|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(9)
, Tháng 9/2018, Trang 05-18
|
|
Ảnh hưởng của thể chế quản trị địa phương tới tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh ở Việt Nam |
|
Le Quang Canh & do Tuyet Nhung |
DOI:
Tóm tắt
Dẫn chứng thực tiễn gần đây ở trong nước cho thấy những địa phương có thể quản trị tốt thường gắn với tăng trưởng cao. Sử dụng số liệu cấp tỉnh thu thập từ Tổng cục Thống kê và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích số liệu mảng hai giai đoạn nhằm ước lượng tác động của chất lượng thể chế quản trị tới tăng trưởng kinh tế ở địa phương cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chất lượng thể chế cao gắn với tăng trưởng kinh tế cao hơn, các biến đo lường chất lượng quản trị khác nhau có sự tác động khác biệt tới tăng trưởng và các tỉnh có quy mô nhỏ hơn thì các tác động của thể chế tới tăng trưởng cao hơn. Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở tốt cho việc gợi ý chính sách cải thiện chất lượng thể chế và vai trò của thể chế là động lực tăng trưởng kinh tế địa phương.
Từ khóa
Chất lượng quản trị; Thể chế; Tăng trưởng; Địa phương cấp tỉnh.
|
Download
|
|
Hội tụ Thu nhập với Nghị quyết Đặc thù của các Tỉnh, Thành phố Trực thuộc Trung ương
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết phân tích vai trò của việc ban hành nghị quyết đặc thù đối với tiến trình hội tụ về thu nhập của các địa phương tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2021. Dựa vào phương pháp hồi quy theo dữ liệu chéo và dữ liệu mảng với hiệu ứng cố định, kết quả nghiên cứu ghi nhận rằng nghị quyết đặc thù giúp thúc đẩy tốc độ hội tụ về thu nhập của các địa phương. Bình quân một địa phương có nghị quyết sẽ có tốc độ thu hẹp khoảng cách về thu nhập cao hơn so với mức bình quân của các địa phương không có nghị quyết đặc thù. Cụ thể, mức cao hơn này đạt 0.206 theo tỷ lệ của mức thu nhập một địa phương so với địa phương dẫn đầu cả nước, tức là thành phố Hồ Chí Minh trong mẫu số liệu. Hơn nữa, nghị quyết cũng tăng cường vai trò của mức xuất phát điểm về thu nhập, chất lượng nhân lực và cơ sở hạ tầng đối với quá trình hội tụ thu nhập trong thời gian vừa qua. <br><br>Abstract <br>
The article analyzes the role of specific resolution on income convergence across Vietnam provinces over the 2010–2021 period. Based on cross-section and fixed-effect panel data regression, the research results show that the resolution enhances income convergence across provinces. On average, one province with a resolution has a higher rate of absorbing the income gap than the average of the province without a resolution. In particular, the difference reaches 0.206 as the ratio of one province's income over the leading one, i.e. Ho Chi Minh City in the data sample. Moreover, the resolution also strengthens the role of the initial income, quality of human resources, and infrastructure in the recent income convergence process.
Download
Chất lượng thể chế và lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia – Bằng chứng tại Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế tại Việt Nam đến quyết định lựa chọn nước ta làm địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia (MNC) từ 18 đối tác đầu tư chính trong giai đoạn 2013-2020. Chất lượng thể chế được đo lường thông qua Chỉ số quản trị thể chế toàn cầu (Worldwide Governance Indicators) của Ngân hàng Thế giới. Dựa trên mô hình lực hấp dẫn mở rộng (augmented Gravity Model) và phương pháp hồi quy Hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effect) dạng bảng, kết quả ước lượng khẳng định tầm quan trọng của môi trường thể chế tác động đến quyết định lựa chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư của các MNC khi 5/6 chỉ tiêu chất lượng thể chế có ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, trong khi kiểm soát tham nhũng, ổn định chính trị và chất lượng lập pháp có tác động tích cực đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, thì trái với dự đoán khi hiệu quả chính phủ và chất lượng hành pháp lại có tác động tiêu cực đến việc thu hút nguồn vốn này.<br><br>Abstract<br>
The article assesses the influence of Vietnam’s institutional quality on the decision to choose our country as the investment location of multinational companies (MNCs) from 18 main investment partners over the 2013–2020 period. Institutional quality is measured through the World Bank's Worldwide Governance Indicators. Based on the augmented Gravity Model and Random effect regression method, the estimated results confirm the importance of the institutional environment affecting the decision to choose Vietnam as an investment location for MNCs, as 5/6 of the institutional quality indicators have significant influences. Specifically, while Control of Corruption, Political Stability and Regulatory Quality have a positive impact on attracting foreign direct investment into Vietnam, contrary to expectations when Government Effectiveness and Rule of Law have negative impacts on attracting this capital.
