|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(9)
, Tháng 9/2024, Trang *-*
|
|
ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ ĐA DẠNG HOÁ NGÂN HÀNG ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM: ƯỚC LƯỢNG SYS-GMM |
|
Nguyễn Trung Dũng & Lê Hải Trung & Nguyễn Thanh Phương |
DOI:
Tóm tắt
Mục đích chính của nghiên cứu này vận dụng mô hình hồi quy xu hướng tổng quát có hệ thống (Sys-GMM) đánh giá tác động của quản trị doanh nghiệp và đa dạng hoá ngân hàng (Đa dạng hoá thu nhập và đa dạng hoá tài sản) đến sự ổn định của 26 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam giai đoạn 2011-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đa dạng hoá thu nhập và đa dạng hoá tài sản có mối tương quan âm với chỉ số Z-score của các NHTM. Ngược lại, quy mô hội đồng quản trị (HĐQT), số lượng thành viên nữ, số lượng thành viên ban tổng giám đốc (TGĐ), tỷ lệ sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tác động tích cực sự ổn định của các NHTM Việt Nam. Số lượng thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ sở hữu HĐQT chưa tạo động lực để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của các NHTM. Bên cạnh đó, sự tham gia của các yếu tố quản trị doanh nghiệp làm tăng cường độ tác động của đa dạng hoá tài sản đến sự ổn định của các NHTM và đây là điểm khá thú vị của nghiên cứu này. Nhóm tác giả đã đề xuất một số hàm ý chính sách đối với quản trị doanh nghiệp và đa dạng hoá thu nhập và đa dạng hoá tài sản nhằm tăng cường sự ổn định của NHTM Việt Nam.
Từ khóa
Quản trị doanh nghiệp; đa dạng hoá ngân hàng; đa dạng hoá thu nhập; đa dạng hoá tài sản; sự ổn định ngân hàng thương mại; SYS-GMM.
|
|
|
Phân tích tác động của đổi mới sáng tạo đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài nghiên cứu này đánh giá tác động của hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) đến kết quả kinh doanh (KQKD) của 18 ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2010 đến thời điểm ngày 31/12/2020. Kết quả mô hình hồi quy đa biến của bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐMST quy trình có tác động tích cực đến KQKD của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động ĐMST tổ chức có tác động ngược chiều đến KQKD. Trong khi đó, hoạt động ĐMST sản phẩm không thể hiện mối quan hệ với KQKD của ngân hàng.
Download
Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hoá thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nguồn thu nhập truyền thống của các ngân hàng thương mại (NHTM) chủ yếu từ hoạt động cho vay và huy động vốn. Hiện nay, do cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng có xu hướng đa dạng hoá nguồn thu và tìm kiếm thu nhập từ các hoạt động phi truyền thống. Nghiên cứu này xem xét vấn đề đa dạng hoá thu nhập thông qua phân tích lợi nhuận và rủi ro của các NHTM VN. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 37 NHTM ở VN giai đoạn 2006–2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng càng đa dạng hoá các hoạt động thì lợi nhuận ngân hàng càng cao. Tuy nhiên, phân tích yếu tố rủi ro cho thấy các ngân hàng có mức độ đa dạng hoá thu nhập càng cao thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm. Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra đa dạng hoá thu nhập không có lợi cho các NHTM ở VN.
Download
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện
2019, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết phân tích thực trạng của hệ thống ngân hàng (HTNH) VN và qua đó thấy được 4 khó khăn cơ bản: Nợ xấu cao, vốn chủ sở hữu suy giảm, thanh khoản không bền vững và cạnh tranh không lành mạnh. Thực trạng này đặt ra các vấn đề cần thực hiện cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các NHVN trong tái cấu trúc HTNH và để thực hiện các vấn đề này, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp. Đó là nhóm giải pháp phân loại NH và thực hiện các biện pháp tái cấu trúc các NH; nâng cao sức đề kháng của NH qua vốn tự có; xử lí nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu mới phát sinh; và các giải pháp bổ trợ nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động NH và hướng hoạt động của các NH theo chuẩn mực quốc tế.
Download
Cạnh tranh và ổn định ngân hàng – Vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này kiểm tra vai trò điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng tại 20 quốc gia qua giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2023. Bằng cách sử dụng mô hình biến công cụ thông qua phương pháp mô men tổng quát (GMM) dựa trên dữ liệu không cân bằng ở cấp độ ngân hàng, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cạnh tranh - ổn định và đồng thời khẳng định tác động điều tiết của bất định chính sách kinh tế đến mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng, thông qua chỉ số bất định chính sách kinh tế (EPU). Điều này được củng cố vững chắc thông qua phương pháp ước lượng bình phương bé nhất khả thi (FGLS), ước lượng vững OLS (robust OLS) và hồi quy sai số chuẩn Driscoll-Kraay. Tuy nhiên, tất cả đều không tìm thấy kết quả tương tự với bất định chính sách kinh tế được đo lường thông qua chỉ số bất định toàn cầu. Nghiên cứu thực nghiệm của tác giả có ý nghĩa chính sách cụ thể đối với nhà quản trị ngân hàng, nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định nhằm nâng cao sức cạnh tranh, ổn định hệ thống ngân hàng trong bối cảnh bất định chính sách kinh tế hiện nay.
|