|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(5)
, Tháng 5/2024, Trang 102-118
|
|
Liên kết truyền miệng trực tuyến về phim, sự quen thuộc điểm đến và hình ảnh thương hiệu điểm đến với ý định lựa chọn điểm đến xuất hiện trong phim |
Linking electronic word-of-mouth about films, destination familiarity, and destination brand image with choice intention of film-featured destinations |
dang Thi Thanh Hien & Tran Le Phong & Nguyen Hoai Phuong Uyen & Huynh Thi Quynh Chau & Nga Thi Quynh Vo |
DOI: 10.24311/jabes/2024.35.5
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm khám phá mối liên hệ giữa truyền miệng trực tuyến (eWOM) về phim, sự quen thuộc điểm đến và hình ảnh thương hiệu điểm đến với ý định lựa chọn điểm đến xuất hiện trong phim (ĐĐXHTP) trên nền tảng mô hình Kích thích-Chủ thể-Phản ứng (S-O-R). Nghiên cứu này được thực hiện trên 499 đáp viên là người Việt Nam có xem phim và bình luận trực tuyến về phim. Kết quả nghiên cứu cho thấy eWOM về phim có thể làm gia tăng ý định lựa chọn các điểm đến xuất hiện trong phim thông qua ba con đường: (i) gia tăng sự quen thuộc điểm đến, (ii) củng cố hình ảnh thương hiệu điểm đến, và (iii) gia tăng sự cộng hưởng giữa sự quen thuộc điểm đến hình ảnh thương hiệu điểm đến. Nghiên cứu mang lại những đóng góp mới về mặt lý thuyết liên quan đến vai trò của eWOM về phim đối với ý định hành vi của du khách đối với điểm đến xuất hiện trong phim. Đồng thời, gợi ý những hàm ý quản trị cho các cơ quan quản lý điểm đến (Destination Management Organization ¬– DMO) và các doanh nghiệp du lịch (DNDL) trong xu thế du lịch theo bối cảnh phim ngày càng phát triển.
Abstract
This study aims to explore the relationship between online word-of-mouth (eWOM) about movies, destination familiarity, and destination brand image with the intention of choosing film-featured destinations based on the Stimulus-Organism-Response (S-O-R) model. The research was conducted on 499 Vietnamese respondents who watched movies and read online reviews about them. The findings show that eWOM about movies can increase the intention to choose film-featured destinations through three pathways: (i) increasing destination familiarity, (ii) reinforcing destination brand image, and (iii) enhancing the resonance between destination familiarity and destination brand image. This study contributes new theoretical insights into the role of eWOM about movies in shaping tourists' behavioral intentions toward film-featured destinations. It also provides managerial implications for destination management organizations and tourism businesses in the growing trend of film-induced tourism.
Từ khóa
truyền miệng trực tuyến về phim, hình ảnh thương hiệu điểm đến, sự quen thuôc điểm đến, ý định lựa chọn, điểm đến xuất hiện trong phim, S-O-R eWOM about films; Destination brand image; Destination familiarity; Choice intention; Film-featured destinations; S-O-R.
|
Download
|
|
Phân tích các nhân tố tác động đến ý định phân loại rác thải của du khách tại điểm đến Đà Nẵng: Nghiên cứu đa văn hoá
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải của du khách tại điểm đến Đà Nẵng, sử dụng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) kết hợp với lý thuyết MOA (Động lực-Cơ hội-Khả năng). Sau khi phân tích dữ liệu từ 440 du khách tham quan Đà Nẵng bằng PLS-SEM, kết quả cho thấy thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức, động lực và khả năng đều có tác động trực tiếp và tích cực đến ý định phân loại rác thải của du khách. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng định vai trò trung gian quan trọng của thái độ và chỉ ra rằng mức độ tác động của kiểm soát hành vi nhận thức lên thái độ mạnh hơn ở nhóm du khách Châu Âu so với nhóm du khách Việt Nam. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch nhằm cải thiện các yếu tố xã hội và cá nhân để thúc đẩy hành vi phân loại rác thải của du khách. <br><br> Abstract <br>
This study aims to analyze the factors affecting tourists' intention to waste sorting at Da Nang destination, using the theory of planned behavior (TPB) combined with the MOA model (Motivation-Opportunity-Ability). After analyzing data from 440 tourists visiting Da Nang using PLS-SEM, the results showed that attitude, subjective norms, perceived behavioral control, motivation and ability all have direct and positive impacts on tourists' intention to waste sorting. In addition, the study also confirmed the important mediating role of attitude and also showed that the impact of perceived behavioral control on attitudes was stronger among European tourists than among Vietnamese tourists. From this result, the study proposed recommendations for tourism management agencies and tourism businesses to improve social and personal factors to promote tourists' waste sorting behavior.
