|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(6)
, Tháng 6/2018, Trang 27-44
|
|
Cơ cấu hội đồng quản trị, kỷ luật thị trường có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên? Bằng chứng từ các ngân hàng thương mại Việt Nam |
|
Nguyen Cong Phuong & Nguyen Thi Ha My |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm kiểm chứng ảnh hưởng của cơ cấu hội đồng quản trị và kỷ luật thị trường đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Dựa vào cách tiếp cận chứng thực, phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu kết hợp đo lường mức độ công bố thông tin và mô hình hồi quy để đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu hội đồng quản trị và kỷ luật thị trường đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của 33 ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014. Kết quả phân tích cho thấy mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các ngân hàng không cao; các yếu tố cơ cấu hội đồng quản trị và kỷ luật thị trường không có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các ngân hàng. Kết quả này ngụ ý một số vấn đề lưu ý khi sử dụng các biến này để đo lường trong các nghiên cứu có liên quan trong tương lai.
Từ khóa
Công bố thông tin; Báo cáo thường niên; Chỉ số công bố thông tin; Hội đồng quản trị; Kỷ luật thị trường.
|
Download
|
|
Phân tích tác động của sự kiện chiến tranh Nga – Ukraine đến thị trường chứng khoán ASEAN-6
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo sử dụng dữ liệu hàng ngày của các nước ASEAN-6 để phân tích tác động của sự kiện Nga xung đột với Ukraine ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến thị trường chứng khoán của các quốc gia này. Phương pháp phân tích sự kiện với các khung cửa sổ sự kiện [-15; 15] được áp dụng với các kiểm định Patell, kiểm định Patell hiệu chỉnh, và kiểm định Boehmer. Kết quả kiểm định chung trên toàn khu vực cho thấy thị trường ASEAN có phản ứng khi có sự kiện chiến tranh Nga – Ukraine. Sự sụt giảm của thị trường ngay trong ngày sự kiện cho thấy thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực với sự kiện và sự phản ứng này còn kéo dài ít nhất đến 15 ngày sau sự kiện. Tuy nhiên, sự tác động của sự kiện này đến từng quốc gia không giống nhau. Malaysia, Singapore và Philippines là có phản ứng rõ rệt nhất với sự kiện này. Kết quả nghiên cứu của bài báo cũng có những hàm ý nhất định đối với nhà đầu tư, khi mà các xung đột quân sự có thể tác động đến thị trường tài chính thì nhà đầu tư cần hiểu rõ tác động của sự kiện này để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý, hoặc dựa trên những kinh nghiệm này để lập kế hoạch dự phòng rủi ro cho những diễn biến trong tương lai. <br><br>
Abstract <br>
This article analyzes the impact of Russia's conflict with Ukraine on February 24, 2022, on the stock markets of the ASEAN-6 countries using daily data. The event analysis method with a window of [-15, 15] was applied, employing Patell's test (1976), adjusted Patell's test, and Boehmer's test. The overall test results across the region indicate that ASEAN markets reacted to the Russia - Ukraine war. The decline in the market on the event day signifies a negative reaction, which persisted for at least 15 days after the event. However, the impact of the event varied among countries, with Malaysia, Singapore, and the Philippines exhibiting the most pronounced reactions. The study's findings have implications for investors, suggesting that military conflicts can influence financial markets. Consequently, investors need to understand these impacts to make informed investment decisions and develop risk contingency plans for future developments.
Download
Tác động của mức độ quan tâm của nhà đầu tư tới rủi ro sụt giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá tác động của mức độ quan tâm của nhà đầu tư, được đo lường thông qua tần suất tìm kiếm thông tin về các mã cổ phiếu, tới rủi ro sụt giảm giá của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu tác động của tần suất tìm kiếm thông tin về các mã cổ phiếu của các nhà đầu tư trên nền tảng Google tới rủi ro sụt giảm giá của 206 mã cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013–2022. Kết quả hồi quy dữ liệu dạng bảng cho thấy mức độ quan tâm của nhà đầu tư cao hơn làm tăng rủi ro sụt giảm giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả mô hình mở rộng cho thấy tác động này là lớn hơn đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và các doanh nghiệp có mức độ thanh khoản cao hơn. Điều này thể hiện đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam với tỷ lệ lớn các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường khiến các nhà đầu tư phản ứng tiêu cực hơn khi xuất hiện những sự thay đổi về thông tin trên thị trường chứng khoán. <br><br> Abstract <br>
The study evaluates the impacts of investor attention, proxied by the search volume for each individual stock ticker from Google Trends Analytics, on the crash risk of stock price of listed firms on Vietnamese stock market. Specifically, this research investigates the impact of the frequency of searching for information about the stocks of investors on the Google platform on the price crash risk by using data from 206 firms listed on the Vietnamese stock market from 2013 to 2022. Our empirical analysis reveals that investor attention on individual securities is positively correlated with stock price crash risk. The author further explores the heterogenous impacts of firm size, and liquidity, and finds that the positive impacts of investor attention are stronger for bigger and higher liquidity stock. This finding is consistent with the fact that the Vietnamese stock market is dominated by retail investors. Thus, the investor tends to overreact and have herding behaviors, which eventually results in higher crash risks during stock correction phase.
