|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(7)
, Tháng 7/2022, Trang 04-18
|
|
Hành vi thực hành xanh trong ngành lưu trú: Vai trò của niềm tin tổ chức xanh, nhận dạng tổ chức xanh và lãnh đạo chuyển đổi xanh |
Green Practices Behavior in the Accommodation Industry: The Role of Green Organizational Trust, Green Organizational Identity and Green Transformation Leadership |
dong Xuan dam & Le Chi Cong |
DOI: 10.24311/jabes/2022.33.07.01
Tóm tắt
Hành vi thực hành xanh đã trở thành một chủ đề quan trọng trong các nghiên cứu về phát triển bền vững. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu về hành vi này chủ yếu tập trung vào vấn đề chung trong khi các tiền đề cơ bản bên trong giải thích hành vi thực hành xanh của người lao động vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để trong nhiều bối cảnh thị trường khác nhau. Nghiên cứu sử dụng mô hình phương trình cấu trúc để phân tích dữ liệu thu được từ 315 nhân viên tại các khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam. Kết quả 5/5 giả thuyết được ủng hộ. Hành vi thực hành xanh trong tổ chức chịu tác động bởi: niềm tin tổ chức xanh; nhận dạng tổ chức xanh và lãnh đạo chuyển đối xanh. Trong khi, nhận dạng tổ chức xanh đóng vai trò trung gian hoàn toàn trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi xanh và hành vi thực hành xanh. Đặt biệt, mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyển đổi xanh và hành vi thực hành xanh được tăng lên bởi vai trò điều tiết của niềm tin tổ chức. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm giúp tổ chức phát huy vai trò của nhân viên nâng cao hành vi thực hành xanh.
Abstract
Green practices behavior has become an important topic in research on sustainable development. However, most of the green practices behavior researchers mainly focus on the general problem while the fundamental factors within the organization that explain green practices behavior have not yet been properly resolved thoroughly in a variety of market perspectives. The study uses a structural equation model to analyze data obtained from 315 employees at high-end hotels/resorts in Vietnam. Results 5/5 hypotheses are supported. Green practices behavior is influenced by: Green organizational trust, green organizational identity and green transformation leadership. Additionally, green organizational identity plays a completely mediating role in the relationship between green transformation leadership and green practices behavior. In particular, the relationship between green transformation leadership and green practice innovation is enhanced by the moderator role of organizational trust. Based on the research results, the article proposes a number of policy recommendations to help organizations promote the role of employees in enhancing green practices behavior.
Từ khóa
Niềm tin tổ chức; Nhận dạng tổ chức xanh; Lãnh đạo chuyển đổi xanh; Lưu trú. Green organizational trust; Green organizational identity; Green transformation leadership; Hospitality.
|
Download
|
|
Tác động của tích hợp chuỗi cung ứng đến hiệu suất logistics của các doanh nghiệp dịch vụ logistics: Vai trò trung gian của năng lực quản lý logistics và điều tiết của môi trường logistics
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích tác động của tích hợp chuỗi cung ứng trực tiếp đến hiệu suất logistics và gián tiếp thông qua năng lực quản lý logistics gồm năng lực quản lý nhu cầu, năng lực quản lý vận hành và năng lực quản lý nguồn lực; cũng như sự điều tiết của môi trường logistics doanh nghiệp đến mối quan hệ này. Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu từng phần kiểm định mẫu nghiên cứu gồm 392 doanh nghiệp dịch vụ logistics (LSP) ở Đông Nam bộ Việt Nam cho thấy tích hợp chuỗi cung ứng gồm ba thành tố tích hợp nội bộ, tích hợp khách hàng và tích hợp các đối tác ngành logistics ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất logistics của doanh nghiệp, mức độ tác động này sẽ gia tăng khi kết hợp với năng lực quản lý logistics. LSP có môi trường logistics càng phức tạp thì càng có xu hướng tích hợp chuỗi cung ứng, từ đó cải thiện năng lực quản lý logistics và nâng cao hiệu suất logistics của doanh nghiệp. Qua đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý quản trị nâng cao hiệu suất logistics của LSP từ góc độ tích hợp chuỗi cung ứng. <br><br>ABSTRACT <br>
The study analyses the impact of supply chain integration directly on logistics performance and indirectly through logistics management capabilities including demand management capability, operation management capability and resource management capability; as well as the moderating impact of the enterprise logistics environment on this relationship. Using the partial least squares method to test the research sample of 392 logistics service providers (LSP) in the Southeast region, it shows that supply chain integration including three components of internal integration, customer integration and logistics collaborator integration has a positive impact on the logistics performance of enterprises, and this impact level will increase when combined with logistics management capabilities. The more complex the logistics environment of LSPs is, the more they tend to integrate the supply chain, thereby improving logistics management capabilities and enhancing the enterprise’s logistics performance. Thus, the study provides some managerial implications to improve the logistics performance of LSPs from the perspective of supply chain integration.
