|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(4)
, Tháng 4/2023, Trang 124-139
|
|
Đầu tư công nghệ và sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam |
Technology Investment and Stability of the Banking Sector in Vietnam |
Trần Thị Thanh Nga & Pham Khanh Duy & Toan Linh Vu Le |
DOI:
Tóm tắt
Sự ổn định của hệ thống ngân hàng là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, câu hỏi liệu rằng xu hướng đầu tư vào công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển chóng mặt trên toàn cầu có tác động đến sự ổn định của ngành ngân hàng hay không vẫn chưa được nghiên cứu kĩ càng. Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa đầu tư CNTT và sự ổn định của ngân hàng trên bảng dữ liệu của các ngân hàng Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020. Bằng phương pháp SGMM, kết quả nghiên cứu đề xuất rằng chi tiêu cho CNTT có thể cải thiện sự ổn định của ngân hàng nói chung. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy đầu tư CNTT giúp các ngân hàng lớn ổn định hơn nhưng lại khiến các ngân hàng nhỏ gặp nhiều rủi ro hơn.
Abstract
Banking stability is a critical issue that has received a host of interest from researchers, regulators, and policymakers over the years. However, the impact of the information technology (IT) trend, which is recently fast improving on a global scale, on banks’ stability has not yet been adequately investigated. This study examines the nexus of IT investment on bank stability based on balanced panel data from Vietnam, a bank-based emerging economy, between 2010 and 2020. Using the SGMM method, this paper suggests that IT expenditure can improve banks’ stability in general. Moreover, the results also show that technology investment increases the stability of large banks, however, it also pushes small banks to more instability.
Từ khóa
Công nghệ thông tin (CNTT); ổn định tài chính; hiệu quả hoạt động ngân hàng; GMM; Việt Nam; nền kinh tế mới nổi Information technology; Financial stability; Bank performance; GMM; Vietnam; Emerging market.
|
Download
|
|
Mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn của Các doanh nghiệp tại Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ tương tác đồng thời giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, sử dụng mô hình hệ phương trình đồng thời được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất ba bước (3SLS) với hiệu ứng cố định của doanh nghiệp. Bài viết sử dụng dữ liệu bảng của 19.453 doanh nghiệp với 33.415 quan sát thuộc các ngành: nông, lâm, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; và bất động sản được trích từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam do Tổng cục Thống kê thực hiện giai đoạn 2010 – 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn có sự tương tác qua lại lẫn nhau. Các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn khi hiệu quả đạt được càng cao, và ở chiều ngược lại, tỷ lệ nợ tác động lên HQHĐ theo hình chữ U ngược. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu còn cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ bao gồm: tài sản hữu hình, thời gian hoạt động, qui mô và loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, cấu trúc vốn của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào: tài sản hữu hình, đặc điểm riêng của tài sản, lợi ích thuế phi nợ vay, quy mô và loại hình của doanh nghiệp.
Download
Tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh thị trường tài chính đang trên đà phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, hoạt động đa dạng hóa thu nhập nổi lên được quan tâm sâu sắc và vướng phải nhiều tranh cãi. Dưới ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu, liệu đa dạng hóa có mang lại kết quả tích cực? Nghiên cứu đánh giá tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên dữ liệu của 27 ngân hàng niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2010-2023, sử dụng kết hợp phương pháp FEM, REM, sai số chuẩn mạnh và FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, nhưng dưới ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước trên 20% đem lại tác động tiêu cực Thông qua nghiên cứu, các NHTM và Chính phủ Việt Nam có thể điều chỉnh đa dạng hóa và tổ chức cơ cấu vốn sao cho tối đa hóa được lợi nhuận. <br><br>Abstract <br>
In the backdrop of a thriving financial market in Vietnam, income diversification emerges as a topic of keen interest and considerable debate. Under the influence of ownership structure, does diversification yield positive outcomes? This study evaluates the impact of diversification and ownership structure on bank performance, drawing from data of 27 listed banks in Vietnam spanning from 2010 to 2023. Employing a combination of FEM robust standard error, FGLS and Two-step System GMM methods to address model deficiencies. Research findings indicate that diversification positively impacts operational efficiency, but under the influence of State ownership exceeding 20%, it yields adverse effects. Through this study, commercial banks and the Vietnamese Government can adjust diversification and ownership structure to maximize profits.
