Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Năm thứ. 31(2) , Tháng 2/2020, Trang 05-22


Hoạt động đổi mới và phát triển tài chính: Bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á
Nguyễn Hoàng Minh

DOI:
Tóm tắt
Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hoạt động đổi mới tại một số quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Bruney, Philippines). Nghiên cứu thu thập số liệu từ Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới; và sử dụng phương pháp Pooled OLS, Random-Effects, Fixed-Effects. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển định chế tài chính có tác động tích cực đến hoạt động đổi mới và phát triển kinh tế mới là nhân tố thúc đẩy hoạt động đổi mới của một số quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh đó, hoạt động đổi mới của một số quốc gia Đông Nam Á còn rất thấp. Dựa vào kết quả nghiên cứu, các quốc gia Đông Nam Á cần có chính sách phù hợp để phát triển định chế tài chính, đặc biệt là chú trọng vào phát triển tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân trong nền kinh tế để tạo điều kiện cho các hoạt động đổi mới của khu vực tư nhân phát triển.

Từ khóa
Đổi mới; Tài chính; Đông Nam Á.
Download
Khảo sát hiện tượng bong bóng trên thị trường vàng thế giới trong giai đoạn trước và sau đại dịch COVID-19: Tiếp cận bằng các kiểm định nghiệm đơn vị phía phải
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Sa lầy trong thua lỗ của nhà đầu tư chứng khoán: vai trò của các lệch lạc hành vi
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Liệu rằng đầu tư công nghệ thông tin và truyền thông có làm gia tăng doanh thu hoạt động dịch vụ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Khảo sát vai trò phòng hộ rủi ro của vàng với thị trường chứng khoán ASEAN6
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng

Rủi ro địa chính trị và thị trường tài chính Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng