|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(8)
, Tháng 8/2022, Trang 121-140
|
|
Nhận diện các áp lực dẫn đến hành vi gian lận trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam |
The Determination of Pressures toward Fraudulent Behavior on Financial Statements of Vietnamese Listed Companies |
Le Vu Ngoc Thanh & Pham Thi Ngoc Bich & Nguyen dinh Hoang Uyen & Le Thanh Thai Nguyen |
DOI: 10.24311/jabes/2022.33.08.08
Tóm tắt
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu các áp lực dẫn đến gian lận trên Báo cáo tài chính (GLBCTC) của các doanh nghiệp (DN) niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trước tiên, nghiên cứu nhận diện từng loại áp lực tác động đến hành vi GLBCTC, sau đó tiếp tục nghiên cứu tác động tương tác giữa các áp lực đến hành vi GLBCTC. Kết quả hồi quy 2831 mẫu từ năm 2014 đến năm 2020 đã chỉ ra rằng sức ép của việc duy trì vị thế của một DN lớn, sự tuân thủ các giao ước tài chính và áp lực lợi nhuận thường sẽ khiến nhà quản lý thực hiện hành vi GLBCTC, và nếu DN có đồng thời nhiều áp lực thì sẽ càng gia tăng hành vi GLBCTC.
Abstract
The study focuses on understanding the pressures leading to fraudulent behavior on the financial statements of companies listed on the Vietnamese stock markets. First, the study identifies the pressures affecting fraudulent financial reporting behavior one by one, then turn to the interactive effects of the pressures on the behavior of corporate. The regression results of 2831 samples from 2014 to 2020 show that the pressure of maintaining the position of a large enterprise, the pressure of strictly complying with debt covenants, a profit pressure or reward incentive make managers commit financial statement fraud, and, if an enterprise is under a plethora of pressures at the same time, it will increase the fraudulent financial reporting behavior.
Từ khóa
Gian lận báo cáo tài chính, áp lực, lý thuyết tam giác gian lận. Financial statement fraud; Pressure; Fraud triangle hypothesis.
|
Download
|
|
Nghiên cứu mối quan hệ giữa công bằng tổ chức và hành vi công dân trong tổ chức: Vai trò nào cho quá trình trao đổi lãnh đạo-thành viên?
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét trao đổi lãnh đạo-thành viên (LMX) với vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa công bằng tổ chức (OJ) và hành vi công dân của tổ chức (OCB). Qua khảo sát mẫu gồm 279 nhân viên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, kết quả chỉ ra rằng công bằng phân phối là yếu tố dự báo LMX mạnh mẽ hơn công bằng tương tác hay công bằng thủ tục. Ngoài ra, LMX có mối quan hệ ý nghĩa với hành vi tận tình, lịch thiệp, phẩm hạnh công dân và lương tâm. Trong mối quan hệ công bằng tổ chức – hành vi công dân, công bằng tương tác ảnh hưởng tích cực đến tất cả các khía cạnh của OCB. Công bằng phân phối ảnh hưởng tích cực đến phẩm hạnh công dân. Công bằng thủ tục cũng tác động tích cực đến phẩm hạnh công dân nhưng có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi lịch thiệp và cao thượng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy LMX không đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa OJ và OCB. Các phát hiện của nghiên cứu có ý nghĩa đối với thực tiễn quản trị nhân sự vì nó cho phép các nhà quản lí có kế hoạch hành động thích hợp để tạo ra các hành vi làm việc mong muốn của nhân viên.
Download
Ảnh hưởng của thông tin kế toán quản trị đến thành quả công việc của nhà quản lý: Vai trò trung gian của vốn tâm lý
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này kiểm định vai trò của thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán quản trị trong việc nâng cao thành quả công việc của nhà quản lý trong doanh nghiệp. Thông tin kế toán quản trị được tiếp cận ở góc độ mức độ sử dụng các đặc tính chất lượng thông tin của nhà quản lý. Thành quả của nhà quản lý được tiếp cận ở khía cạnh hành vi, gồm thành quả nhiệm vụ và thành quả theo ngữ cảnh. Kết quả phân tích PLS-SEM trên cơ sở dữ liệu khảo sát từ 134 nhà quản lý các cấp trong các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ ra rằng mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị góp phần phát triển năng lực tâm lý tích cực, từ đó tác động tích cực đến thành quả công việc của nhà quản lý. Kết quả nghiên cứu này bổ sung vào cơ sở lý thuyết trong các nghiên cứu kế toán quản trị về các yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả công việc của nhà quản lý.
Download
Hệ thống thông tin kế toán – xu hướng phát triển và các hướng nghiên cứu ứng dụng thực tiễn
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
"Hệ thống thông tin kế toán, hiểu theo nghĩa rộng, là lĩnh vực nghiên cứu và thực tiễn liên quan đến mục tiêu cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng nhằm đưa ra
quyết định. Nó bao gồm cả lĩnh vực lập báo cáo tài chính (financial reporting) cung cấp cho bên ngoài và lĩnh vực thông tin kế toán cho quản trị doanh nghiệp. Cũng trong ngữ
cảnh này, hệ thống thông tin kế toán không chỉ là việc thiết kế, vận hành và giám sát hệ thống thông tin mà còn bao gồm những chuẩn mực về thông tin (chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính, các phương pháp kế toán quản trị…) và công tác kiểm soát, kiểm tra đối với các thông tin được cung cấp bởi hệ thống. Bài viết này điểm lại những xu hướng phát triển trong hệ thống thông tin kế toán hiểu theo nghĩa trên, phân tích động lực và các trở ngại của quá trình này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan mang tính định hướng cho việc nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn tại VN.
Download
Trí tuệ văn hóa và kết quả công việc của người lao động: Vai trò của điều chỉnh văn hóa và gắn kết công việc
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm kiểm định mối quan hệ giữa trí tuệ văn hóa và kết quả công việc của người lao động qua vai trò trung gian của điều chỉnh văn hóa và gắn kết công việc của người lao động tại các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập từ 307 người lao động đến từ các tỉnh đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giả thuyết đều được chấp nhận, trong đó, trí tuệ văn hóa có tác động cùng chiều mạnh đến gắn kết công việc và kết quả công việc; trí tuệ văn hóa tác động không mạnh đến điều chỉnh văn hóa, cũng như điều chỉnh văn hóa tác động yếu đến kết quả công việc; điều chỉnh văn hóa và gắn kết công việc đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa trí tuệ văn hóa với kết quả công việc. Nghiên cứu cũng phát hiện có sự khác biệt giữa nam và nữ, trình độ chuyên môn và thâm niên công tác trong mối quan hệ giữa trí tuệ văn hóa với kết quả công việc; cũng như có sự khác biệt về trình độ chuyên môn và thâm niên công tác trong mối quan hệ giữa gắn kết công việc với kết quả công việc của nhân viên tại các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý được đề xuất để giúp nhà quản trị của các doanh nghiệp FDI cải thiện chính sách nhân sự nhằm nâng cao trí tuệ văn hóa và gắn kết công việc, từ đó góp phần cải thiện kết quả công việc của nhân viên.
Download
|