Download
Phân tích mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng, phát thải khí CO2 và HDI tại một số quốc gia châu Á
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm gợi ý một phương pháp thích hợp hơn để phân tích mối quan hệ giữa năng lượng, khí CO2 thải ra môi trường và chỉ số phát triển con người thông qua việc áp dụng các phương pháp dựa trên lợi thế dữ liệu bảng tại 27 quốc gia châu Á. Phát hiện chính của nghiên cứu cho thấy sự tăng lên trong chỉ số phát triển con người đi cùng mức tiêu thụ năng lượng ít hơn ở nhóm quốc gia có thu nhập cao so với nhóm quốc gia có thu nhập trung bình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tiêu thụ năng lượng và phát thải khí CO2 không có ý nghĩa thống kê làm thay đổi chỉ số phát triển con người trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài chúng góp phần đáng kể nâng cao phát triển con người. Nói chung, tiêu thụ năng lượng góp phần làm suy thoái môi trường, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến tăng chỉ số phát triển con người, tuy nhiên, tiêu thụ năng lượng cao không có ý nghĩa thống kê đóng góp vào việc duy trì chỉ số phát triển con người cao trong ngắn hạn. Do đó, các nhà hoạch định chính sách nên xem xét mối quan hệ giữa chúng nhằm hướng đến phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Download
Phát triển thị trường chứng khoán, tăng trưởng kinh tế và vai trò kiểm soát tham nhũng tại các quốc gia đang phát triển
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục đích xem xét đến vai trò của tham nhũng trong việc chi phối tác động của phát triển thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển trong giai đoạn 2002 – 2017. Bằng phương pháp ước lượng S-GMM sai phân hai bước trên mô hình bảng động, nghiên cứu đã tìm thấy tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của phát triển thị trường chứng khoán, trong khi kiểm soát tham nhũng không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi có sự tương tác giữa kiểm soát tham nhũng và phát triển thị trường chứng khoán thì kết quả tác động của chúng ngược lại. Điều này cho thấy tác động chi phối của kiểm soát tham nhũng đến các mối quan hệ giữa thị trường vốn (thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng) đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu đã tìm thấy vai trò ảnh hưởng to lớn của tham nhũng đến mối quan hệ giữa phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế. Từ đó đề xuất một vài chính sách quan trọng cho các quốc gia đang phát triển.
Download
Các nguồn tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Kinh tế tỉnh Hưng Yên đang trong quá trình chuyển đổi từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng kết hợp giữa chiều rộng với chiều sâu. Bài viết này phân tích ảnh hưởng của vốn, lao động, và tiến bộ công nghệ đến sự tăng trưởng của tỉnh Hưng Yên dựa trên cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố. Bằng phương pháp hạch toán theo hàm sản xuất gồm ba yếu tố lao động, vốn và năng suất nhân tố tổng hợp để xác định tỉ phần thu nhập của vốn và lao động trong nền kinh tế. Kết quả chỉ ra rằng vốn là yếu tố chủ yếu, trong khi lao động và đặc biệt là năng suất lao động (năng suất nhân tố tổng hợp) đóng góp còn khiêm tốn cho tăng trưởng GDP của tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, về xu hướng thì năng suất lao động đang đóng góp ngày càng nhiều hơn trong tăng trưởng kinh tế của Hưng Yên.
Download
|