|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(8)
, Tháng 8/2023, Trang 24-38
|
|
Quản trị nguồn nhân lực xanh và hành vi thân thiện với môi trường của nhân viên khách sạn cao cấp: Khoảng trống thái độ - hành vi và vai trò điều tiết của áp lực thời gian |
Green Human Resources Management and Employees’ Pro-environmental Behaviour in Luxury Hotel. Attitude – Behaviour Gap and Moderating Role of Perceived Time Pressure |
Vũ Tuấn Dương & Hùng Vũ & Nguyễn Mạnh Hùng |
DOI:
Tóm tắt
Thông qua việc vận dụng lí thuyết bản sắc xã hội và quản trị nguồn nhân lực xanh, nghiên cứu đã kiểm định các giả thuyết phản ánh vai trò của quản trị nguồn nhân lực xanh đến thái độ với môi trường và hành vi thân thiện với môi trường của nhân viên. Kết quả phân tích mô hình SEM từ dữ liệu được khảo sát 323 nhân viên đang làm việc tại các khách sạn cao cấp tại Hà Nội đã chứng minh khả năng thúc đẩy của thực hành quản trị nguồn nhân lực xanh đến thái độ với môi trường và hành vi thân thiện với môi trường của người lao động. Nghiên cứu cũng chứng minh tồn tại khoảng trống giữa thái độ với môi trường và hành vi thân thiện với môi trường của nhân viên và khoảng trống này phần nào được lí giải bởi áp lực thời gian. Cuối cùng, các kết quả đã được thảo luận và một số hàm ý được đề xuất đến các các nhà quản trị nhằm thúc đẩy hành vi thân thiện với môi trường của nhân viên khách sạn cao cấp.
Abstract
Through applying the theory of social identity and green human resource management, the research has tested hypotheses reflecting the role of green human resource management on environmental and pro-environmental behaviour. The results of SEM model analysis from survey data of 323 employees working in luxury hotels in Hanoi have demonstrated the promotion ability of green human resource management practices to environmental attitude and pro-environmental behaviour of employees. The study also proves that there exists a gap between employees' environmental attitudes and pro-environmental behaviour, and this gap is partly explained by time pressure. Finally, the results were discussed and some implications were suggested for managers to promote pro-environmental behaviour of employees.
Từ khóa
Quản trị nguồn nhân lực xanh; Hành vi thân thiện môi trường; Lý thuyết bản sắc xã hội; Thái độ với môi trường; Áp lực về thời gian; Khoảng trống thái độ và hành vi Green Human Resource Management; Pro-environmental Behaviour; Social Identity Theory; Environmental Attitude; Perceived Time Pressures; Attitude and Behaviour Gaps.
|
Download
|
|
Cô đơn nơi làm việc và kết quả công việc của người lao động: Vai trò của sự kiệt sức và cam kết tình cảm với tổ chức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù cô đơn nơi làm việc có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả công việc của người lao động, nhưng các nghiên cứu về tác động của cô đơn nơi làm việc đến kết quả công việc thông qua sự kiệt sức và cam kết tình cảm vẫn còn nhận được tương đối ít sự quan tâm. Dựa vào lý thuyết bảo tồn nguồn lực và trao đổi xã hội, bài viết này nghiên cứu về mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc, sự kiệt sức và cam kết tình cảm với kết quả công việc của người lao động trong các khu chế xuất (KCX) Tp.HCM. Nghiên cứu chính thức khảo sát từ 351 nhân viên trong KCX Tp. HCM, kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa. Hơn nữa, sự kiệt sức và cam kết tình cảm đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc với kết quả công việc. Bên cạnh đó, có sự khác biệt về giới tính, tuổi và thâm niên trong mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc với sự kiệt sức, cam kết tình cảm và kết quả công việc. Cho nên, nghiên cứu này có đóng góp mới về lý thuyết và hàm ý quản trị về cải thiện kết quả công việc của người lao động trong các KCX Tp. HCM. <br><br>Abstract<br>
Although workplace loneliness has a negative impact on job performance of employees, studies on the effects of workplace loneliness on job performance through its mediating role of burnout and affective commitment have still received relatively little attention. Based on the conservation of resources (COR) and social exchange theory, research on the effects of workplace loneliness, burnout, and affective commitment on the job performance of employees in the Export Processing Zones Ho Chi Minh City (EPZ HCMC). Official research survey from 351 employees in EPZ HCMC, the results of testing the structural equation modeling show that all relationships are significant. Furthermore, burnout and affective commitment partially mediate the relationship between workplace loneliness and job performance. Besides, there are differences by gender, age and seniority in the relationship between workplace loneliness and burnout, affective commitment, and job performance. Therefore, this study has new theoretical contributions and some management implications to improve the job performance of employees in the EPZ HCMC.
