|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 31(3)
, Tháng 3/2020, Trang 23-42
|
|
Phụ thuộc không gian của tham nhũng ở Việt Nam |
|
Le Quang Canh & dang Trung Chinh |
DOI:
Tóm tắt
Các nghiên cứu về tham nhũng trước đây hầu hết bỏ qua tác động lan truyền không gian của tham nhũng. Bài viết này lập luận rằng có sự phụ thuộc không gian của tham nhũng giữa các địa phương ở Việt Nam. Sử dụng số liệu bảng cân đối ở cấp tỉnh trích từ Khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Tổng cục Thống kê, nghiên cứu này đã kiểm định và kết luận mô hình phụ thuộc không gian Durbin với hiệu ứng cố định là mô hình ước lượng phù hợp. Kết quả ước lượng cho thấy có sự phụ thuộc không gian của tham nhũng giữa các tỉnh ở Việt Nam. Sự ảnh hưởng lan truyền không gian của tham nhũng được giải thích thông qua cơ chế học hỏi từ người di cư, thể chế pháp lý và tính minh bạch trong quản trị địa phương. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này làm cơ sở cho việc đề xuất những chính sách phòng, chống tham nhũng và sự lây lan của tham nhũng ở Việt Nam.
Từ khóa
Phụ thuộc không gian; lan truyền không gian; tham nhũng; hồi quy không gian
|
Download
|
|
Tác động của đô thị hóa đến nghèo: phân tích dữ liệu các tỉnh/thành Việt Nam giai đoạn 2016 - 2023
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mới về tác động của đô thị hóa đến nghèo tại Việt Nam. Bằng dữ liệu bảng từ 63 tỉnh/thành trong giai đoạn 2016-2023 và mô hình hồi quy không gian, nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ có ý nghĩa giữa đô thị hóa và nghèo. Đô thị hóa không chỉ tác động trực tiếp đến nghèo trong phạm vi địa giới hành chính của địa phương mà còn tác động đến nghèo ở địa phương khác, còn được gọi là hiệu ứng lan tỏa. Tuy nhiên, hiệu ứng lan tỏa này chủ yếu được tạo ra bởi các tỉnh lân cận và giảm nhanh khi khoảng cách giữa các địa phương tăng lên. Kết quả này đề nghị rằng việc thành lập thêm các đô thị ở vùng xa và tăng cường sự kết nối vùng sẽ mang lại hiệu quả giảm nghèo cao hơn. <br><br>Abstract <br>
This study provides novel empirical evidence of the impact of urbanization on poverty in Vietnam. Using a panel dataset from 63 provinces/cities from 2016 to 2023 and spatial regression models, the study found a significant relationship between urbanization and poverty. Urbanization not only directly affects poverty within a province's administrative boundaries but also poverty in other provinces, known as the spillover effect. However, this spillover effect is mainly originates by adjacent provinces and gradually diminishes when the distance between provinces increases. The findings imply that establishing new urban areas in remote areas and enhancing regional connectivity will increase poverty reduction efficiency.
Download
Tác động của kiểm soát tham nhũng đến chi tiêu chính phủ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sử dụng dữ liệu từ 82 quốc gia trong giai đoạn 1996–2019, nghiên cứu này phân tích tác động của kiểm soát tham nhũng đến chi tiêu chính phủ. Nhóm tác giả phát hiện ra rằng tăng cường kiểm soát tham nhũng làm giảm tổng chi tiêu chính phủ trên GDP. Tuy nghiên, mức giảm chi tiêu chính phủ tương đối nhỏ. Đi sâu vào các thành tố của chi tiêu chính phủ, nhóm tác giả cho thấy kiểm soát tham nhũng làm giảm chi tiêu cho dịch vụ công, kinh tế, và phúc lợi xã hội; trong đó, mức giảm chi tiêu cho phúc lợi xã hội là lớn nhất. Trong chi tiêu cho phúc lợi xã hội, kiểm soát tham nhũng làm giảm đáng kể chi tiêu cho bảo trợ xã hội so với chi tiêu cho y tế và giáo dục. Ngược lại, chi tiêu cho quốc phòng và an ninh trật tự không bị ảnh hưởng bởi kiểm soát tham nhũng. Nhóm tác giả cũng phát hiện ra rằng kiểm soát tham nhũng làm giảm chi tiêu chính phủ mạnh hơn ở nhóm quốc gia đang phát triển so với nhóm quốc gia đã phát triển. <br><br>
Abstract <br>
Using a panel of 82 countries over the years 1996–2019, this paper examines the impact of control of corruption on government expenditure. The authors find that increased control of corruption reduces government expenditure. However, the magnitude of this effect is relatively small. Digging deeper into components of government expenditure, the regression results show that control of corruption reduces government spending on public services, economic affairs, and social welfare, of which the decline in spending on social welfare is the strongest. In spending on social welfare, the negative impact of control of corruption on social protection is more pronounced than those of spending on health and education. In contrast, spending on defence and safety and order does not appear to be affected by control of corruption. The authors also find that increased control of corruption has a stronger impact on developing countries than on developed countries.
