|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(10)
, Tháng 10/2022, Trang 119-136
|
|
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua TPTS của Gen Z trên sàn thương mại điện tử trong thời điểm bình thường mới |
Factors Influencing Gen Z's Decision to Continue Purchasing Fresh Food on E-Commerce Platforms in the New Normal |
Lê Thị Hồng Minh & Phạm Thế Cường & Bùi Thị Diệu Hiền & Nguyễn Thị Quỳnh Linh & Nguyễn Hoài Nhi & Vi Đức Hùng |
Tóm tắt
Dịch bệnh Covid-19 lan rộng dẫn tới hình thức mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trở nên vượt trội hơn vì trong thời gian giãn cách xã hội, người dân bị hạn chế đi lại. Do vậy, nhu cầu mua các loại thực phẩm, hàng hóa của người tiêu dùng tăng mạnh. Tuy nhiên, trong thời điểm “Bình thường mới” hiện tại, liệu họ còn chọn lựa hình thức mua trực tuyến hay quay về các hình thức truyền thống trước đây? Để giải đáp, tác giả đã quyết định làm đề tài để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới ý định tiếp tục mua thực phẩm tươi sống (TPTS) trên sàn TMĐT của genZ. Đề tài sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng. Sau khi thu thập, làm sạch, và thu được 289 mẫu hợp lệ, tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 26. Kết quả chỉ ra rằng biến thói quen, chất lượng sản phẩm, giá sản phẩm tác động đến ý định tiếp tục mua TPTS trên sàn TMĐT. Kết quả này giúp các nhà quản trị có những giải pháp để thu hút khách hàng tiếp tục mua thực phẩm trên sàn TMĐT trong thời điểm bình thường mới.
Abstract
The widespread COVID-19 epidemic has led to online shopping on e-commerce platforms becoming superior because people are restricted from traveling during social distancing. As a result, consumers' demand for food and goods has increased sharply. However, in the current "New Normal," will they still choose to buy online or return to the traditional forms of before? This study explores the factors affecting the intention to continue buying fresh food on the e-commerce platform of genZ. The study used both qualitative and quantitative methods. Two hundred eighty-nine valid samples were collected online, and SPSS software was used to analyze the research model. The results show that variables such as habit, product quality, and product price affect the intention to buy fresh food on e-commerce platforms. This result helps administrators find solutions to attract customers to continue buying food on e-commerce platforms in the new normal.
Từ khóa
TPTS, mua sắm trực tuyến, bình thường mới, UTAUT2, ý định tiếp tục mua, thói quen sau đại dịch Fresh foods; Online shopping; New routine; UTAUT2; Intention to keep buying; Post-pandemic habits.
|
Download
|
|
Sự tâm lý bầy đàn, khả năng chống chọi, sự tỉnh thức, và ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến sau đại dịch COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng các nhà nghiên cứu và quản lý bắt đầu quan tâm dự báo hành vi người tiêu dùng sau đại dịch. Nghiên cứu này xem xét sự tác động của các yếu tố tâm lý bầy đàn, khả năng chống chọi, sự tỉnh thức đến các yếu tố sau khi chấp nhận công nghệ là chuyển sang hay tăng cường mua sắm trực tuyến: Sự khẳng định mong đợi, sự hài lòng và ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến. Kết quả phân tích PLS-SEM của dữ liệu khảo sát với người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang hay tăng cường mua sắm trực tuyến từ khi đại dịch bùng phát cung cấp bằng chứng khẳng định các mối quan hệ: Sự khẳng định mong đợi tác động đến sự hài lòng, và cùng với sự hài lòng có tác động đến ý định tiếp tục mua sắm trực tuyến. Kết quả cũng cho thấy việc đánh giá thấp thông tin của chính bản thân dẫn đến sự bắt chước người khác, và sự bắt chước có ảnh hưởng đến sự khẳng định mong đợi. Bên cạnh đó, khả năng chống chọi và sự tỉnh thức, cũng như sự tương tác giữa hai yếu tố này, cũng có ảnh hưởng đến sự khẳng định mong đợi. Những đóng góp về mặt lý thuyết và hàm ý quản lý cũng được thảo luận trong bài báo.