Liên kết truyền miệng trực tuyến về phim, sự quen thuộc điểm đến và hình ảnh thương hiệu điểm đến với ý định lựa chọn điểm đến xuất hiện trong phim
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm khám phá mối liên hệ giữa truyền miệng trực tuyến (eWOM) về phim, sự quen thuộc điểm đến và hình ảnh thương hiệu điểm đến với ý định lựa chọn điểm đến xuất hiện trong phim (ĐĐXHTP) trên nền tảng mô hình Kích thích-Chủ thể-Phản ứng (S-O-R). Nghiên cứu này được thực hiện trên 499 đáp viên là người Việt Nam có xem phim và bình luận trực tuyến về phim. Kết quả nghiên cứu cho thấy eWOM về phim có thể làm gia tăng ý định lựa chọn các điểm đến xuất hiện trong phim thông qua ba con đường: (i) gia tăng sự quen thuộc điểm đến, (ii) củng cố hình ảnh thương hiệu điểm đến, và (iii) gia tăng sự cộng hưởng giữa sự quen thuộc điểm đến hình ảnh thương hiệu điểm đến. Nghiên cứu mang lại những đóng góp mới về mặt lý thuyết liên quan đến vai trò của eWOM về phim đối với ý định hành vi của du khách đối với điểm đến xuất hiện trong phim. Đồng thời, gợi ý những hàm ý quản trị cho các cơ quan quản lý điểm đến (Destination Management Organization ¬– DMO) và các doanh nghiệp du lịch (DNDL) trong xu thế du lịch theo bối cảnh phim ngày càng phát triển. <br><br>Abstract <br>
This study aims to explore the relationship between online word-of-mouth (eWOM) about movies, destination familiarity, and destination brand image with the intention of choosing film-featured destinations based on the Stimulus-Organism-Response (S-O-R) model. The research was conducted on 499 Vietnamese respondents who watched movies and read online reviews about them. The findings show that eWOM about movies can increase the intention to choose film-featured destinations through three pathways: (i) increasing destination familiarity, (ii) reinforcing destination brand image, and (iii) enhancing the resonance between destination familiarity and destination brand image. This study contributes new theoretical insights into the role of eWOM about movies in shaping tourists' behavioral intentions toward film-featured destinations. It also provides managerial implications for destination management organizations and tourism businesses in the growing trend of film-induced tourism.
Download
Vai trò của năng lực tri thức trong mối quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược và kết quả hoạt động của công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa các mục tiêu chiến lược và kết quả hoạt động của công ty và vai trò trung gian của năng lực tri thức trong mối quan hệ này. Kết quả phân tích dựa trên khảo sát 190 nhà quản lý của các doanh nghiệp đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho thấy mối quan hệ giữa mục tiêu tối đa hóa chi phí và kết quả hoạt động của công ty có ý nghĩa thống kê, nhưng mối quan hệ giữa mục tiêu đa dạng hóa và kết quả hoạt động của công ty không có ý nghĩa thống kê. Năng lực tri thức đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này. Cụ thể, năng lực tri thức theo chiều rộng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược và kết quả hoạt động, nhưng năng lực tri thức theo chiều sâu chỉ đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa mục tiêu đa dạng hóa và kết quả hoạt động. Kết quả này đã đóng góp cho lý thuyết về nguồn lực thông qua việc khám phá thêm một năng lực chiến lược mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm, đó là năng lực tri thức. Nghiên cứu cũng gợi ý một số hàm ý quản trị giúp các nhà quản lý đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh thúc đẩy kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>
This study investigates the impact of strategic goals on performance growth and the mediating role of knowledge capabilities in these relationships. Based on a data set of 190 managers investing in industrial zones in Ho Chi Minh City, this study found that cost goals were significantly related to performance growth, while differentiation goals did not. Knowledge capabilities mediated the relationship between strategic goals and performance growth. Specifically, knowledge breadth mediated the relationships between strategic goals and performance growth, while knowledge depth mediated the relationship between differentiation goals and performance growth. These results contributed to the literature on resource-based view theory by introducing strategic capabilities for Vietnamese firms, which are knowledge capabilities. Then, the result implies some practical contributions for firms in Ho Chi Minh City to enhance performance growth.