Download
Bảo tồn di tích lịch sử và giá nhà phố: Nghiên cứu điển hình tại TP. Hồ Chí Minh
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu đóng góp cho cuộc tranh luận về vai trò và tác động của các công trình được xếp hạng là di tích văn hóa - lịch sử tại Việt Nam. Mặc dù các học giả tham gia tranh luận nhận định tích cực về những giá trị của bảo tồn các công trình có ý nghĩa văn hóa, lịch sử, kiến trúc tại TP. Hồ Chí Minh, vẫn chưa có nhiều bằng chứng thực nghiệm bảo vệ quan điểm này. Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát giá nhà và tìm hiểu mối quan hệ giữa giá nhà phố và sự hiện diện của các công trình đã được xếp hạng di tích văn hóa tại TP. Hồ Chí Minh bằng cách sử dụng mô hình định giá Hedonic cho 260 nhà phố tại TP. Hồ Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới cho thấy khoảng cách từ nhà đến di tích gần nhất càng tăng thì giá nhà càng giảm. Kết quả nghiên cứu gợi ý cần xem xét chính sách thuế trong giao dịch bất động sản và khuyến khích cộng đồng chủ động tham gia hoạt động bảo tồn nhằm đạt được hiệu quả cao.
Download
Thị trường nhà ở thương mại tại TP. Hồ Chí Minh nhìn từ khía cạnh chính sách giá cả
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vấn đề về nhà ở đã và đang là vấn đề bức xúc tại VN nói chung, thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) nói riêng. Theo đánh giá chung, khó khăn trong phát triển nhà ở thương mại tại TP. HCM là do giá đất quá cao, mất cân đối cung cầu và thị trường nhà ở thương mại phát triển chưa bền vững, môi trường pháp lý chưa thật sự hỗ trợ cho thị trường này phát triển. Đến nay vẫn chưa có giải pháp tối ưu để giảm giá nhà ở cũng như tạo điều kiện cho người dân cải thiện chỗ ở. Bài viết nghiên cứu khía cạnh giá cả nhà ở thương mại thông qua các phương pháp tính giá, đánh giá thực trạng chính sách giá nhà ở thương mại, từ đó đưa ra một số gợi ý về phương pháp tính giá nhà ở thương mại và các giải pháp hỗ trợ về cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư áp dụng tại TP. HCM.
Download
Khung phân tích đô thị thông minh: Nghiên cứu tình huống các tỉnh/thành Đông Nam Bộ
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu xác định khung phân tích đô thị thông minh từ tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ở các đô thị trên thế giới, đồng thời, phân tích xu hướng tiệm cận đô thị thông minh ở 6 tỉnh/thành Đông Nam bộ, bao gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy TP.HCM với chỉ số đô thị thông minh (Smart City Index – SCI) 0,86 là thành phố chiếm ưu thế lớn nhất trong hầu hết các yếu tố đánh giá chỉ số đô thị thông minh vùng. Trong khi đó, với chỉ số được xem là thấp nhất khi tiệm cận đô thị thông minh: SCI: –0,90, có thể thấy năng lực cạnh tranh và cơ sở hạ tầng về văn hóa, y tế, giáo dục của Bình Phước còn cần nhiều nỗ lực phải cải thiện. Bình Dương (SCI = 0,36) hiện đang có thế mạnh trong trụ cột quản trị và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bà Rịa - Vũng Tàu (SCI = –0,41) đã và đang làm tốt trụ cột môi trường thông minh trong khi Đồng Nai (SCI = 0,06) có lợi thế trong tiệm cận trụ cột kinh tế thông minh về tăng trưởng, và Tây Ninh vẫn còn nhiều khoảng cách trên các trụ cột hướng đến đô thị thông minh (SCI = –0,30). Để thực hiện mục tiêu hướng đến đô thị thông minh, các tỉnh/thành Đông Nam bộ cần tập trung vào ba nội dung quan trọng, bao gồm: (1) Nâng cao tính kết nối và chất lượng cơ sở hạ tầng vùng; (2) Tiếp tục cải thiện vốn con người về kỹ năng và năng lực đổi mới sáng tạo; và (3) Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông theo hệ sinh thái đô thị phức hợp.
Download
|