Download
Tác động của cơ sở hạ tầng đổi mới sáng tạo quốc gia tới xu hướng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Những năm gần đây, Nhà nước đã tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng đổi mới sáng tạo (ĐMST) nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp và ươm mầm các doanh nghiệp công nghệ. Nghiên cứu này xem xét tác động của cơ sở hạ tầng ĐMST quốc gia tới xu hướng ĐMST trong doanh nghiệp Việt Nam, thể hiện qua tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư và phát triển trong doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến với hiệu ứng cố định và mẫu dữ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trong giai đoạn 2011-2022, tác giả đã chỉ ra rằng doanh nghiệp gia tăng trích lập quỹ đầu tư và phát triển khi cơ sở hạ tầng ĐMST quốc gia được cải thiện, và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là động lực chính cho việc gia tăng trích lập này. Thêm vào đó, các doanh nghiệp có mức độ sở hữu nhà nước cao hơn dường như có mức độ sẵn sàng ĐMST cao hơn khi cơ sở hạ tầng ĐMST quốc gia được cải thiện. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng ĐMST của Nhà nước đang tạo ra những chuyển biến tích cực, và các doanh nghiệp nhà nước nên được cân nhắc như đầu tàu của chiến lược ĐMST quốc gia. <br><br> Abstract <br>
In recent years, Vietnam has increased investments in innovation infrastructure to promote corporate innovation activities and incubate technology-oriented startups. This study examines the impact of national innovation infrastructure on the innovation tendency in Vietnamese firms, as reflected through the allocation of funds for investment and development. Using the multivariate regression method with fixed effects on a sample of Vietnamese listed firms during 2011-2022, I point out that firms raise their funds for investment and development when national innovation infrastructure is improved, and information and communication technology infrastructure is the main driving force for this increase. In addition, firms highly owned by the State show greater innovation readiness as the national innovation infrastructure improves. This study suggests that the State's efforts to improve innovation infrastructure are producing their desired effects, and the State should consider state-owned enterprises as the locomotives of the national innovation strategy.
Download
Khảo sát dòng chảy thông tin giữa các ngành trên thị trường chứng khoán việt nam: Tiếp cận bằng Transfer Entropy
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết sử dụng dữ liệu từ năm 2017 đến 2023 và tính toán transfer entropy để đo lường dòng thông tin giữa 10 ngành kinh tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các ngành được xem xét bao gồm Hàng tiêu dùng không thiết yếu, Hàng tiêu dùng thiết yếu, Năng lượng, Tài chính, Sức khỏe, Công nghiệp, Công nghệ thông tin, Nguyên vật liệu, Bất động sản, và Tiện ích công cộng. Những phân tích trong bài cho thấy ngành có liên hệ thông tin kết nối hai chiều nhiều nhất trên thị trường là ngành Tài chính. Ngành Tài chính có thông tin truyền đi mạnh mẽ đến nhiều ngành khác như Công nghiệp, Công nghệ thông tin, Hàng tiêu dùng không thiết yếu, và nhiều ngành khác. Ngành nhận thông tin nhiều nhất là ngành Năng lượng và ngành ít liên hệ với ngành khác nhất là ngành Sức khỏe. Sau độ trễ 2 ngày giao dịch, mạng lưới thông tin giữa các ngành bắt đầu lan truyền mạnh mẽ và dày đặc hơn. Mức độ lan truyền thông tin lớn nhất là ở độ trễ 3 và 4 ngày giao dịch. Sau 5 ngày, các dòng thông tin chuyển giao bắt đầu suy yếu và rời rạc hơn. <br><br>Abstract <br>
The article employs transfer entropy to measure the flows of information among 10 sectoral indices in the Vietnamese stock market from 2017 to 2023. The considered sectors include Consumer Discretionary, Consumer Staples, Energy, Financials, Health Care, Industrials, Information Technology, Materials, Real Estate, and Utilities. The analyses in the article reveal that the sector with the most significant two-way information relationship is the Financials. The Financial sector exhibits robust outgoing information to various other sectors, including Industrials, Information Technology, Consumer Discretionary, and several others. The sector that receives the most information is the Energy sector, while the sector with the least interaction with other sectors is the Healthcare. In addition, after 2 trading days, the information flows among sectors become stronger and more widespread. The greatest spread of information occurs after 3 to 4 trading days. After 5 days, the flow of information becomes weaker.
Download
Kiểm soát và điều tiết tăng trưởng tín dụng bằng chính sách vĩ mô thận trọng: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đo lường chính sách vĩ mô thận trọng ở Việt Nam và bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách vĩ mô thận trọng đến tăng trưởng tín dụng tại thị trường Việt Nam giai đoạn tháng 4/2013-6/2023. Chỉ số chính sách vĩ mô thận trọng được đo lường theo sáu thành phần chính, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dự trữ thanh khoản 30 ngày, quy định trần tín dụng, tỷ lệ cho vay so với vốn huy động, tỷ lệ tiền gửi kho bạc nhà nước được tính vào nguồn vốn huy động và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trái với xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, Việt Nam đang thực hiện thắt chặt chính sách vĩ mô thận trọng. Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng thắt chặt công cụ chính sách vĩ mô thận trọng có thể giúp kiểm soát tăng trưởng tín dụng và điều tiết tín dụng vào khu vực sản xuất hàng hóa dịch vụ. <br><br>Abstract <br>
This study measures the state of macro-prudential policy in Vietnam and adds empirical evidence to the impact of macro-prudential policy on real credit growth in the Vietnamese market from April 2013 to June 2023. The macro-prudential policy index is measured according to six main components: capital adequacy ratio, 30-day liquidity reserve ratio, credit ceiling regulations, loan-to-deposit ratio, the ratio of state treasury deposits included in the mobilized capital, and the ratio of short-term capital for medium- and long-term loans. The results show that contrary to the trend of loosening monetary policy, Vietnam is tightening its macro-prudential policies. Empirical evidence shows that tightening macroprudential policy tools can help restrict real credit growth and regulate credit in the goods and services production sector.
Download
|