Download
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin công cụ tài chính của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết đo lường mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam và khám phá ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố này. Bằng phương pháp phân tích nội dung toàn diện, danh mục 115 mục tin về công cụ tài chính được xây dựng dựa trên chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 7 và phù hợp với các quy định của Việt Nam. Các kiểm định F, Breusch- pagan và Hausman giúp lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập từ 299 báo cáo tài chính của 23 ngân hàng, giai đoạn 2010-2022. Kết quả chỉ ra mức độ công bố thông tin về công cụ tài chính của ngân hàng trung bình đạt 48% và khá khác nhau giữa các ngân hàng. Mô hình GLS là lựa chọn thích hợp để ước lượng kết quả. Kết quả cho thấy sự ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, vai trò kép và quy mô ủy ban kiểm toán đến thực hành công bố về công cụ tài chính của các ngân hàng, nhưng chưa tìm thấy bằng chứng của quy mô hội đồng và thành viên độc lập. Bài viết đóng góp cho lý thuyết báo cáo tài chínhvề mối quan hệ giữa quản trị công ty và công bố thông tin công cụ tài chính, bổ sung bằng chứng giải thích sự lựa chọn chính sách kế toán bởi lý thuyết ủy nhiệm và tín hiệu. Hàm ý thực tiễn của nghiên cứu là Việt Nam cần thiết ban hành chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính và các ngân hàng cần giám sát tốt hơn việc công bố thông tin về đối tượng kế toán quan trọng này. <br> Abstract <br><br>
This study aims to measure the financial instrument disclosure level in Viet Nam banks and to investigate its relationship with corporate governance. The FID Index of 115 items was formed based on IFRS 7, Viet Nam financial instrument disclosure requirements and content analysis method. We use a sample of 299 bank-year observations for banks over the period 2010–2022. This paper performs the F-test, Breusch- pagan and Hausman test to identify the appropriate regression model. The findings indicate that the level of financial instrument disclosure provided by the sample banks is relatively low with only 48% of related items being supplied. This article uses regression analyses with the GLS model to examine the impact of corporate governance characteristics on banks’ financial instrument disclosure level. The findings shown that this level has a statistical association with foreign ownership, role duality, audit committee size. However, the study fails to document its significant associations with board size, board independence. This article contributes to literature of relationship between corporate governance and financial instrument disclosure, adds evidence about the application of agency theory and signaling theory in accounting policy choice. Research results show that Vietnam should soon issue accounting standards for financial instruments. Banks should better monitor the disclosure of financial instrument information
Download
Thang đo trách nhiệm xã hội của khách sạn theo cách tiếp cận khách hàng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự hiểu biết về nhận thức của khách hàng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CRS) giúp các khách sạn thiết kế các chương trình CSR phù hợp và hiệu quả. Với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghiên cứu đã phát triển thang đo CSR trong lĩnh vực khách sạn theo cách tiếp cận nhận thức của khách hàng. Nghiên cứu cũng thiết lập khả năng dự đoán của thang đo bằng cách kiểm tra mối quan hệ của thang đo với kết quả mong đợi, như lòng trung thành của khách du lịch. Với kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện, nghiên cứu khảo sát 948 khách du lịch đã từng lưu trú tại khách sạn 4-5 sao tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Khánh Hòa, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và thủ đô Hà Nội. Kết quả khẳng định thang đo CSR Khách sạn gồm 19 chỉ báo với 4 thành phần, gồm CSR xã hội, CSR kinh tế, CSR đối với các bên liên quan và CSR môi trường. Thang đo CSR khách sạn là nguồn tham chiếu quan trọng để các khách sạn thiết kế và thực hành CSR trong hoạt động kinh doanh hướng đến phát triển bền vững. <br>Abstract<br><br>
Understanding customer perception of corporate social responsibility (CSR) helps hotels design effective and appropriate CSR programs. With an exploratory sequential mixed-method, the study has developed the CSR scale in the hotel context according to the customer perception approach. It also establishes the predictive power of the CSR scale by examining its relationship with an expected outcome, i.e. tourist loyalty. A convenience sampling technique was used, a survey of 948 tourists who had stayed at 4–5 star hotels in Ho Chi Minh city, Khanh Hoa Province, Da Nang City, Quang Nam Province, and Hanoi capital. The study results confirmed that the Hotel CSR scale consists of 19 items with 4 dimensions, including (i) social CSR, (ii) economic CSR, (iii) stakeholder CSR, and (iv) environmental CSR. This Hotel CSR scale will be an important reference source for hotels to design and practice CSR in sustainable business operations.
Download
|