Download
Nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của giới trẻ Hà Nội trong thời kỳ dịch COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm kiểm định các nhân tố tác động tới hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của giới trẻ tại Hà Nội trong bối cảnh dịch COVID-19. Dựa trên dữ liệu 270 phiếu khảo sát được thu thập từ các trường đại học khối ngành kinh tế và trường trung học phổ thông, kết quả thực nghiệm mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy có 6 nhân tố tác động tới ý định hành vi của người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, cụ thể: (1) Các nhân tố: Sự tiện lợi, kiểm soát thông tin, chăm sóc khách hàng ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của khách hàng; (2) các nhân tố: Tính hữu ích, chất lượng đồ ăn, và sự hài lòng của khách hàng có vai trò thúc đẩy ý định sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Từ kết quả phân tích, bài viết đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ đối với các bên cung cấp dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, cung cấp thực phẩm (nhà hàng), và công ty giao hàng để tiếp cận tốt hơn khách hàng trẻ trong bối cảnh đại dịch.
Download
Nghiên cứu hành vi khách hàng đối với thanh toán di động QR-code: Thực nghiệm trong bối cảnh COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu nhằm nhận diện các yếu tố quyết định đến hành vi khách hàng đối với thanh toán di động QR-code trong bối cảnh COVID-19. Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên học thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) và học thuyết niềm tin sức khỏe (HBT). Một mẫu gồm 405 phiếu khảo sát hợp lệ được thu thập từ khách hàng đã trải nghiệm hoặc có dự định sử dụng thanh toán di động QR-code tại Hà Nội. Nghiên cứu này sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính với phần mềm AMOS 22.0 để kiểm định giả thuyết. Kết quả cho thấy dự định sử dụng được thúc đẩy bởi các yếu tố của học thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (Kết quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội, và các điều kiện thuận lợi) và học thuyết niềm tin sức khỏe (Mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19 và động lực bản thân). Giãn cách xã hội là yếu tố quyết định đến dự định sử dụng thanh toán di động QR-code trong bối cảnh COVID-19. Mặt khác, hiệu quả của thanh toán di động QR-code được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa dự định sử dụng và dự định giới thiệu. Với kết quả được khám phá trên, nghiên cứu có đóng góp về khía cạnh học thuật và thực tiễn
Download
Hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của khách hàng Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích ý định và hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 dựa trên lý thuyết động cơ bảo vệ và mô hình chấp nhận công nghệ, từ đó tìm kiếm bằng chứng về sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến giữa khách hàng trong các nhóm tuổi (thế hệ Y và thế hệ Z) trong thời gian khủng hoảng dịch bệnh tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, cảm nhận lợi ích của dịch vụ và cảm nhận dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của khách hàng Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng nhóm tuổi 18–25 chịu sự ảnh hưởng nhiều hơn của cảm nhận mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và cảm nhận dễ sử dụng của dịch vụ. Trong khi đó, yếu tố hành vi giải thích nhiều hơn về ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của người tiêu dùng thuộc nhóm tuổi 26–40. Từ các phát hiện trong nghiên cứu này có thể cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao hàng trực tuyến những hiểu biết về động cơ mua hàng của khách hàng trong khủng hoảng
dịch bệnh.
Download
Tác động của giá cả cảm nhận, chất lượng giao hàng đến ý định mua hàng lặp lại trong thương mại điện tử
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu vai trò của giá cả cảm nhận và chất lượng giao hàng ảnh hưởng đến ý định mua hàng lặp lại thông qua giá trị cảm nhận và sự hài lòng của người tiêu dùng. Tổng cộng 791 phiếu khảo sát được thu thập theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện từ những người đã từng mua lại cùng một cửa hàng trên các trang thương mại điện tử. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận hồi quy từng phần để phân tích dữ liệu. Các thang đo sẽ được đánh giá bằng phân tích mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần mềm hỗ trợ SmartPLS 3.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của chất lượng giao hàng và giá cả cảm nhận ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận và không ảnh hưởng đến sự hài lòng, trong khi đó, giá trị cảm nhận tác động cả trực tiếp đến ý định mua hàng lặp lại và gián tiếp thông qua sự hài lòng. Theo đó, kết quả nghiên cứu hàm ý rằng các cửa hàng trực tuyến nên quan tâm hơn đến thời gian xử lý đơn hàng, đóng gói hàng hóa và kết hợp với các công ty vận chuyển để nâng cao chất lượng giao hàng. Ngoài ra, các cửa hàng trực tuyến cũng nên có những chính sách giá phù hợp để giúp tăng giá trị cảm nhận và hình thành ý định mua hàng lặp lại.
Download
|