|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Năm thứ. 26(4)
, Tháng 4/2015, Trang 25-45
|
|
Chi tiêu công, vốn con người và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu các quốc gia đang phát triển |
|
Su dinh Thanh & doan Vu Nguyen |
DOI:
Tóm tắt
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đóng góp chi tiêu công, vốn con người và tăng trưởng kinh tế là chủ đề gây ra nhiều tranh luận. Nghiên cứu được thiết kế để kiểm định hiệu ứng chi tiêu công lên vốn con người và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Từ dữ liệu của 26 nước đang phát triển trong giai đoạn 1995–2012, bằng phương pháp ước lượng 3SLS và GMM, nghiên cứu phát hiện chi tiêu công cho giáo dục và y tế tác động có ý nghĩa lên vốn con người và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng cho thấy những chính sách can thiệp vĩ mô khác như: Cải thiện thể chế, kiểm soát thâm hụt ngân sách và lạm phát có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia đang hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững nhờ vào vốn con người.
Từ khóa
Chi tiêu công, vốn con người, tăng trưởng kinh tế.
|
Download
|
|
Ô nhiễm môi trường và phúc lợi của người dân Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Ô nhiễm môi trường là thách thức đối với nhân loại nói chung và vẫn đang tiếp tục gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời cho hai câu hỏi quan trọng về mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và phúc lợi của người dân Việt Nam giai đoạn 1975–2022: Câu hỏi thứ nhất là lượng khí thải CO2 năm hiện tại cao hơn năm liền kề trước đó, và cao hơn trung bình mười năm trước đó thì phúc lợi của người dân sẽ thay đổi như thế nào; câu hỏi thứ hai là trong giai đoạn 1975–2022, thời kỳ nào mối quan hệ giữa các biến số này diễn ra mạnh mẽ nhất. Áp dụng kỹ thuật phân tích Wavelet, nghiên cứu tìm thấy tác động yếu ở các miền tần số thấp, và tác động mạnh ở các miền tần số cao. Xu hướng này trở nên rõ nét từ sau năm 2003 đến hiện nay. Những phát hiện này sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoạch định chính sách bảo vệ môi trường và thúc đẩy phúc lợi cho người dân. <br><br>
Abstract <br>
Environmental pollution represents a major challenge for humanity and is continuously increasing in many countries, including Vietnam. The study aims to answer two important questions about the interaction between environmental pollution and well-being in Vietnam from 1975 to 2022: First, this study examines how well-being changes when current carbon dioxide emissions are higher than the previous year and higher than the average of the preceding ten years; Second, identifying which periods between 1975 and 2022 when the relationship between these variables is strongest. By applying the Wavelet analysis, the author reveals that the impact of CO2 emissions on well-being is light at low and medium frequencies, and strong at high frequencies. Moreover, this trend has become more pronounced since 2003. The findings are instrumental in assisting policymakers in formulating environmental protection policies and promoting well-being in Vietnam.
Download
Đánh giá tác động của ngập lụt đến sự thay đổi hành vi lựa chọn nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tác động của ngập lụt lên các nhóm đối tượng khác nhau là khác nhau, do đó, việc đo lường ảnh hưởng của ngập lụt đối với các nhóm đối tượng khác nhau là rất cần thiết. Mục tiêu đo lường ảnh hưởng của ngập lụt đến các nhóm đối tượng khác nhau như nghèo hơn/giàu hơn, đã từng sống/chưa từng sống trong khu vực ngập lụt; cùng với sự khác nhau trong hành vi lựa chọn nhà ở mới của những nhóm đối tượng này. Sử dụng tập dữ liệu khảo sát các người mua nhà đơn lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh từ quý 3/2017 đến hết quý 2/2018, nghiên cứu này phát hiện rằng, về tổng thể thì ngập lụt có tác động tiêu cực đáng kể đến giá nhà.Đặc biệt, mức giảm giá này không khác biệt đáng kể giữa các nhóm người mua nên chúng trở nên hấp dẫn hơn với những người mua nhà có tài chính hạn chế vì những ngôi nhà họ mua thường có khung giá thấp hơn nên tỷ trọng giảm giá cao hơn. Điều này đã thu hút họ vào những khu vực rủi ro ngập cao hơn. Nhưng, với những người mua đã sống trong khu vực ngập lụt trước đó thì dù là bị hạn chế tài chính, họ vẫn có xu hướng mua nhà mới trong vùng không ngập. Điều này ám chỉ về một thực trạng về việc người dân đang đánh giá thấp ảnh hưởng của ngập lụt do thiếu thông tin. <br><br> Abstract <br>
The impact of flooding varies among different demographic groups, hence, measuring the effects of flooding on these groups is crucial. The objective is to assess the impact of flooding on various demographic groups, such as poorer/wealthier individuals, those who have/have not lived in flood-prone areas, and differences in their choices of new housing. Utilizing survey data from individual home buyers in Ho Chi Minh City from the third quarter of 2017 to the end of the second quarter of 2018, this study found that overall, flooding significantly negatively affects housing prices. Particularly, the price reduction does not differ significantly among buyer groups, thus attracting those with limited financial resources, as the houses they purchase tend to have lower prices, resulting in a higher proportion of price reduction. This attracts them to higher flood-risk areas. However, for buyers who have previously lived in flood-prone areas, despite financial constraints, they tend to purchase new homes in non-flooded areas. This suggests a trend where residents undervalue the impact of flooding due to a lack of information.
