|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(7)
, Tháng 7/2018, Trang 05-20
|
|
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam |
|
Nguyen Thi Ngoc Trang & Bui Kim Phuong |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu đề xuất sử dụng mô hình chất lượng dồn tích của Dechow và Dichev (2002) để đo lường chất lượng lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét tác động của các yếu tố bao gồm hiệu quả hoạt động, tăng trưởng, quy mô, mức độ trưởng thành, đòn bẩy tài chính và mức độ thâm dụng vốn đến chất lượng lợi nhuận. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ 474 công ty niêm yết trên HSX và HNX trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015, tạo thành 2.507 quan sát công ty – năm. Nghiên cứu xử lý dữ liệu bảng bằng mô hình hồi quy gộp (pooled OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình tác động cố định (FEM). Sau đó, mô hình thích hợp sẽ được lựa chọn thông qua các kiểm định cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi công ty, đòn bẩy tài chính và mức độ thâm dụng vốn có tác động ngược chiều đến mức độ quản trị lợi nhuận của công ty. Ngược lại, các công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao có mức độ quản trị lợi nhuận cao. Trong khi đó, hiệu quả hoạt động và qui mô công ty không tác động đến chất lượng lợi nhuận.
Từ khóa
Chất lượng dồn tích; Chất lượng lợi nhuận.
|
Download
|
|
Tác động của tích hợp chuỗi cung ứng đến hiệu suất logistics của các doanh nghiệp dịch vụ logistics: Vai trò trung gian của năng lực quản lý logistics và điều tiết của môi trường logistics
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích tác động của tích hợp chuỗi cung ứng trực tiếp đến hiệu suất logistics và gián tiếp thông qua năng lực quản lý logistics gồm năng lực quản lý nhu cầu, năng lực quản lý vận hành và năng lực quản lý nguồn lực; cũng như sự điều tiết của môi trường logistics doanh nghiệp đến mối quan hệ này. Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu từng phần kiểm định mẫu nghiên cứu gồm 392 doanh nghiệp dịch vụ logistics (LSP) ở Đông Nam bộ Việt Nam cho thấy tích hợp chuỗi cung ứng gồm ba thành tố tích hợp nội bộ, tích hợp khách hàng và tích hợp các đối tác ngành logistics ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất logistics của doanh nghiệp, mức độ tác động này sẽ gia tăng khi kết hợp với năng lực quản lý logistics. LSP có môi trường logistics càng phức tạp thì càng có xu hướng tích hợp chuỗi cung ứng, từ đó cải thiện năng lực quản lý logistics và nâng cao hiệu suất logistics của doanh nghiệp. Qua đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý quản trị nâng cao hiệu suất logistics của LSP từ góc độ tích hợp chuỗi cung ứng. <br><br>ABSTRACT <br>
The study analyses the impact of supply chain integration directly on logistics performance and indirectly through logistics management capabilities including demand management capability, operation management capability and resource management capability; as well as the moderating impact of the enterprise logistics environment on this relationship. Using the partial least squares method to test the research sample of 392 logistics service providers (LSP) in the Southeast region, it shows that supply chain integration including three components of internal integration, customer integration and logistics collaborator integration has a positive impact on the logistics performance of enterprises, and this impact level will increase when combined with logistics management capabilities. The more complex the logistics environment of LSPs is, the more they tend to integrate the supply chain, thereby improving logistics management capabilities and enhancing the enterprise’s logistics performance. Thus, the study provides some managerial implications to improve the logistics performance of LSPs from the perspective of supply chain integration.
Download
Quản trị rủi ro doanh nghiệp, cấu trúc công nghệ thông tin và thành quả hoạt động của doanh nghiệp: Vai trò trung gian của lợi thế cạnh tranh
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong môi trường kinh doanh biến động và bất ổn như hiện tại, cùng với cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID 19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, quản trị rủi ro doanh nghiệp (QTRRDN) ngày càng trở nên quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về QTRRDN và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt, trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) mạnh mẽ hiện nay chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. Nghiên cứu này đã tập trung kiểm tra một mô hình đường dẫn về QTRRDN, cấu trúc CNTT, lợi thế cạnh tranh, và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập từ 186 doanh nghiệp tại Việt Nam phân tích bằng kỹ thuật PLS cho thấy, QTRRDN và cấu trúc CNTT tác động tích cực đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đến lượt nó, lợi thế cạnh tranh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Các khám phá của nghiên cứu này đã gợi mở những hàm ý quản trị với việc tập trung vào QTRRDN và cấu trúc CNTT để tăng cường lợi thế cạnh tranh và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. <br><br> <strong>Abstract </strong><br>
In the fluctuation and uncertainty of the business environment, especially with the global crisis caused by the COVID-19 pandemic, Enterprise risk management (ERM) has become increasingly significant for survival and growth of enterprises. However, empirical research on ERM and firm performance in information technology (IT) context has not been thoroughly studied. This study focuses on investigating a path model of ERM, IT structure, competitive advantage, and firm performance in Vietnam. Data is collected from 186 enterprises. Through PLS analysis, the findings show that both ERM and IT structure have significant positive impacts on firm’s competitive advantage. In turn, competitive advantage is an important factor for the performance of enterprises. The findings have suggested corporate governance implications regarding to focus on ERM and IT structures to enhance competitive advantage and firm performance.
