|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(9)
, Tháng 9/2018, Trang 36-52
|
|
Tác động bất đối xứng của biến động giá dầu đến thị trường chứng khoán Việt Nam: Tiếp cận mô hình phi tuyến tính ARDL |
|
Pham Thi Tuyet Trinh & Vo Le Linh dan |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng bất đối xứng của biến động giá dầu đến thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong ngắn và dài hạn sau khủng hoảng 2008. Sử dụng mô hình tự hồi qui phân phối trễ (ADRL) phi tuyến tính theo tiếp cận kiểm định đường bao trên dữ liệu tần suất tháng của VN-index, giá dầu Brent, chỉ số sản xuất công nghiệp và cung tiền, nghiên cứu cho thấy những kết quả quan trọng sau. Một là, trong dài hạn biến động giá dầu có ảnh hưởng ngược chiều đến TTCK Việt Nam, giá dầu tăng làm TTCK diễn biến xấu đi và giá dầu giảm làm thị trường khởi sắc. Hai là, giá dầu tăng có ảnh hưởng mạnh hơn so với giá dầu giảm phản ánh cho tính bất đối xứng của ảnh hưởng giá dầu đến thị trường trong dài hạn. Ba là, trong ngắn hạn, thị trường có phản ứng ngược chiều so với trong dài hạn
Từ khóa
ARDL; Phi tuyến tính; Giá dầu; Thị trường chứng khoán.
|
Download
|
|
Tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến rủi ro giảm giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét độ tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến rủi ro giảm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 225 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014–2018 và sử dụng phương pháp hồi quy GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy công bố thông tin trách nhiệm xã hội làm giảm rủi ro giảm giá cổ phiếu; kết quả này vẫn vững khi sử dụng các biến khác nhau để đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và rủi ro rớt giá cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng vì mối quan hệ này ở các nước đang phát triển chưa được nghiên cứu nhiều. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách về minh bạch công bố thông tin trách nhiệm xã hội của công ty niêm yết và cơ quan quản lý.
Download
Bất ổn chính sách kinh tế của Trung Quốc và rủi ro sụp đổ giá cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sử dụng dữ liệu rủi ro sụp đổ giá cổ phiếu cho 713 doanh nghiệp trên các sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2023, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng bất ổn chính sách kinh tế (BOCSKT) Trung Quốc làm gia tăng rủi ro sụp đổ giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thống nhất cho các thành phần của chính sách kinh tế Trung Quốc và các cách đo rủi ro sụp đổ giá cổ phiếu khác nhau. Tác động của BOCSKT Trung Quốc đến rủi ro sụp đổ giá cổ phiếu của các công ty Việt Nam diễn ra thông qua ba kênh truyền dẫn: sự khác biệt kỳ vọng nhà đầu tư, sự khác biệt tỉ lệ sở hữu cổ đông tổ chức hay sự khác biệt của tỉ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập. Bài báo hàm ý rằng để giảm rủi ro sụp đổ giá cổ phiếu, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện các cơ chế giúp nâng cấp năng lực quản trị và giảm khác biệt kỳ vọng nhà đầu tư. <br><br>Abstract <br>
With dataset on stock price crash risk for 713 companies listed on Vietnamese stock exchanges from 2010 to 2023, we find evidence that economic policy uncertainty in China increases the risk of stock price crash of Vietnamese listed firms. The results are robust across various components of economic policies in China and with different measures of stock price crash risk. The impact of policy uncertainty in China on stock price crash risk of Vietnamese firms occurs through three channels, including investor expectation discrepancy, the proportion of institutional shareholder ownership, or the proportion of independent board members. The paper suggests that to reduce the risk of stock price crash, Vietnamese firms need to improve mechanisms to enhance corporate governance and reduce discrepancies in investor expectations.
Vốn Đầu tư Gián tiếp Nước ngoài vào Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết phân tích hình thái của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm các yếu tố chi phối vốn và tương tác của loại vốn này với các biến số kinh tế vĩ mô khác. Với mẫu số liệu theo tháng từ 02/2018 đến 09/2024, mô hình vector tự hồi quy với hệ số thay đổi theo thời gian (TVC-BSVAR) ghi nhận rằng sự mất giá của đồng nội tệ (VND) dẫn đến suy giảm vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), trong khi tác động của lãi suất mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và chênh lệch tăng trưởng trong nước và thế giới lại không rõ ràng. Theo chiều ngược lại, vốn FII cũng giúp củng cố giá trị đồng VND và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước. Trong các biến số vĩ mô của mô hình, tỷ giá hối đoái (VND/USD) đóng vai trò quan trọng nhất đối với độ dao động của vốn FII vào Việt Nam trong thời gian vừa qua. Các kết quả này áp dụng khá đồng nhất với loại hình vốn FII làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp (FIIK), với riêng một điểm khác biệt ở mức tác động của mức lãi suất FED mạnh và tiêu cực đối với vốn FIIK. <br><br> Abstract <br>
The paper investigates the pattern of foreing indirect investment into Vietnam, including its determinants and interaction wiht other macroeconomic variables. With a monthly data sample from February 2018 to September 2024, the vector autorecovery model with time-varying coefficients (TVC-BSVAR) records that the depreciation in local currency (VND) leads to decline in foreign indirect investment (FII), while the target effective rate by US Federal Reserve System (FED) and the gap between domestic and world economic growth rate are unclear. In the opposite direction, the FII capital strengthens the value of the VND and supports domestic economic growth. Among the macroeconomic variables, the foreign exchange rate (VND/USD) plays the most important role in the variation of FII for recent years. This result applies quite simultaneously to the FII that increases the charter capital of enterprises (FIIK), only with a difference in the strong and negative FED effective rate on the FIIK.