Download
Tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh đến hành vi xanh của nhân viên: Nghiên cứu vai trò trung gian của thái độ đối với môi trường và điều tiết của lãnh đạo đạo đức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh (GHRM) đến hành vi xanh của nhân viên (WGB) thông qua vai trò trung gian của thái độ đối với môi trường và vai trò điều tiết của lãnh đạo đạo đức. Các giả thuyết trong nghiên cứu được kiểm định bằng phương pháp phân tích đường dẫn với kỹ thuật bootstrap được thực hiện trên SPSS Process macro thông qua dữ liệu khảo sát 340 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy GHRM tác động gián tiếp đến WGB thông qua thái độ đối với môi trường. Hơn nữa, lãnh đạo đạo đức được xác định là yếu tố điều tiết tích cực làm gia tăng mối quan hệ gián tiếp nêu trên. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để các doanh nghiệp có thể thúc đẩy WGB thông qua thực hành GHRM, góp phần nâng cao hiệu quả về mặt môi trường cũng như đóng góp vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa nguồn kiến thức và sự đổi mới của nhân viên: Vai trò của kỹ năng vận hành và tính cách chủ động
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù kiến thức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới của nhân viên, nhưng các nghiên cứu về tác động của nguồn kiến thức đến sự đổi mới của nhân viên thông qua các biến trung gian và điều tiết vẫn còn hạn chế. Dựa vào mô hình năng lực – động lực – cơ hội, bài báo này khám phá ảnh hưởng của nguồn kiến thức, kỹ năng vận hành và tính cách chủ động đến sự đổi mới của nhân viên. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn kiến thức ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới của nhân viên. Hơn nữa, kỹ năng vận hành là trung gian liên kết mối quan hệ này. Bên cạnh đó, tính cách chủ động điều tiết dương tác động của nguồn kiến thức lên sự đổi mới của nhân viên. Vì vậy, bài báo này có các đóng góp mới về mặt lý thuyết và một số hàm ý quản trị giúp thúc đẩy sự đổi mới của nhân viên.
Lãnh đạo chuyên quyền và hạnh phúc chủ quan của nhân viên: vai trò của sự lấy lòng và lòng tự trọng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm điều tra tác động của lãnh đạo chuyên quyền đến hạnh phúc chủ quan của nhân viên thông qua hành vi lấy lòng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét liệu lòng tự trọng có làm giảm mối quan hệ tích cực giữa lãnh đạo chuyên quyền và hành vi lấy lòng hay không. Dữ liệu được thu thập từ 215 nhân viên làm việc trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam. Kết quả cho thấy tác động trung gian của hành vi lấy lòng trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyên quyền và hạnh phúc chủ quan. Thêm vào đó, tác động của lãnh đạo chuyên quyền lên hành vi lấy lòng được tìm thấy là yếu hơn ở những nhân viên có mức độ tự trọng cao hơn.
Hiệu quả công việc và vai trò trung gian của sự phát triển, tự chủ của nhân viên ngành trang trí nội thất tại thành phố Hồ Chí Minh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá và kiểm định mối quan hệ của lãnh đạo trao quyền (LĐTQ), và tác động của LĐTQ trong việc thúc đẩy sự phát triển trong công việc (SPTTCV), sự tự chủ trong công việc (STCCV) đến hiệu quả công việc của nhân viên (HQCVNV) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ngành trang trí nội thất (TTNT) tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu định tính cung cấp bốn lý thuyết nền và bộ thang đo có giá trị phục vụ khảo sát 200 nhân viên bằng kỹ thuật phân tầng. Kết quả được kiểm định mô hình đo lường và mô hình cấu trúc (PLS-SEM) thông qua SmartPLS 4 để xem xét các giả thuyết. Kết quả cho thấy LĐTQ tác động tích cực đến HQCVNV thông qua vai trò trung gian một phần của SPTTCV và STCCV. Kết quả đóng góp bổ sung vai trò của SPTTCV và STCCV trong việc nghiên cứu tác động của phong cách lãnh đạo đến hiệu quả công việc của nhân viên trong bối cảnh nghiên cứu mới. Từ kết quả của nghiên cứu gợi mở các nhà quản trị chú trọng vào vai trò của LĐTQ tạo ra môi trường làm việc tự chủ và phát triển cho nhân viên để nâng cao HQCVNV tại các DNVVN ngành TTNT tại TP.HCM. <br> <br>Abstract <br>
The objective of this research is to explore and test the relationship of empowering leadership (EL) and its potential to promote thriving at work (TW) and job autonomy (JA), which, in turn, could improve employee performance (EP) from SMEs in the furniture industry in Ho Chi Minh city. Qualitative research results provide four background theories and scales for surveying 200 employees by using the stratification technique. The findings are tested were tested through measurement models and structural equation modeling (PLS-SEM) using SmartPLS 4 to test the hypotheses and employing stratified techniques for sample selection. The findings indicated that there was a positive influence of EL on EP; mediated partially by TW and JA. The results contribute to enhancing the role of TW and JA in studying the impact of leadership styles on employee performance in the research context in Vietnam. Research results suggest that managers should focus on the role of empowering leadership in creating a working environment of autonomy and thriving at work for employees to improve employee performance from SMEs in the furniture industry in Ho Chi Minh City.
Download
|