Download
Chất lượng báo cáo, công bố thông tin và nợ vay của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này xem xét tác động của chất lượng báo cáo tài chính và công bố thông tin đến sử dụng nợ vay của các doanh nghiệp. Sử dụng bộ dữ liệu với hơn 7,000 quan sát của các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2010 – 2022. Kết quả hồi quy của mô hình tác động cố định (FEM) và hồi quy tổng quát thời điểm (GMM) cho thấy chất lượng thông tin báo cáo, đại diện bởi thước đo là uy tín của công ty kiểm toán và xếp hạng chất lượng công bố thông tin (IRA), có tác động ngược chiều đến nợ vay và nợ vay dài hạn của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam sẽ ít sử dụng nợ vay hơn (có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phần) nếu như chất lượng thông tin báo cáo tốt hơn (doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán của Big Four và được bầu chọn có hoạt động công bố thông tin chất lượng tốt). Lý giải này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng trong lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>
This study examines the impact of financial reporting quality and information disclosure on firm debt. Using a dataset with 7.174 observations of Vietnamese listed firms during the 2010–2022 period. The Fixed Efffect Model¬¬¬ (FEM) and Generalized Method of Moments (GMM) regression results show that the quality of financial reporting and the information disclosure have a negative effect on the ratio of total debt to total assets and the use of long-term debt. The findings imply that firms with better reporting quality and information disclosure use prefer internal funds or equity issuing to debt. This explanation is consistent with the pecking-order theory.
Download
Nghiên cứu tác động của rủi ro chính sách kinh tế toàn cầu đến đầu tư của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài báo nghiên cứu tác động của rủi ro chính sách kinh tế toàn cầu đến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên số liệu từ 602 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong giai đoạn 2011-2021. Nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng giảm mức đầu tư khi rủi ro chính sách kinh tế toàn cầu gia tăng. Chúng tôi còn tìm thấy tác động tiêu cực của rủi ro chính sách đối với đầu tư diễn ra mạnh hơn cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài nhiều, gặp khó khăn tài chính, có mức độ không thể hủy ngang của khoản đầu tư cao, hay sức mạnh thị trường cao. Hàm ý của bài báo này kiến nghị chính phủ cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kì rủi ro chính sách kinh tế toàn cầu tăng cao, nhất là khả năng tiếp cận nguồn vốn, nhằm làm giảm ảnh hưởng tiêu cực từ rủi ro chính sách lên hoạt động của doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>
Our paper investigates the effect of global economic policy uncertainty (GEPU) on investment by publicly listed firms in Vietnam, based on a sample of 602 firms listed on the HCMC and Hanoi stock exchanges for the period 2011–2021. We find that firms reduce investment during high GEPU periods. The negative effect of GEPU on investment is significantly stronger in firms that are more dependent on external financing, more financially constrained, have a higher degree of investment irreversibility, or possess higher market power. These findings have important implications for the Vietnamese government in revising policies and resolutions, especially those related to financing, to support firms during periods of high GEPU.
Download
Lan tỏa rủi ro từ giá dầu thế giới đến thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự lan truyền rủi ro đuôi của giá dầu đến từng thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6 (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore) trong giai đoạn 2017–2023 được chia thành ba giai đoạn: trước và trong đại dịch COVID–19, chiến tranh Nga-Ukraine. Mô hình DCC–GARCH được sử dụng để tính toán CoVaR, DCoVaR và kiểm định Kolmogorov - Smirnov (K–S) để đánh giá và so sánh mức độ rủi ro lan tỏa của giá dầu thô lên thị trường chứng khoán ASEAN+6. Kết quả thực nghiệm cho thấy rủi ro từ sụt giảm giá dầu thô có ảnh hưởng đến rủi ro của thị trường chứng khoán các nước ASEAN+6 trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, rủi ro lan tỏa trong giai đoạn trước COVID-19 và chiến tranh Nga-Ukraine là tương đối thấp với hầu hết các quốc gia được nghiên cứu. Trong giai đoạn COVID-19, tất cả thị trường chứng khoán khu vực ASEAN+6 đều chịu rủi ro lan tỏa từ sụt giảm giá dầu thô lớn hơn so với hai giai đoạn còn lại. Đặc biệt, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường phải đối mặt với rủi ro lan tỏa từ dầu thô nhiều hơn các thị trường khác. Các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nên ban hành các kế hoạch nhận diện, giám sát và hành động để giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro giá dầu. <br><br> Abstract
<br>This study aims to assess the tail risk spillovers from crude oil prices to the stock markets in ASEAN-6 countries (Vietnam, Thailand, Indonesia, Philippines, Malaysia, and Singapore) during the period 2017–2023. The DCC-GARCH model is employed to estimate CoVaR, ΔCoVaR, and the Kolmogorov-Smirnov test to evaluate and compare the magnitude of oil price risk spillovers on the ASEAN-6 stock markets. Empirical results reveal that tail risks from oil prices reduce the impact of risks on the ASEAN-6 stock markets over the sample period. Additionally, tail risk spillovers during the pre-COVID-19 and Russia-Ukraine conflict periods are relatively low across the selected countries. During the COVID-19 period, the ASEAN-6 stock markets experience higher risk spillovers from decreases in crude oil prices compared to other periods. Specifically, Vietnam, Thailand, and Indonesia are the three markets facing higher risk spillovers from oil prices in comparison to others. Policymakers and regulatory authorities should increase awareness, oversight, and action plans to minimize adverse oil risk effects.
Download
|