Download
Trải nghiệm du lịch y tế và hành vi truyền miệng của du khách: Nghiên cứu thực nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh thông qua mô hình SOR
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh du lịch y tế phát triển mạnh tại các quốc gia đang nổi, nghiên cứu này nhằm kiểm định mô hình lý thuyết về tác động của trải nghiệm du lịch y tế đến các phản ứng cảm xúc và hành vi của du khách, bao gồm hạnh phúc, gắn kết điểm đến và hành vi truyền miệng. Dựa trên khung lý thuyết SOR (Kích thích – Chủ thể – Phản hồi), dữ liệu được thu thập từ 454 du khách nội địa và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh thông qua bảng hỏi cấu trúc sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Phân tích được thực hiện bằng mô hình cấu trúc tuyến tính bán phần (PLS-SEM) với phần mềm SmartPLS 3. Kết quả chỉ ra rằng trải nghiệm du lịch y tế có tác động tích cực đến cảm xúc (hạnh phúc), nhận thức (giá trị cảm nhận), từ đó thúc đẩy các hành vi truyền miệng sau đó. Nghiên cứu góp phần mở rộng lý thuyết hành vi du khách trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp, đồng thời cung cấp hàm ý thiết thực cho các nhà quản lý bệnh viện quốc tế, doanh nghiệp lữ hành và trung tâm nghỉ dưỡng y tế trong việc tối ưu hóa chiến lược dịch vụ và truyền thông. <br><br>Abstract<br>
Amid the growing prominence of medical tourism in emerging economies, this study investigates the effects of medical tourism experiences on tourists’ affective and behavioral responses, including happiness, perceived value, destination attachment, and word-of-mouth intentions. Drawing on the Stimulus–Organism–Response (SOR) framework, the study collected data from 454 domestic and international tourists in Ho Chi Minh City using structured questionnaires with five-point Likert scales. Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) was employed via SmartPLS 3 to test the hypothesized relationships. Findings reveal that positive medical tourism experiences significantly enhance tourists’ happiness and perceived value, which in turn promote destination attachment and word-of-mouth communication. The study contributes to tourism behavior theory by clarifying the emotional and cognitive pathways linking service experiences to post-consumption behaviors in the medical tourism context. Managerially, the results offer actionable implications for hospitals, tour operators, and wellness providers seeking to design emotionally engaging services that foster loyalty and organic promotion.
Mối quan hệ giữa thái độ bảo vệ môi trường, chủ nghĩa tối giản và hạnh phúc của người tiêu dùng: Vai trò điều tiết của hiệu quả cảm nhận và sự cởi mở để thay đổi
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá tác động giữa thái độ bảo vệ môi trường (Environmental Protection ‒ EP) lên hạnh phúc khách hàng (Customer Happiness ‒ CH) (hạnh phúc tài chính, hạnh phúc chủ quan) thông qua chủ nghĩa tối giản (Consumer Minimalism ‒ CM). Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu vai trò điều tiết của hiệu quả cảm nhận (Perceived Consumer Effectiveness ‒ PCE) và sự cởi mở để thay đổi (Openness To Change ‒ OTC) trong mối quan hệ giữa thái độ bảo vệ môi trường và chủ nghĩa tối giản. Dữ liệu từ 344 người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất. Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM) được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ bảo vệ môi trường tác động tích cực đến chủ nghĩa tối giản, từ đó tác động đến hạnh phúc của người tiêu dùng bao gồm cả hạnh phúc tài chính và hạnh phúc chủ quan. Hơn nữa, hiệu quả cảm nhận và sự cởi mở để thay đổi điều tiết mối quan hệ giữa thái độ bảo vệ môi trường và chủ nghĩa tối giản. Cuối cùng, những phát hiện này cung cấp các hàm ý lý thuyết và thực tiễn quan trọng. <br><br>
Abstract <br>
This study examines the relationship between environmental protection (EP) and customer happiness (CH) (i.e., financial well-being and subjective well-being) through consumer minimalism (CM). In addition, the study investigates the moderating roles of perceived consumer effectiveness (PCE) and openness to change (OTC) in the relationship between EP and CM. Data from 344 consumers in Ho Chi Minh City were used to test a proposed model. Partial Least Squares (PLS-SEM) was utilized for data analysis. The results showed that EP positively affects CM, which in turn influences CH including financial well-being and subjective well-being. Both PCE and OTC moderate the association between EP and CM. Finally, these findings provide important theoretical and practical implications.
Download
Tiền tố và kết quả của sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét ảnh hưởng của các khía cạnh xây dựng thương hiệu nội bộ đến sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty và cuối cùng đến sự trung thành, sự truyền miệng tích cực và hiệu quả công việc liên quan đến thương hiệu công ty. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách khảo sát với các nhân viên trực tiếp cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu sau khi sàng lọc gồm 300 mẫu được dùng phân tích PLS-SEM. Kết quả phân tích cho thấy hai trong số ba khía cạnh của xây dựng thương hiệu nội bộ là truyền thông thương hiệu và thương hiệu dẫn đầu có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự gắn kết của nhân viên với thương hiệu công ty có tác động tích cực đáng kể đến sự trung thành của nhân viên, sự truyền miệng tích cực và hiệu quả công việc liên quan đến thương hiệu công ty.
Download
Mô hình chuỗi trung gian nối tiếp về tài sản thương hiệu điểm đến
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Từ góc độ mối quan hệ khách hàng – thương hiệu, nghiên cứu này đề xuất mô hình chuỗi trung gian nối tiếp nhằm mục đích khám phá các con đường (bao gồm, nhận thức, tình cảm và kết hợp nhận thức – tình cảm) để phát triển tài sản thương hiệu điểm đến. Khảo sát trực tiếp được áp dụng để thu thập dữ liệu từ 749 du khách nội địa đến thăm Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Hội An ở Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được đánh giá thông qua CB-SEM. Kết quả đã xác nhận ba con đường giữa tiền đề (tương đồng hình ảnh) và các thành phần của tài sản thương hiệu điểm đến. Cuối cùng, những phát hiện này cung cấp các hàm ý thực tiễn cho các nhà quản lý điểm đến. <br><br> Abstract<br>
From a consumer-brand relationship perspective, this study proposes a serial multiple mediation model to explore the pathways (e.g., cognitive, affective, and hybrid) to increase destination brand equity. A paper-based survey was used to collect data from 749 domestic tourists visiting Thua Thien Hue, Da Nang, and Hoi An in Vietnam. The research model is evaluated through CB-SEM. The results confirmed three pathways among antecedents (e.g., self-congruity) and components of destination brand equity. These findings provide practical implications for destination managers.)
Download
|