|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 29(1)
, Tháng 1/2018, Trang 56-72
|
|
Phân tích mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng, phát thải khí CO2 và HDI tại một số quốc gia châu Á |
|
Tran Van Nguyen & dinh Hong Linh & Tran Van Quyet |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm gợi ý một phương pháp thích hợp hơn để phân tích mối quan hệ giữa năng lượng, khí CO2 thải ra môi trường và chỉ số phát triển con người thông qua việc áp dụng các phương pháp dựa trên lợi thế dữ liệu bảng tại 27 quốc gia châu Á. Phát hiện chính của nghiên cứu cho thấy sự tăng lên trong chỉ số phát triển con người đi cùng mức tiêu thụ năng lượng ít hơn ở nhóm quốc gia có thu nhập cao so với nhóm quốc gia có thu nhập trung bình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tiêu thụ năng lượng và phát thải khí CO2 không có ý nghĩa thống kê làm thay đổi chỉ số phát triển con người trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài chúng góp phần đáng kể nâng cao phát triển con người. Nói chung, tiêu thụ năng lượng góp phần làm suy thoái môi trường, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến tăng chỉ số phát triển con người, tuy nhiên, tiêu thụ năng lượng cao không có ý nghĩa thống kê đóng góp vào việc duy trì chỉ số phát triển con người cao trong ngắn hạn. Do đó, các nhà hoạch định chính sách nên xem xét mối quan hệ giữa chúng nhằm hướng đến phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Từ khóa
HDI; Tiêu thụ năng lượng; CO2; ECM; Châu Á; Kiểm định quan hệ nhân quả.
|
Download
|
|
Chủ quyền Carbon và hàm ý chính sách phát triển thị trường carbon Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Thị trường carbon là công cụ chính sách chủ yếu giúp Việt Nam đạt được cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contribution ‒ NDC) và mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý và quản lý nhà nước về thị trường carbon chỉ đề cập đến cơ cấu thị trường carbon chung, chưa xác định được hướng tiếp cận đặt nền tảng xây dựng một thị trường hiệu quả và bền vững. Nghiên cứu này đề xuất chủ quyền carbon là hướng tiếp cận chủ đạo để xây dựng thị trường carbon nhằm tối ưu hóa cơ hội kinh tế từ các giao dịch carbon, bảo vệ lợi ích quốc gia trong các đàm phán quốc tế, và góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn. Nghiên cứu khảo lược nền tảng lý thuyết chủ quyền carbon và thảo luận các định hướng ứng dụng tại Việt Nam. Các nền tảng chính của tiếp cận chủ quyền carbon là thị trường hạn ngạch carbon bắt buộc, thị trường tín chỉ carbon tự nguyện có kiểm soát, số hóa hệ thống đăng ký quốc gia và số hóa tín chỉ carbon. <br><br>Abstract <br>
The carbon market is a key policy instrument to help Vietnam achieve its greenhouse gas emission reduction commitments under the Nationally Determined Contribution (NDC) and its goal of net-zero by 2050. However, current legal documents and regulations on the carbon market mainly address its general structure, without establishing a foundational approach for building an effective and sustainable carbon market. This study proposes "carbon sovereignty" as a core approach for developing the carbon market, aiming to optimize economic opportunities from carbon transactions, protect national interests in international negotiations, and contribute to the achievement of long-term sustainable development goals. The paper reviews the theoretical foundations of carbon sovereignty and discusses its potential applications in Vietnam. The main pillars of the carbon sovereignty approach include a mandatory carbon market, a regulated voluntary carbon credit market, digitalization of the national registry system, and digitalization of carbon credits.
Download
Nghiên cứu ứng dụng AI khả diễn trong FINTECH: Tối ưu hóa đầu tư bền vững dựa trên tiêu chí ESG tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này khám phá vai trò của AI khả diễn (eXplainable AI hay XAI) ứng dụng thúc đẩy chiến lược đầu tư bền vững trong lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech) tại Việt Nam. Trong khi các mô hình AI góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình ra quyết định đầu tư, thì những hạn chế về tính minh bạch đang là rào cản đáng kể đối với việc tích hợp các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG). XAI được xem là giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề này bằng việc tăng cường tính minh bạch, cải thiện khả năng diễn giải, và có trách nhiệm giải trình nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định. Với bối cảnh đang thay đổi của Việt Nam về AI và Dữ liệu lớn, cùng với tiềm năng tăng trưởng của công nghệ và ứng dụng FinTech. Nghiên cứu này dựa trên phân tích dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính và ESG, đồng thời ứng dụng các mô hình AI tân tiến kết hợp nền tảng toán học SHAP nhằm làm rõ cách thức XAI được sử dụng để nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, quản lý rủi ro và thúc đẩy phát triển bền vững trong dài hạn. <br><br>Abstract <br>
This study explores the role of eXplainable AI (XAI) in driving sustainable investment strategies in the financial technology (FinTech) sector in Vietnam. While AI models contribute to improving the efficiency of investment decision-making, transparency constraints are a significant barrier to the integration of Environmental, Social, and Governance (ESG) criteria. XAI is seen as a potential solution to address this issue by enhancing transparency, improving explainability, and accountability to strengthen investor confidence in the decision-making process. Given Vietnam’s changing landscape of AI and Big Data, along with the growth potential of FinTech technology and applications. This study is based on secondary data analysis from financial and ESG reports, and applies advanced AI models combined with the SHAP mathematical platform to clarify how XAI is used to improve resource allocation efficiency, manage risks, and promote long-term sustainable development.
