiệp hiệu quả nhằm giảm lãng phí thực phẩm tại các nhà hàng. <br><br>Abstract <br>
This study extends previous research by integrating the concept of green self-identity, conceptualized as an individual’s self-perception grounded in environmental values and sustainable behavior, into an extended model of the Theory of Planned Behavior (TPB) in the context of food consumption in restaurants. Green self-identity is examined both as a direct factor and as a moderator in the relationships among TPB components to explain the intention to reduce food waste. The PLS-SEM method is employed to test the research model and evaluate the hypotheses. The results indicate that attitude, perceived behavioral control, and subjective norms all positively influence the intention to reduce food waste. Notably, green self-identity not only has a direct effect but also moderates the interrelationships among the TPB components, highlighting its importance in promoting the intention to reduce food waste in restaurant settings. Therefore, this study provides empirical evidence on the role of green self-identity as an aspect of personal identity that contributes to the formation of behavioral intentions to reduce food waste, while also laying the foundation for effective interventions in order to reduce food waste at restaurants.
Tác động của nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức tới ý định nghỉ việc: Vai trò điều tiết của vốn tâm lý
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đo lường ảnh hưởng của nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức tới ý định nghỉ việc và cam kết tình cảm, với vốn tâm lý nhân viên đóng vai trò điều tiết, dựa trên hai lý thuyết: lý thuyết bảo tồn nguồn lực và lý thuyết trao đổi xã hội. Dữ liệu được thu thập từ 301 nhân viên, là những người mới tham gia thị trường lao động và những người đang trong giai đoạn phát triển hoặc ổn định sự nghiệp, thông qua phương pháp chọn mẫu phi xác suất với cách tiếp cận ngẫu nhiên. Kết quả chỉ ra rằng nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức tác động tích cực đến cam kết tình cảm của nhân viên và vốn tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ này. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa cam kết tình cảm và ý định nghỉ việc, cũng như giữa nhận thức sự hỗ trợ của tổ chức và ý định nghỉ việc. Nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao cam kết tình cảm, giảm ý định nghỉ việc và phát huy hiệu quả của vốn tâm lý trong việc thúc đẩy sự gắn kết của nhân sự trong tổ chức.
<br><br>Abstract<br>
This study aims to measure the impact of perceived organizational support on turnover intention and affective commitment, with psychological capital as a moderator, based on the Conservation of Resources Theory and Social Exchange Theory. Data were collected from 301 employees, including newcomers and those in career development or stabilization stages, using a non-probability random sampling approach. Findings reveal that perceived organizational support positively influences affective commitment, with psychological capital playing a crucial role in reinforcing this relationship. This study also shows that affective commitment negatively correlates with turnover intention, as does perceived organizational support. The study proposes managerial implications to enhance commitment, reduce turnover intention, and optimize the impact of psychological capital on employee engagement.
Download
Mối quan hệ giữa nguồn kiến thức và sự đổi mới của nhân viên: Vai trò của kỹ năng vận hành và tính cách chủ động
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù kiến thức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới của nhân viên, nhưng các nghiên cứu về tác động của nguồn kiến thức đến sự đổi mới của nhân viên thông qua các biến trung gian và điều tiết vẫn còn hạn chế. Dựa vào mô hình năng lực – động lực – cơ hội, bài báo này khám phá ảnh hưởng của nguồn kiến thức, kỹ năng vận hành và tính cách chủ động đến sự đổi mới của nhân viên. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis ‒ CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling ‒ SEM) để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn kiến thức ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới của nhân viên. Hơn nữa, kỹ năng vận hành là trung gian liên kết mối quan hệ này. Bên cạnh đó, tính cách chủ động điều tiết dương tác động của nguồn kiến thức lên sự đổi mới của nhân viên. Vì vậy, bài báo này có các đóng góp mới về mặt lý thuyết và một số hàm ý quản trị giúp thúc đẩy sự đổi mới của nhân viên.
<br><br>Abstract<br>
Although knowledge plays a vital role in motivating employee innovation, a paucity of research has investigated the effect of knowledge sourcing on employee innovation through mediators and moderators. Drawing on the Ability – Motivation – Opportunity (AMO) model, this paper investigates the effects of knowledge sourcing, operational skills, and proactive personality on employee innovation. This study used confirmatory factor analysis and structural equation modeling to analyze the data. The results showed that knowledge sourcing had a positive effect on employee innovation. Moreover, operational skills mediated this relationship. Furthermore, proactive personality positively moderated the impact of knowledge sourcing on employee innovation. Therefore, this paper has some theoretical contributions and managerial implications in stimulating employee innovation.
