|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(12)
, Tháng 12/2022, Trang 39-54
|
|
Tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến sự gắn kết của nhân viên: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông tại Hà Nội |
The Impact of Corporate Social Responsibility on Employee Engagement: Evidence from ICT Enterprises in Hanoi |
Nguyễn Duy Thành & Đào Đức Trung |
Tóm tắt
Dựa trên quan điểm của lý thuyết trao đổi xã hội (SET), nghiên cứu này đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cùng với đặc điểm của người lao động đến sự gắn kết của nhân viên. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính theo cả hai phương pháp đơn hướng và đa hướng với dữ liệu thu thập từ 453 nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin truyền thông trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến sự gắn kết của nhân viên, trong đó trách nhiệm pháp lý có tác động mạnh nhất. Nghiên cứu cũng sử dụng các biến kiểm soát là giới tính và thâm niên làm việc. Kết quả cho thấy chỉ có thâm niên làm việc tác động đến sự gắn kết của nhân viên. Abstract
Based on the view of Social Exchange Theory, this research analyzes the impact of corporate social responsibility on the characteristics of employees on their engagement. The research applied Structural Equation Modeling with both unidimensional and multidimensional analysis to process the data of 453 employees working for Information & Communication Technology (ICT) enterprises in Hanoi. The results indicate that corporate social responsibility has a positive impact on employee engagement, in addition, legal responsibility has the strongest impact. The research also used control variables such as gender and job tenure. The results only show that job tenure has an effect on employee engagement.
Từ khóa
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; sự gắn kết; thông tin và truyền thông Corporate Social Responsibility; Engagement; ICT.
|
Download
|
|
Tác động gián tiếp của quản trị nguồn nhân lực định hướng trách nhiệm xã hội đến kết quả làm việc của người lao động thông qua cam kết tổ chức
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích tác động gián tiếp của quản trị nguồn nhân lực định hướng trách nhiệm xã hội (SRHRM) đến kết quả làm việc của người lao động thông qua cam kết tổ chức. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên hai lý thuyết: bản sắc xã hội và sự phù hợp giữa con người - tổ chức. Mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu thông qua dữ liệu khảo sát 360 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Kết quả phân tích cho thấy, SRHRM có tác động tích cực đến cả ba thành phần của cam kết tổ chức là: cam kết tình cảm, cam kết chuẩn mực và cam kết liên tục. Thêm vào đó, cam kết tình cảm và cam kết chuẩn mực có tác động tích cực đến kết quả làm việc của người lao động, tuy nhiên, cam kết liên tục không tác động đến kết quả làm việc của người lao động. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy SRHRM có tác động gián tiếp đến kết quả làm việc của người lao động thông qua cam kết tình cảm và cam kết chuẩn mực. Từ những phát hiện trên, các hàm ý quản trị được thảo luận làm cơ sở để các doanh nghiệp nâng cao kết quả làm việc của người lao động.
Mối quan hệ giữa nhận thức, sự tham gia trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, và vốn tâm lý của nhân viên: Vai trò điều tiết của bản sắc đạo đức
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội và lý thuyết nhận dạng xã hội, nghiên cứu này nhằm xem xét tác động của nhận thức trách nhiệm xã hội (CSR) và sự tham gia CSR đến vốn tâm lý của nhân viên và vai trò điều tiết của bản sắc đạo đức. Dữ liệu thu thập được từ cuộc khảo sát trực tuyến với 500 nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp thực hiện CSR trên địa bàn Hà Nội, kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy cả nhận thức CSR và sự tham gia CSR đều có tác động tích cực đến vốn tâm lý, đồng thời khẳng định vai trò điều tiết của bản sắc đạo đức. Ngoài ra, tác động tích cực của sự tham gia CSR tới vốn tâm lý cũng là một phát hiện của nghiên cứu này. Các hàm ý chính sách cho các doanh nghiệp và nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, sự tham gia các hoạt động CSR và định hướng đạo đức của nhân viên được đưa ra. <br><br> Abstract <br>
Based on social exchange theory and social identity theory, this study aims to investigate the impact of Corporate Social Responsibility (CSR) perception and CSR participation on employees' PsyCap and the moderating role of moral identity. By using data collected from an online survey with 500 employees working at enterprises implementing CSR in Hanoi and employing structural equation modeling (SEM) analysis, the research result shows that both CSR perception and CSR participation of employees have positive impacts on PsyCap as well as affirms the moderating effect of moral identity. In addition, the positive impact of CSR participation on CSR perception is also a finding of this study. Policy implications for businesses and the state to raise a perception, participation in CSR activities, and moral orientation of employees are provided.
Download
Trí tuệ văn hóa và kết quả công việc của người lao động: Vai trò của điều chỉnh văn hóa và gắn kết công việc
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm kiểm định mối quan hệ giữa trí tuệ văn hóa và kết quả công việc của người lao động qua vai trò trung gian của điều chỉnh văn hóa và gắn kết công việc của người lao động tại các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập từ 307 người lao động đến từ các tỉnh đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giả thuyết đều được chấp nhận, trong đó, trí tuệ văn hóa có tác động cùng chiều mạnh đến gắn kết công việc và kết quả công việc; trí tuệ văn hóa tác động không mạnh đến điều chỉnh văn hóa, cũng như điều chỉnh văn hóa tác động yếu đến kết quả công việc; điều chỉnh văn hóa và gắn kết công việc đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa trí tuệ văn hóa với kết quả công việc. Nghiên cứu cũng phát hiện có sự khác biệt giữa nam và nữ, trình độ chuyên môn và thâm niên công tác trong mối quan hệ giữa trí tuệ văn hóa với kết quả công việc; cũng như có sự khác biệt về trình độ chuyên môn và thâm niên công tác trong mối quan hệ giữa gắn kết công việc với kết quả công việc của nhân viên tại các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu, một số hàm ý được đề xuất để giúp nhà quản trị của các doanh nghiệp FDI cải thiện chính sách nhân sự nhằm nâng cao trí tuệ văn hóa và gắn kết công việc, từ đó góp phần cải thiện kết quả công việc của nhân viên.
Download
Tác động của quá trình quản trị tri thức tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Dựa trên quan điểm về tri thức (KBV), nghiên cứu này đánh giá tác động của quá trình quản trị tri thức tới kết quả hoạt động của 482 doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy trong số 4 nhân tố của quá trình quản trị tri thức thì thu nhận tri thức, chuyển giao tri thức và ứng dụng tri thức tác động tích cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng thống kê cho thấy bảo vệ tri thức tác động tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong số các nhân tố của quá trình quản trị tri thức, từ dữ liệu mẫu thu thập được, chuyển giao tri thức tác động lớn nhất tới kết quả hoạt động. Ngoài ra, thu nhận tri thức cũng tác động tích cực tới ứng dụng tri thức trong các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, ứng dụng tri thức là trung gian một phần trong mối quan hệ giữa thu nhận tri thức và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Các nhân tố tác động đến hành vi đổi mới sáng tạo của giảng viên đại học tại Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển lực lượng lao động cho xã hội. Nghiên cứu này cung cấp một mô hình phân tích hệ thống các nhân tố thúc đẩy đổi mới sáng tạo bao gồm: sự tự tin vào năng lực bản thân, văn hóa cởi mở học tập, cảm nhận về tác động xã hội đến hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam. Với dữ liệu khảo sát từ 471 giảng viên, kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tự tin vào năng lực bản thân, văn hóa cởi mở học tập, cảm nhận về tác động xã hội có tác động tích cực đến hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc. Từ đó, nghiên cứu có đóng góp vào mô hình hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc, đồng thời đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo của các giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam.
Download
|