|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(7)
, Tháng 7/2022, Trang 55-70
|
|
Ảnh hưởng của Sensory Marketing đến cảm nhận về chất lượng và sự hài lòng với dịch vụ y tế tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam |
The Effect of Sensory Marketing on Perceived Service Quality and Satisfaction Toward Medical Service at Vietnam Public Hospital |
Pham Thi Huyen & Tran Que Nhi & Doan Ha My & La Gia Long & Vu Tien duc |
DOI: 10.24311/jabes/2022.33.07.04
Tóm tắt
Bài viết đánh giá mức độ ảnh hưởng của các kích thích giác quan của người tới khám chữa bệnh tại bệnh viện công lập tới cảm nhận chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của họ thông qua khảo sát với 619 người dân Việt Nam đến từ 52 tỉnh thành. Kết quả cho thấy, các kích thích xúc giác, thị giác, khứu giác và vị giác có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cảm nhận và sự hài lòng của họ khi trải nghiệm dịch vụ y tế. Một số khuyến nghị ứng dụng marketing giác quan nhằm cải thiện cảm nhận và gia tăng sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ y tế đã được đề xuất nhằm cải thiện hình ảnh của các bệnh viện công cũng như đảm bảo quyền lợi của người dân về chất lượng dịch vụ xứng tầm. Nghiên cứu đã củng cố thêm cho các nghiên cứu trước đây và phát triển mô hình sensory marketing khi đánh giá cảm nhận chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. Abstract
The article assesses the influence of sensory stimuli of patients who come for medical examination and treatment at Vietnam public hospitals on their perceived service quality and satisfaction through a survey of 619 people from in 52 provinces and cities. The results show that tactile, visual, olfactory, and taste stimuli significantly influence on perceived quality and customer satisfaction when experiencing public medical services. Some discussions and recommendations on applying sensory marketing to improve the perception and increase satisfaction toward quality of health services have been proposed, to improve the brand image of public hospitals as well as ensure the customer’s interests in terms of service quality. The study has reinforced previous studies and developed the Sensory Marketing model when assessing perceived quality and customer satisfaction
Từ khóa
điểm chạm giác quan; marketing giác quan; cảm nhận chất lượng dịch vụ; sự hài lòng; dịch vụ y tế. Sensory touchpoint; Sensory marketing; Perceived service quality; Medical services; Public hospital.
|
Download
|
|
Ứng dụng phương pháp Ra quyết định đa tiêu chí mờ trong đánh giá rủi ro tín dụng: Thực nghiệm và hàm ý quản trị tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Đánh giá rủi ro tín dụng là yếu tố cốt lõi trong quản lý tài chính, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các phương pháp ra quyết định đa tiêu chí truyền thống thường gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin không chắc chắn trong quá trình đánh giá tín dụng bao gồm tính chủ quan trong quá trình ra quyết định và tính mờ của các tiêu chí, dẫn đến hạn chế khả năng giải thích kết quả. Mục tiêu của nghiên cứu là đề xuất mô hình kết hợp BWM mờ và TOPSIS mờ cải thiện độ chính xác và khả năng xử lý thông tin không chắc chắn trong đánh giá tín dụng. Bộ dữ liệu từ Home Credit được sử dụng để thực nghiệm và đánh giá mô hình. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng mô hình đề xuất đạt độ chính xác 92,31%, cao hơn so với các phương pháp như Rừng ngẫu nhiên và Cây quyết định. Việc tích hợp lý thuyết tập mờ giúp xử lý hiệu quả thông tin không chắc chắc trong quá trình phân loại khách hàng vay thành. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời đề xuất tích hợp tính năng hiển thị điểm tín dụng vào ứng dụng ngân hàng di động tại Việt Nam. <br><br>Abstract <br>
Credit risk assessment represents a fundamental component of financial management, impacting the operational efficiency of credit institutions. Traditional multi-criteria decision-making methods often face difficulties in handling fuzzy information in credit assessment, including the fuzziness of evaluation criteria and subjectivity in decision-making processes, leading to limited result interpretation. The target of this study is to propose a hybrid model combining fuzzy BWM and fuzzy TOPSIS to improve both accuracy and capability in handling uncertain information in credit assessment. A dataset from Home Credit is used for experimentation and model evaluation. The experimental results show that the proposed model achieves an accuracy of 92.31%, which is higher than that of methods such as Random Forest and Decision Tree. The integration of fuzzy set theory effectively handles uncertainty in classifying loan applicants. The research findings contribute to the advancement of credit risk management practices and advocate for the integration of a credit score display feature within mobile banking applications in Vietnam.
Download
Cạnh tranh và ổn định ngân hàng – Vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này kiểm tra vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại 20 quốc gia qua giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2023. Bằng cách sử dụng mô hình biến công cụ thông qua phương pháp mô men tổng quát (Generalized Method Of Moments ‒ GMM) dựa trên dữ liệu không cân bằng ở cấp độ ngân hàng, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cạnh tranh - ổn định và đồng thời khẳng định tác động điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, thông qua chỉ số bất định chính sách kinh tế (Economic Policy Uncertainty – EPU). Điều này được củng cố vững chắc thông qua phương pháp ước lượng bình phương bé nhất khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS), ước lượng bình phương bé nhất vững (Robust Ordinary Least Squares) và hồi quy sai số chuẩn Driscoll-Kraay. Tuy nhiên, tất cả đều không tìm thấy kết quả tương tự với bất định chính sách kinh tế được đo lường thông qua chỉ số bất định toàn cầu. Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả có ý nghĩa chính sách cụ thể đối với nhà quản trị ngân hàng, nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định nhằm nâng cao sức cạnh tranh, ổn định hệ thống ngân hàng trong bối cảnh bất định chính sách kinh tế hiện nay.