Download
Tác động lan tỏa của tăng trưởng kinh tế và trình độ dân trí đến độ che phủ rừng ở Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa, những nỗ lực bảo vệ môi trường của một cá nhân, một tổ chức hay một địa phương sẽ không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Bối cảnh đó thúc đẩy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý trong việc phối hợp hành động vì các lợi ích chung. Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm định tác động trực tiếp và gián tiếp của tăng trưởng kinh tế, và trình độ dân trí đến bền vững môi trường (đo lường bằng độ che phủ của diện tích rừng) ở 60 tỉnh của Việt Nam từ 2013 đến 2022. Đồng thời bài viết cũng xem xét đến vai trò điều tiết của chuyển đổi số lên mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và độ che phủ rừng. Không dừng lại ở việc cung cấp bằng chứng thực nghiệm mà nghiên cứu này còn khuyến nghị những chính sách cần thiết giúp cơ quan quản lý về môi trường trong việc tăng cường sự phối hợp hành động giữa các tỉnh để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
In an increasingly interconnected world, addressing environmental challenges requires more than just individual, organizational, or local initiatives; it demands a collective approach. This highlights the critical need for collaboration between researchers and managers to harmonize their efforts towards common goals. This study aims to assess the direct and indirect impacts of economic growth and educational attainment on sustainable environmental practices, particularly focusing on forest area coverage across 60 provinces in Vietnam from 2013 to 2022. Furthermore, it examines the moderator role of digital transformation in the relationship between economic growth and forest coverage rate. In addition to providing empirical insights, this research offers strategic policy recommendations designed to empower environmental management agencies, fostering enhanced collaboration among provinces to protect Vietnam's natural forests
Download
Phân mảnh ruộng lúa và đầu tư công nghệ nông nghiệp chính xác tại Đồng bằng sông Cửu Long
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích tác động của phân mảnh ruộng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lên quyết định đầu tư công nghệ san phẳng mặt ruộng được điều khiển bằng laser (laser land leveling, LLL) đi kèm với quyết định nhập thửa hoặc xây dựng tiểu vùng canh tác lúa và thách thức trong xây dựng tiểu vùng canh tác lúa tại ĐBSCL. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích One-way ANOVA với quy mô mẫu 303 hộ canh tác lúa tại tỉnh An Giang và Kiên Giang. Sự phân mảnh ruộng lúa được xác định bằng chỉ tiêu Simpson ở các mức độ khác nhau trong phạm vi từ 0 đến 1. Kết quả phân tích phương sai một yếu tố cho thấy không có sự khác biệt về mức sẵn lòng trả cho việc đầu tư công nghệ LLL theo các mức độ phân mảnh khác nhau. Như vậy, việc triển khai công nghệ này cần tập trung vào các yêu cầu khác như tính sẵn có của dịch vụ cung cấp, điều tiết mùa vụ phù hợp để triển khai công nghệ và yêu cầu về thời tiết. Để xây dựng được tiểu vùng canh tác lúa, đòi hỏi không chỉ sự đầu tư của từng hộ, mà còn nhiều nỗ lực của các cơ quan khác nhau để đáp ứng các lo ngại về địa chính, về tổ chức hệ thống canh tác đồng loạt, hỗ trợ chi phí cũng như kêu gọi hợp tác của các nông hộ. <br><br> Abstract <br>
This study investigates impacts of paddy field fragmentation in the Mekong Delta on decision on the investment in laser land leveling (LLL) technology and the challenges associated with constructing sub-regions from several farmers’ paddy plots within the delta. Utilizing the descriptive statistics and One-way ANOVA analysis with a sample size of 303 households across An Giang and Kien Giang provinces. The paddy field fragmentation is prevalent across a spectrum, with the Simpson index ranging from 0 to 1. The results of One-way ANOVA analysis shows that there is insignificantly statistical difference in the willingness to pay for the LLL technology at various fragmentation levels. Thus, the LLL technology promotion should be considered additional factors such as the availability of service providers, appropriate seasonal timing for implementation, and weather conditions. Establishing a rice farming sub-region necessitates not only the investment from individual farming households but also extensive efforts from various official agencies to address cadastral issues and organize the simultaneous farming systems while supporting costs and fostering cooperation among farming households.
Nghiên cứu ứng dụng mô hình học máy khả diễn XAI trong phân tích rủi ro đầu tư ESG: Thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp S&P 500
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các yếu tố Môi trường, Xã hội, và Quản trị trở nên quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và rủi ro của doanh nghiệp. Nghiên cứu này khám phá ứng dụng các mô hình học máy khả diễn XAI nhằm cải thiện khả năng diễn giải, tăng độ tin cậy trong phân tích rủi ro ESG. Thực nghiệm dữ liệu ESG của các doanh nghiệp S&P 500, cho thấy mô hình LightGBM có độ chính xác cao nhất với MAE (0.9233), MSE (1.7696), RMSE (1.3303), MAPE (4.21%), so với XGBoost và Random Forest. Phân tích giá trị SHAP chỉ ra rằng rủi ro ESG bị chi phối chủ yếu bởi ba yếu tố chính: rủi ro môi trường (Environment_Risk_Score - 3.34), rủi ro xã hội (Social_Risk_Score - 2.36) và rủi ro quản trị (Governance_Risk_Score - 1.39). Ngoài ra, mức độ rủi ro ESG tổng thể của doanh nghiệp (ESG_Risk_Level_Low - 1.04, ESG_Risk_Level_High - 0.39) cũng đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu làm nổi bật tiềm năng của các mô hình XAI trong việc tăng cường báo cáo và tuân thủ ESG, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, nghiên cứu này minh chứng cho việc tích hợp ML/AI khả diễn vào qui trình quản lý rủi ro của tổ chức, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, và sự tin tưởng vào các đánh giá ESG.
Download
|