Download
Phản hồi phát triển của quản lý và sự sáng tạo của cấp dưới: vai trò của điều chỉnh nhiệm vụ và động lực hướng đến xã hội
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù phản hồi phát triển của quản lý ảnh hưởng đến sự sáng tạo của cấp dưới, nhưng mối quan hệ này không nhất quán. Một số nghiên cứu kết luận rằng mối quan hệ này là dương và có ý nghĩa thống kê, trong khi đó các nghiên cứu khác cho thấy mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Dựa vào mô hình khả năng - động lực - cơ hội, nghiên cứu này kiểm định vai trò trung gian của điều chỉnh nhiệm vụ và vai trò điều tiết của động lực hướng đến xã hội để hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ này. Bài báo này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm định thang đo và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều chỉnh nhiệm vụ là trung gian liên kết phản hồi phát triển của quản lý đến sự sáng tạo của cấp dưới. Hơn nữa, động lực hướng đến xã hội điều tiết mối quan hệ này. Từ đó, nghiên cứu này đóng góp mới về mặt lý thuyết cũng như đưa ra các hàm ý quản trị để nâng cao sự sáng tạo của nhân viên.
<br><br>Abstract<br>
Although leader developmental feedback affects follower creativity, the relationship remains inconsistent. Some studies have concluded that the relationship is positive and significant, while others have found it to be insignificant. Based on the Ability-Motivation-Opportunity (AMO) model, this study examines the mediating role of task crafting and the moderating role of prosocial motivation to gain a deeper understanding of this relationship. This paper employs confirmatory factor analysis (CFA) to test the scales and structural equation modeling (SEM) to test the hypotheses. The results indicate that task crafting mediates the relationship between leader developmental feedback and follower creativity. Furthermore, prosocial motivation moderates this relationship. Therefore, this study offers meaningful theoretical contributions and provides practical managerial implications for fostering employee creativity.
Download
Mối quan hệ giữa tự nhận thức và lãng phí thực phẩm của người tiêu dùng: So sánh cách tiếp cận tập trung vào biến số và tập trung vào cá nhân
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa 04 loại tự nhận thức tiêu dùng bậc cao (Consumer Identity ‒ CID: đạo đức, hợp lý, tiết kiệm, và lãng phí) với thái độ, ý định và hành vi liên quan đến lãng phí thực phẩm, thông qua so sánh hai cách tiếp cận: tập trung vào biến số và tập trung vào cá nhân. Cách tiếp cận tập trung vào biến số cho thấy CID-đạo đức, CID-hợp lý, và CID-tiết kiệm có mối quan hệ cùng chiều với thái độ và ý định, trong khi CID-lãng phí có mối quan hệ trái chiều. CID-đạo đức, CID-hợp lý, và CID-tiết kiệm có mối quan hệ ngược chiều với hành vi, trong khi CID-lãng phí lại có mối quan hệ cùng chiều. Cách tiếp cận tập trung vào cá nhân xác định 03 nhóm tiêu dùng: Nhóm xanh, Nhóm cân bằng và Nhóm lãng phí. Nhóm xanh phản đối mạnh mẽ lãng phí thực phẩm, có ý định tiết giảm cao và hành vi lãng phí thấp nhất. Ngược lại, Nhóm lãng phí có mức độ lãng phí cao nhất, thái độ ít tích cực nhất và ý định yếu nhất. Nhóm cân bằng có mức độ thái độ, ý định và hành vi ở giữa 03 nhóm. Kết quả từ hai cách tiếp cận bổ sung cho nhau, cung cấp cái nhìn sâu hơn về mối quan hệ giữa 04 loại CID tổng quát và các kết cục về lãng phí thực phẩm. <br><br>
Abstract <br>
This study explores the relationships between four types of high-order consumer identity (CID: moral, frugal, thrifty and wasteful) and attitudes, intentions, and behaviors related to food waste, through the comparison of two approaches: variable-centered and person-centered. The variable-centered approach shows that moral CID, frugal CID, and thrifty CID are positively related to attitudes and intentions, while wasteful CID is negatively related. Moral CID, frugal CID, and thrifty CID are negatively related to behavior, whereas wasteful CID is positively related. The person-centered approach identifies three consumer groups: Green, Balanced, and Wasteful. The Green strongly opposes food waste, has high intentions to reduce it, and exhibits the lowest wasteful behavior. Conversely, the Wasteful has the highest level of waste, the least positive attitude, and the weakest intentions. The Balanced has intermediate levels of attitudes, intentions, and behaviors among the three groups. The results from both approaches complement each other, providing deeper insights into the relationships between the four types of CID and food waste outcomes.
Download
|