Download
Tác động của ổn định tài chính đến phát triển bền vững: Góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của ổn định tài chính (OĐTC) đến phát triển bền vững (PTBV) dưới góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở 33 quốc gia đang phát triển và 7 quốc gia phát triển, năm 2005-2020. Bằng phương pháp hồi quy Bayesian cho thấy, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV ở cả hai nhóm quốc gia với xác suất trên 79,3%. Nghiên cứu vai trò của lạm phát và cung tiền trong mối quan hệ này thì OĐTC có tác động tiêu cực đến PTBV và xác xuất 97,2%. Ngược lại, khi nghiên cứu vai trò của lãi suất và dự trữ ngoại hối thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất trên 89,6% ở cả hai nhóm nước. Tương tự, khi xem xét vai trò CSTK– chi tiêu công thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất cao trên 99,7% ở hai nhóm quốc gia. Ngược lại, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV khi xem xét thêm vai trò của thuế với xác xuất 100% ở các quốc gia phát triển và tác động tiêu cực với xác suất xảy ra 60,9% ở các quốc gia đang phát triển.
Phân cấp đầu tư công khu vực kinh tế Đông Nam Bộ, Việt Nam giai đoạn 2016–2021
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vùng kinh tế Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trung bình cả nước trong hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, giai đoạn 2016–2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng có sự giảm sút và mất đi vị trí dẫn đầu cả nước. Nguyên nhân đến từ sự sụt giảm cấu phần đầu tư công trong tổng sản phẩm địa phương, hạ tầng giao thông đối nội và đối ngoại yếu kém và lạc hậu. Bài viết này phân tích thực trạng phân cấp đầu tư hiện nay của Vùng so với trung bình chung của cả nước; từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường phân cấp và nâng cao hiệu quả giải ngân đầu tư công cho Vùng. <br>Abstract <br><br>
The Southeast region of Vietnam is a dynamic and fast-growing economic region, with an economic growth rate higher than the national average for over 20 years. However, during the period of 2016–2021, the economic growth rate of the region declined, causing it to lose its leading position in the country. The reasons for this decline are partly due to a decrease in regional public investment, as well as weak and outdated internal and external transportation infrastructure. This article analyzes the current public investment decentralization of the region compared to the national average and proposes some solutions to enhance decentralization and improve the efficiency of public investment disbursement in the region.
Download
Phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 – Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, buộc các quốc gia phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp cấp bách theo kiểu “vừa làm vừa sửa”. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu tiến hành phân tích và hệ thống hóa các chính sách tài khóa và tiền tệ đã và đang được triển khai tại 15 quốc gia có xếp hạng cao nhất về khả năng chống chịu các ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, theo Ngân hàng đầu tư Châu Âu đánh giá. Cùng với đó, nghiên cứu cũng tiến hành phân tích thực trạng áp dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam để làm căn cứ đưa ra các gợi ý chính sách cho Chính phủ Việt Nam. Cụ thể, về chính sách tài khóa, Chính phủ nên giải ngân chi tiêu công tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia, phát triển công nghệ và kinh tế xanh trong dài hạn; đồng thời cũng cần ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các đối tượng, ngành nghề bị tổn thất nặng bởi đại dịch trong ngắn hạn. Về chính sách tiền tệ, trong ngắn hạn, Chính phủ có thể nới lỏng thêm các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại, đẩy nhanh việc triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển FinTech trong dài hạn.
Download
|