|
Rủi ro, chênh lệch tỷ suất sinh lợi, và lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam: Những tác động từ bất ổn toàn cầu và chính sách tiền tệ
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phát triển và kiểm định mô hình lựa chọn đầu tư dựa trên rủi ro và chênh lệch tỷ suất sinh lợi của các hình thức đầu tư dưới lăng kính của bất ổn toàn cầu và chính sách tiền tệ. Sử dụng dữ liệu bảng từ các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013-2021, chúng tôi nhận thấy rủi ro của việc đầu tư vào tài sản cố định và bất ổn chính sách kinh tế toàn cầu gia tăng khiến các doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản tài chính nhiều hơn, đây có thể được xem là một nơi trú ẩn sinh lời và có tính thanh khoản cao. Chính sách tiền tệ có thể giúp chống lại hiện tượng tài chính hóa, tuy nhiên, khi đặt trong bối cảnh bất ổn toàn cầu thì vai trò của chính sách tiền tệ bị lấn át. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy chênh lệch tỷ suất sinh lợi giữa đầu tư tài sản cố định và tài sản tài chính ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn đầu tư tài chính của doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>This study develops and tests an investment choice model based on the risk and return gap of investment forms under the lens of global uncertainty and monetary policy. Using panel data from non-financial firms listed in Vietnam for the period 2013‒2021, we find that the risks of investing in fixed assets and global economic policy uncertainty increase, causing firms to invest more in financial assets, which can be considered a profitable and highly liquid haven. Monetary policy can help combat the phenomenon of financialization; however, in the context of global uncertainty, the role of monetary policy is diminished. Additionally, there is no evidence that the return gap between investments in fixed assets and financial assets affects the financial investment choice behavior of firms.
Download
Ảnh hưởng của dòng vốn vào đến tỷ giá thực: trường hợp các nước Đông Á
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của bài viết là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của dòng vốn vào đến tỷ giá thực tại các nước Đông Á theo lý thuyết mô hình Salter-Swan-Corden-Dornbusch. Thông qua phương pháp dữ liệu bảng tác động cố định và Moment tổng quát dạng hệ thống (Generalized Method of Moments GMM), nghiên cứu kiểm tra tác động của các thành phần dòng vốn vào đến tỷ giá thực ở các nước Đông Á giai đoạn 20052018. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần dòng vốn khác nhau tác động đến tỷ giá thực khác nhau. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến tỷ giá thực, trong khi đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài có tác động ngược chiều đến tỷ giá thực. Điều này hàm ý việc gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sẽ làm tỷ giá thực tăng, trong khi đó, việc gia tăng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào sẽ làm tỷ giá thực giảm. Ngoài ra, tỷ giá thực còn chịu tác động bởi độ mở thương mại, tỷ lệ thương mại, nợ và chi tiêu của chính phủ. Kết quả này sẽ giúp các quốc gia Đông Á định hướng giám sát dòng vốn vào và có các chính sách an toàn vĩ mô phù hợp trước áp lực tỷ giá.
Download
|