<br><br>Abstract<br>
This study examines the moderating role of economic policy uncertainty (EPU) the relationship between competition and bank stability in 20 countries over the period 2009 to 2023. Using an instrumental variable (IV) approach through the generalized method of moments (GMM), based on unbalanced panel data at the bank level, the results support the competition-stability hypothesis and confirm the moderating effect of economic policy uncertainty on the relationship between bank competition and bank stability via the economic policy uncertainty index. This is firmly supported by feasible generalized least squares (FGLS) estimation, robust ordinary least squares (Robust OLS) estimation, and Driscoll-Kraay standard error regression. However, all of them do not find similar results with economic policy uncertainty measured through the world uncertainty index (WUI). The empirical findings provide specific policy implications for bank managers and policymakers in making decisions to enhance competitiveness and stabilize the banking system amid current economic policy uncertainty.
Download
Rủi ro địa chính trị và nguy cơ mất khả năng thanh toán: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp ở Đông Nam Á
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo này xem xét ảnh hưởng của rủi ro địa chính trị đối với nguy cơ mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp ở 4 quốc gia thuộc khu vực ASEAN. Sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 13.587 quan sát từ năm 1995 đến năm 2018, chúng tôi thấy rằng rủi ro địa chính trị có mối quan hệ cùng chiều với nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu thì khá chắn chắn với nhiều phương pháp ước lượng như mô hình tác động cố định và mô hình hồi quy GMM. Phân tích sâu hơn cho thấy tác động của rủi ro địa chính trị đối với nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp nghiêm trọng hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, các công ty nắm giữ nhiều tiền mặt có thể giảm thiểu tác động tiêu cực này tốt hơn.
Download
Tài Chính Toàn Diện và Dân Trí Tài Chính – Trường Hợp Nghiên Cứu tại Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của dân trí tài chính đến sử dụng dịch vụ tài chính của người dân, từ đó tác động đến tài chính toàn diện. Bằng việc khảo sát 530 người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ Fintech, tác giả nhận thấy nhân tố “Tài chính toàn diện” và “Khả năng sử dụng Fintech” được phản ánh tích cực bởi nhân tố “Dân trí tài chính” và “Ảnh hưởng xã hội”. Đồng thời, nhân tố “Tài chính toàn diện” cũng được tác động tích cực bởi hai nhân tố “Niềm tin” và “Khả năng sử dụng Fintech”. Duy chỉ có nhân tố “Niềm tin” không chịu sự tác động bởi “Dân trí tài chính”, đồng thời nhân tố “Niềm tin” không chịu tác động bởi “Ảnh hưởng xã hội”. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách. <br><br>Abstract <br>
This study evaluates the impact of financial literacy on people's use of financial services, thereby affecting financial inclusion. By surveying 546 people using Fintech products and services, we found that the factors "Financial Inclusion" and "Fintech Usability" are positively reflected by "Financial Literacy” and “Social Influence”. "Financial Inclusion" is also positively affected by the two factors "Trust" and " Fintech Usability ". Only the factor "Trust" is not affected by "Financial Intelligence", just as the factor "Trust" is not affected by "Social Influence". From the research results, we give some policy implications.
Download
Mối liên hệ giữa rủi ro địa chính trị và sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại ở Châu Á
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của rủi ro địa chính trị sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng tại các quốc gia Châu Á. Sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 776 ngân hàng thương mại của 8 quốc gia Châu Á trong giai đoạn từ 2006 đến 2019, chúng tôi thấy rằng rủi ro địa chính trị có ảnh hưởng tiêu cực lên sự ổn định tài chính của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu khá chắn chắn với phương pháp ước lượng GMM để giảm thiểu ảnh hưởng của vấn đề nội sinh. Mô hình nghiên cứu bổ sung thêm các biến tương tác, cách này sẽ giúp phản ánh chính xác hơn vai trò của các nhân tố trung gian như quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn đối với mối quan hệ giữa rủi ro địa chính trị và sự ổn định tài chính của ngân hàng. Kết quả kiểm định cho thấy ảnh hưởng trái chiều của rủi ro địa chính trị đến sự ổn định tài chính nghiêm trọng hơn ở các ngân hàng có quy mô nhỏ và vốn ít. <br><br> <strong> Abstract </strong> <br>
This research examines the influence of geopolitical risks on the financial stability of the banking system in Asian countries. Using a sample of 776 commercial banks in 8 Asian countries from 2006 to 2019, the authors find that geopolitical risk has a negative impact on bank stability. The research results are robust to the GMM estimation method to eliminate endogeneity caveats. The authors also employ interactive variables, which help reflect accurately the role of moderating factors such as bank size and the capital ratio on the association between geopolitical risk and bank financial stability. The test results show that the negative effect of geopolitical risk on bank financial stability is more severe in banks with small sizes and low capital rates.
Download
|