Download
Tích hợp khuôn mẫu công nghệ - tổ chức - môi trường và quan điểm nguồn lực trong nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng phần mềm kế toán và hệ thống ERP
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh các phần mềm ứng dụng cho hệ thống thông tin kế toán như phần mềm kế toán và hệ thống ERP được triển khai phổ biến, các doanh nghiệp phát sinh nhu cầu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng phần mềm trong hệ thống thông tin kế toán, và tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu này tích hợp khuôn mẫu công nghệ - tổ chức - môi trường (TOE) và quan điểm nguồn lực (RBV) để phát triển mô hình đường dẫn về sự chấp nhận sử dụng phần mềm kế toán và hệ thống ERP. Kết quả phân tích PLS từ 203 doanh nghiệp xác nhận rằng việc chấp nhận sử dụng phần mềm có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bốn yếu tố, gồm: (1) Thái độ hướng đến việc sử dụng, (2) khả năng quan sát, (3) văn hóa tổ chức, và (4) cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông giải thích 51,7% biến thiên của ý định hành vi sử dụng phần mềm. Các khám phá này đã cung cấp những hàm ý quản trị hướng dẫn các nhà nghiên cứu và thực hành hệ thống thông tin kế toán cải thiện sự chấp nhận sử dụng phần mềm kế toán/ hệ thống ERP.
Download
Tỷ lệ an toàn vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này phân tích mối quan hệ đồng thời giữa tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và hiệu quả hoạt động, được đo lường bằng ROE, của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam dựa trên hệ phương trình đồng thời của hai biến số. Số liệu trong phân tích được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 27 ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn 2016 – 2022. Kết quả ước lượng hệ phương trình bằng ước lượng 3SLS cùng với hiệu ứng cố định và hiệu ứng thời gian cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng thời và dương giữa CAR và ROE, sự gia tăng ROE làm gia tăng CAR và ngược lại, sự gia tăng CAR cũng làm gia tăng ROE. Trong giai đoạn bùng phát Covid-19, các ngân hàng có hệ số CAR cao có thể tăng cường khả năng tài chính và sự ổn định, từ đó, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và làm tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng. Ngược lại, các ngân hàng có ROE cao có thể có khả năng tích lũy vốn tốt hơn và duy trì hệ số CAR cao hơn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các NHTM tăng dần CAR theo thời gian nhưng ROE lại giảm dần, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát Covid-19 trong những năm 2020 – 2022. <br><br>Abstract <br>
This paper scrutinizes the simultaneous relationship between capital adequacy ratio (CAR) and performance, measured by ROE, of joint stock commercial banks in Vietnam based on the simultaneous equation system of the two variables. The data in the analysis are collected from the financial statements and annual reports of 27 joint stock commercial banks in the period 2016-2022. Estimation results of the system of equations using 3SLS estimation together with fixed effects and time effects confirm a simultaneous and positive relationship between CAR and ROE, that is, an increase in ROE results in an increase in CAR and vice versa, an increase in CAR also causes an increase in ROE. During the Covid-19 outbreak, banks with high CAR ratios can enhance their financial capacity and stability, thereby creating confidence for investors and increasing the profitability. On the contrary, banks with high ROE may have better capital accumulation capabilities and maintain higher CAR ratios. The research results also show that commercial banks increase CAR over time but ROE decreases, especially during the Covid-19 outbreak in 2020 - 2022.
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến hiệu quả tài chính với vai trò trung gian của mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính tại ngân hàng thương mại.
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết xem xét tác động của quản trị công ty (QTCT) đến hiệu quả tài chính (HQTC) ngân hàng với vai trò trung gian của công bố thông tin về công cụ tài chính (Financial instrument disclosure- FID). Nghiên cứu sử dụng mẫu 21 ngân hàng tại Việt Nam và phân tích hồi quy bội với dữ liệu bảng trong 14 năm, 2010-2023. Kiểm định Sobel-Goodman và Bootstrap được sử dụng để đánh giá vai trò trung gian của FID. Kết quả cho thấy mức độ phù hợp yêu cầu chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 7 (International financial reporting standard- IFRS 7) đạt khoảng 36,8%. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng về vai trò trung gian FID trong mối quan hệ giữa thành viên điều hành, sở hữu nước ngoài với HQTC. Ngoài ra, trình độ học vấn, tham gia điều hành và sở hữu nước ngoài đóng góp làm tăng HQTC ngân hàng được giải thích bởi lý thuyết ủy nhiệm và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực. Hàm ý nghiên cứu cho thấy Việt Nam cần nhanh chóng xây dụng chuẩn mực kế toán về FID, các ngân hàng cần có các chính sách kế toán thích hợp về FID nằm góp phần nâng cao HQTC hơn nữa. <br><br> Abstract: <br>
The paper examines the impact of corporate governance on financial performance of banks with the mediating role of financial instrument disclosure (FID). The study uses a sample of 21 banks in Vietnam and multiple regression analysis with panel data for 14 years, 2010-2023. Sobel-Goodman and Bootstrap tests are used to assess the mediating role of FID. The results show that the level of conformity with the requirements of International Financial Reporting Standard (IFRS 7) is about 36.8%. The study provides evidence of the mediating role of FID in the relationship between executive members, foreign ownership and financial performance. In addition, the level of education, executive participation and foreign ownership contribute to increasing the financial performace of banks, which is explained by the agency theory and the resource dependence theory. The research implication shows that Vietnam should quickly build accounting standards on FID, banks need to have appropriate accounting policies on FID to further contribute to improving financial performance.
|