|
Tạp chí phát triển kinh tế |
Năm thứ. 26(2)
, Tháng 2/2015, Trang 83-99
|
|
Mô hình tăng trưởng vùng Nam Trung bộ VN giai đoạn 2001–2012: Một nghiên cứu thực nghiệm |
|
Bui duc Hung & Hoang Hong Hiep |
DOI:
Tóm tắt
Sử dụng phương pháp kinh tế lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS), nghiên cứu tiến hành ước lượng các hệ số đóng góp của vốn và lao động trong mô hình tăng trưởng kinh tế của vùng Nam Trung Bộ giai đoạn 2001–2012. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tính toán cấu trúc đóng góp của các nhân tố: Vốn, lao động, và năng suất các nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity - TFP) vào tăng trưởng kinh tế của vùng. Kết quả cho thấy nền kinh tế vùng Nam Trung Bộ hiện đang được vận hành bởi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng với sự đóng góp chủ yếu của nhân tố vốn, lao động, và đóng góp của TFP khá thấp trong tăng trưởng kinh tế vùng. Điều này cũng hàm ý mô hình tăng trưởng hiện hữu của vùng hàm chứa nhiều yếu tố không bền vững trong quá trình phát triển.
Từ khóa
Mô hình tăng trưởng, nhân tố sản xuất, miền Trung, năng suất các nhân tố tổng hợp, tăng trưởng kinh tế.
|
Download
|
|
Đóng góp của ngành ICT vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000–2019
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của bài báo này là làm rõ đóng góp của ngành công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technology – ICT) tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000–2019 bằng mô hình hạch toán tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, ngành ICT Việt Nam tăng trưởng cao hơn nền kinh tế; Thứ hai, đóng góp của năng suất tổng hợp các yếu tố của ngành ICT Việt Nam trong tăng trưởng GDP của ngành cao hơn so với số liệu tương ứng của nền kinh tế; và thứ ba, tổng đóng góp của các yếu tố đầu vào gồm vốn và lao động ngành ICT cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ đạt 2,28%. Tóm lại, mặc dù ngành ICT thể hiện được năng suất tổng hợp cao hơn mức trung bình của nền kinh tế, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế của ngành ICT vẫn còn khiêm tốn tại Việt Nam.
Download
Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Hệ phương trình đồng thời
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến tăng trưởng kinh tế và giải thích cơ chế kinh tế mà qua đó tăng trưởng kinh tế có thể bị tác động của các biến vĩ mô một cách trực tiếp và gián tiếp. Với dữ liệu về giai đoạn 1986 – 2013 ở VN, hệ phương trình đồng thời được sử dụng để xây dựng các hàm hành vi vĩ mô quan trọng. Nghiên cứu đã phát hiện: (1) Đóng góp chủ yếu vào phát triển kinh tế là số lượng đầu tư hơn chất lượng đầu tư; (2) Vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế; (3) Xuất khẩu có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế; (4) Đầu tư công, nhìn chung, thu hút đầu tư tư nhân; và (5) Thu nhập, mức hiệu dụng (Tỉ lệ giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng) và lạm phát tối ưu có tác động cùng chiều đến tiêu dùng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phát hiện tăng trưởng GDP không phản ánh đầy đủ hiệu năng của nền kinh tế vì nó không tính đến các khoản chi trả yếu tố ròng từ nước ngoài, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, và thương mại nội ngành kém hiệu quả.
Download
|