|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(4)
, Tháng 4/2022, Trang 104-128
|
|
Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành và trái trình độ: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam |
|
Nguyễn Ngọc Hà Trân |
DOI:
Tóm tắt
Sự bùng nổ số lượng các trường Đại học – cao đẳng ở Việt Nam trong gần 2 thập kỷ gần đây đã dẫn đến sự mất cân đối trên thị trường lao động. Tuy nhiên, rât ít bài nghiên cứu quan tâm đến tình trạng không phù hợp giữa đào tạo và việc làm của người lao động ở Việt nam. Thông qua cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2019, chúng tôi thảo luận các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định làm việc trái trình độ và làm việc trái ngành của người lao động. Theo đó, tuổi, thu nhập khác, tình trạng di cư, xếp loại tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc trái trình độ; trong khi đó, số người phụ thuộc, thu nhập vợ chồng, số năm đi học cũng như đặc điểm của chương trình học ảnh hưởng đến quyết định làm việc trái ngành.
Từ khóa
làm việc trái ngành, làm việc thấp hơn trình độ, làm việc cao hơn trình độ, không phù hợp theo chiều dọc, không phù hợp theo chiều ngang
|
Download
|
|
Tác động của chính sách phúc lợi bắt buộc dành cho người lao động đến năng suất lao động của các DNNVV Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù có một lượng lớn nghiên cứu về mối quan hệ giữa chế độ đãi ngộ dành cho người lao động và năng suất doanh nghiệp, các nhà kinh tế ở Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào cơ cấu tiền lương, điều này dường như vẫn chưa đạt được hiệu quả. Và hiện vẫn còn ít quan tâm đến các phúc lợi phi tiền tệ cho người lao động. Nghiên cứu này nghiên cứu tác động của chính sách phúc lợi ngoài lương đến năng suất lao động (NSLĐ) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Ước tính FEM và REM với các biến công cụ được áp dụng cho tập dữ liệu bảng được trích xuất từ các cuộc điều tra DNVVN 2011-2015 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện. Chúng tôi nhận thấy rằng các phúc lợi ngoài lương ở các DNNVV có tác động đáng kể đến năng suất lao động. Tuy nhiên, tác động có thể tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào các lý do khác nhau.
Download
Ưu điểm ngoại hình và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các nghiên cứu trước đây ở các quốc gia khác nhau đã phát hiện ra rằng những nhân viên có ngoại hình tốt sẽ có lợi hơn trong việc làm, điều này có thể được giải thích là do năng suất lao động cao hơn hoặc do sự phân biệt đối xử. Nghiên cứu này đóng góp vào tài liệu thực nghiệm về ngoại hình và tác động của nó lên hiệu quả cạnh tranh trên thị trường việc làm bằng cách sử dụng bộ dữ liệu tự khảo sát trong đó đối tượng được đánh giá cung cấp các thông tin và tự đánh giá về ngoại hình của bản thân. Tập trung phân tích tác động của ưu điểm về ngoại hình đối với khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động bao gồm tiền lương, thời gian tìm việc, tăng lương và sự thăng tiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao không ảnh hưởng đến khả năng nhân viên có được một mức lương cao hơn bao gồm cả nam và nữ, tuy nhiên nhân viên nam có cân nặng lớn hơn sẽ có khả năng nhận được mức lương thấp hơn. Ngoài ra, phụ nữ có vòng eo lớn mất nhiều thời gian hơn để tìm việc, và có hình xăm dễ nhìn thấy khiến họ gặp khó khăn trong quá trình thăng tiến.
Download
|