Rủi ro, chênh lệch tỷ suất sinh lợi, và lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam: Những tác động từ bất ổn toàn cầu và chính sách tiền tệ
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phát triển và kiểm định mô hình lựa chọn đầu tư dựa trên rủi ro và chênh lệch tỷ suất sinh lợi của các hình thức đầu tư dưới lăng kính của bất ổn toàn cầu và chính sách tiền tệ. Sử dụng dữ liệu bảng từ các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013-2021, chúng tôi nhận thấy rủi ro của việc đầu tư vào tài sản cố định và bất ổn chính sách kinh tế toàn cầu gia tăng khiến các doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản tài chính nhiều hơn, đây có thể được xem là một nơi trú ẩn sinh lời và có tính thanh khoản cao. Chính sách tiền tệ có thể giúp chống lại hiện tượng tài chính hóa, tuy nhiên, khi đặt trong bối cảnh bất ổn toàn cầu thì vai trò của chính sách tiền tệ bị lấn át. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy chênh lệch tỷ suất sinh lợi giữa đầu tư tài sản cố định và tài sản tài chính ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn đầu tư tài chính của doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>This study develops and tests an investment choice model based on the risk and return gap of investment forms under the lens of global uncertainty and monetary policy. Using panel data from non-financial firms listed in Vietnam for the period 2013‒2021, we find that the risks of investing in fixed assets and global economic policy uncertainty increase, causing firms to invest more in financial assets, which can be considered a profitable and highly liquid haven. Monetary policy can help combat the phenomenon of financialization; however, in the context of global uncertainty, the role of monetary policy is diminished. Additionally, there is no evidence that the return gap between investments in fixed assets and financial assets affects the financial investment choice behavior of firms.
Download
Lan tỏa rủi ro từ giá dầu thế giới đến thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự lan truyền rủi ro đuôi của giá dầu đến từng thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6 (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore) trong giai đoạn 2017–2023 được chia thành ba giai đoạn: trước và trong đại dịch COVID–19, chiến tranh Nga-Ukraine. Mô hình DCC–GARCH được sử dụng để tính toán CoVaR, DCoVaR và kiểm định Kolmogorov - Smirnov (K–S) để đánh giá và so sánh mức độ rủi ro lan tỏa của giá dầu thô lên thị trường chứng khoán ASEAN+6. Kết quả thực nghiệm cho thấy rủi ro từ sụt giảm giá dầu thô có ảnh hưởng đến rủi ro của thị trường chứng khoán các nước ASEAN+6 trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, rủi ro lan tỏa trong giai đoạn trước COVID-19 và chiến tranh Nga-Ukraine là tương đối thấp với hầu hết các quốc gia được nghiên cứu. Trong giai đoạn COVID-19, tất cả thị trường chứng khoán khu vực ASEAN+6 đều chịu rủi ro lan tỏa từ sụt giảm giá dầu thô lớn hơn so với hai giai đoạn còn lại. Đặc biệt, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường phải đối mặt với rủi ro lan tỏa từ dầu thô nhiều hơn các thị trường khác. Các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nên ban hành các kế hoạch nhận diện, giám sát và hành động để giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro giá dầu. <br><br> Abstract
<br>This study aims to assess the tail risk spillovers from crude oil prices to the stock markets in ASEAN-6 countries (Vietnam, Thailand, Indonesia, Philippines, Malaysia, and Singapore) during the period 2017–2023. The DCC-GARCH model is employed to estimate CoVaR, ΔCoVaR, and the Kolmogorov-Smirnov test to evaluate and compare the magnitude of oil price risk spillovers on the ASEAN-6 stock markets. Empirical results reveal that tail risks from oil prices reduce the impact of risks on the ASEAN-6 stock markets over the sample period. Additionally, tail risk spillovers during the pre-COVID-19 and Russia-Ukraine conflict periods are relatively low across the selected countries. During the COVID-19 period, the ASEAN-6 stock markets experience higher risk spillovers from decreases in crude oil prices compared to other periods. Specifically, Vietnam, Thailand, and Indonesia are the three markets facing higher risk spillovers from oil prices in comparison to others. Policymakers and regulatory authorities should increase awareness, oversight, and action plans to minimize adverse oil risk effects.
Download
|