|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Năm thứ. 28(11)
, Tháng 11/2017, Trang 73-96
|
|
Mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho tuyến Metro số 1 tại TP. Hồ Chí Minh |
|
Le Thanh Loan & Le Tuan Anh |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu ước lượng mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng tiềm năng cho tuyến Metro số 1 của dự án tàu điện ngầm tại TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên và đánh giá thực trạng giao thông tại thành phố. Mức sẵn lòng trả trung bình ước lượng là 9.320 đồng/hành khách/lượt và khung giá vé được lựa chọn nhiều nhất là từ 8.000–12.000 đồng/hành khách/lượt. Yếu tố tác động tích cực đến mức sẵn lòng trả gồm lợi ích của tuyến Metro số 1 đối với người tiêu dùng (tính linh động và thời gian di chuyển của tuyến Metro số 1), chi phí di chuyển hiện tại, thu nhập, và giới tính. Lợi ích xã hội và môi trường của tuyến Metro số 1 mặc dù được đánh giá cao nhưng không có ý nghĩa thống kê trong việc tác động đến mức sẵn lòng trả. Nghiên cứu cung cấp khung giá vé phổ biến và mức sẵn lòng trả làm căn cứ xây dựng chính sách giá để khai thác hiệu quả tuyến Metro số 1. Đồng thời, chiến lược quảng bá nên ưu tiên vào yếu tố về hiệu quả của tuyến Metro số 1 đối với người tiêu dùng.
Từ khóa
Mức sẵn lòng trả; Metro; Mô hình Tobit; TP.HCM.
|
Download
|
|
Chính sách thúc đẩy tăng trưởng từ kết quả ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024) đã nhấn mạnh rất rõ vai trò của ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo, và cách mạng chuyển đổi số đối với vận mệnh của quốc gia và dân tộc. Thế giới hậu COVID-19 đang chìm trong cơn xoáy về bất ổn, những biến động đa chiều từ địa chính trị, kinh tế, và xã hội đan xen nhau, tạo nên bức tranh đầy thách thức cho các quốc gia. Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi những bất ổn đã và đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của nền kinh tế. Giữa vòng xoáy bất ổn như vậy, trong nguy có cơ, việc ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số có lẽ là tia hy vọng cho các chủ thể trong nền kinh tế để thích ứng trước những bất ổn. Chiến lược này mang đến những cơ hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, và nâng cao năng lực cạnh tranh cho trụ cột của nền kinh tế là các doanh nghiệp. Cốt lõi phải lấy nền tảng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm kim chỉ nam trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên tiềm năng, vị thế sẵn có. <br><br> Abstract <br>
The article “Digital Transformation - An Important Driving Force for Developing Productive Forces, Perfecting Production Relations, and Bringing the Country into a New Era” by General Secretary and President To Lam, published on the occasion of the 79th anniversary of the National Day of the Socialist Republic of Vietnam (September 2, 1945 - September 2, 2024), clearly emphasizes the critical role of science and technology applications, innovation, and the digital transformation revolution in shaping the nation’s destiny. The post-COVID-19 world is immersed in a whirlwind of instability, marked by multi-dimensional fluctuations in geopolitics, economics, and society. These intertwined challenges create a daunting landscape for many nations, and Vietnam is no exception. Instability has been and continues to creep into every corner of its economy. Amid such an uncertain environment, where opportunity often coexists with danger, the application of science and technology, innovation, and digital transformation emerges as a beacon of hope. This strategy presents opportunities to promote innovation and enhance the competitiveness of the economy's key pillars—enterprises. At its core, the strategy must prioritize science and technology, innovation, and digital transformation as guiding principles, leveraging available resources and the nation’s inherent potential and strategic position
Các yếu tố thành công chủ yếu của dự án hợp tác công - tư (PPP): Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Đồng Nai
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của mô hình dự án hợp tác công - tư tại (Public-Private Partnership – PPP) tỉnh Đồng Nai. Tổng cộng có 208 phiếu khảo sát hợp lệ được thu thập từ những người công tác trong lĩnh vực liên quan đến dự án PPP ở cả khu vực công lẫn khu vực tư. Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), đã xác định được bảy yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của dự án hợp tác công - tư là: (1) tập trung lãnh đạo, (2) phân bổ rủi ro và chính sách kinh tế, (3) phản hồi từ các dự án, (4) các yếu tố kinh tế - xã hội thuận lợi, (5) quản trị và hỗ trợ chính trị tốt, (6) thời hạn xây dựng ngắn, và (7) cung cấp các dịch vụ công cần thiết. Nghiên cứu này cho thấy các dự án sử dụng phương thức hợp tác công - tư có thể hiệu quả hơn nếu khu vực công và khu vực tư chú ý nhiều hơn đến các yếu tố này trong quá trình thực hiện.
Download
Nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam đến năm 2020
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lí thuyết về chất lượng và hiệu quả đầu tư công theo mô hình kinh tế mới, thực hiện phân tích đánh giá tình hình quản lí chất lượng và hiệu quả đầu tư công tại VN với mục tiêu: (i) Phát hiện những hạn chế trong quản lí, đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư công; và (ii) Khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công tại VN. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng và hiệu quả đầu tư công ở VN còn hạn chế; chưa tìm thấy bằng chứng về tính hiệu quả trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đầu tư công và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ trong dài hạn. Nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công tại VN giai đoạn đến năm 2020, cần thiết phải thực hiện các giải pháp: (i) Điều chỉnh cơ cấu, danh mục đầu tư hợp lí; (ii) Cải thiện môi trường thể chế; (iii) Kiểm soát hiệu quả đầu tư; và (iv) Đổi mới hệ thống giám sát đầu tư công.
Download
|