|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(11)
, Tháng 11/2022, Trang 23-40
|
|
Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính: nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam |
The Impact of Monetary Policy on the Systemic Risk of Financial Institutions: Evidence from Vietnamese Economy |
Nguyen Thi Thanh Hoai & Tram Thi Xuan Huong & Nguyen Thi Thuy Linh |
DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng mô hình VAR và phương pháp kiểm định nhân quả Granger để phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của các tổ chức tài chính (TCTC) tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Đo lường rủi ro hệ thống được tính bằng chỉ số mức tổn thất kỳ vọng biên (Marginal Expected Shortfall-MES) với số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 29 TCTC chính. Chính sách tiền tệ được đo bằng lãi suất chính sách và hoạt động kinh tế thực được đại diện bởi lạm phát và chênh lệch sản lượng thực và sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách tiền tệ có tác động nhân quản Granger đến rủi ro hệ thống của các TCTC tại Việt Nam, đồng thời phản ứng của rủi ro hệ thống của các TCTC trước các cú sốc từ chính sách tiền tệ là khác nhau giữa hai giai đoạn 2010-2012 và 2013-2020. Với kết quả này, Ngân hàng nhà nước cần cân nhắc vai trò của chính sách tiền tệ đến rủi ro hệ thống của cácTCTC, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình thăng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai.
Abstract
The study uses the VAR model and Granger causality test to analyze the impact of monetary policy on the systemic risk of financial institutions in Vietnam from 2010 to 2020. The systemic risk of 29 financial institutions in Vietnam is measured by the Marginal Expected Shortfall (MES) method. The Monetary policy data is represented by the monetary policy interest rate while the economic performance is measured by the inflation rate and output gap of Vietnam’s economy. Research results show that monetary policy has a Granger causal effect on the systemic risk of financial institutions in Vietnam. The response of systemic risk to monetary policy shocks is different between the 2010–2012 period and 2013–2020 period. Based on this result, the State Bank of Vietnam needs to consider the role of monetary policy on systemic risks of the financial institution; thereby contributing to promoting Vietnam's stock market promotion in the future.
Từ khóa
Chính sách tiền tệ, Rủi ro hệ thống, Tổ chức tài chính, Việt Nam Monetary policy; Systemic risk; Financial institutions; Vietnam
|
Download
|
|
Chính sách tiền tệ và quy tắc Taylor - nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu hành vi điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương tại một số quốc gia đang phát triển khu vực Đông Nam Á theo quy tắc Taylor phiên bản hướng tới tương lai. Kết quả cho thấy quy tắc Taylor tuyến tính phù hợp trong việc giải thích chính sách tiền tệ tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn với biến ngưỡng lạm phát kỳ vọng để kiểm định quy tắc Taylor phi tuyến, kết quả cho thấy có tính bất cân xứng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Indonesia, Maylaysia và Philippines trong khi không tìm thấy bằng chứng phi tuyến trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam và Thái Lan.
Download
VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH VĨ MÔ THẬN TRỌNG TRONG CHUYỂN ĐỔI XANH VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích vai trò chính sách vĩ mô thận trọng (macroprudential policy) hướng đến chuyển đổi xanh và các gợi ý chính sách cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách vĩ mô thận trọng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu hướng đến mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng, nhưng chưa có nhiều công cụ hướng đến khuyến khích tăng trưởng tín dụng xanh. Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cần thiết nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) trong thiết kế chính sách vĩ mô thận trọng, và SBV có thể điều chỉnh mục tiêu của các công cụ chính sách này nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy đầu tư vào tài sản “xanh”, ổn định hệ thống tài chính, ổn định thị trường ngoại hối trước những cú sốc lớn có thể phát sinh từ biến đổi khí hậu. Định hướng này do vậy cần được chú trọng trong các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, bên cạnh nhiệm vụ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, nhằm hướng tới các mục tiêu chuyển đổi xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Rủi ro, chênh lệch tỷ suất sinh lợi, và lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam: Những tác động từ bất ổn toàn cầu và chính sách tiền tệ
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phát triển và kiểm định mô hình lựa chọn đầu tư dựa trên rủi ro và chênh lệch tỷ suất sinh lợi của các hình thức đầu tư dưới lăng kính của bất ổn toàn cầu và chính sách tiền tệ. Sử dụng dữ liệu bảng từ các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013-2021, chúng tôi nhận thấy rủi ro của việc đầu tư vào tài sản cố định và bất ổn chính sách kinh tế toàn cầu gia tăng khiến các doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản tài chính nhiều hơn, đây có thể được xem là một nơi trú ẩn sinh lời và có tính thanh khoản cao. Chính sách tiền tệ có thể giúp chống lại hiện tượng tài chính hóa, tuy nhiên, khi đặt trong bối cảnh bất ổn toàn cầu thì vai trò của chính sách tiền tệ bị lấn át. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy chênh lệch tỷ suất sinh lợi giữa đầu tư tài sản cố định và tài sản tài chính ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn đầu tư tài chính của doanh nghiệp. <br><br> Abstract <br>This study develops and tests an investment choice model based on the risk and return gap of investment forms under the lens of global uncertainty and monetary policy. Using panel data from non-financial firms listed in Vietnam for the period 2013‒2021, we find that the risks of investing in fixed assets and global economic policy uncertainty increase, causing firms to invest more in financial assets, which can be considered a profitable and highly liquid haven. Monetary policy can help combat the phenomenon of financialization; however, in the context of global uncertainty, the role of monetary policy is diminished. Additionally, there is no evidence that the return gap between investments in fixed assets and financial assets affects the financial investment choice behavior of firms.
Download
Tác động của cơ sở hạ tầng đổi mới sáng tạo quốc gia tới xu hướng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Những năm gần đây, Nhà nước đã tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng đổi mới sáng tạo (ĐMST) nhằm thúc đẩy hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp và ươm mầm các doanh nghiệp công nghệ. Nghiên cứu này xem xét tác động của cơ sở hạ tầng ĐMST quốc gia tới xu hướng ĐMST trong doanh nghiệp Việt Nam, thể hiện qua tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư và phát triển trong doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến với hiệu ứng cố định và mẫu dữ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trong giai đoạn 2011-2022, tác giả đã chỉ ra rằng doanh nghiệp gia tăng trích lập quỹ đầu tư và phát triển khi cơ sở hạ tầng ĐMST quốc gia được cải thiện, và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là động lực chính cho việc gia tăng trích lập này. Thêm vào đó, các doanh nghiệp có mức độ sở hữu nhà nước cao hơn dường như có mức độ sẵn sàng ĐMST cao hơn khi cơ sở hạ tầng ĐMST quốc gia được cải thiện. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng ĐMST của Nhà nước đang tạo ra những chuyển biến tích cực, và các doanh nghiệp nhà nước nên được cân nhắc như đầu tàu của chiến lược ĐMST quốc gia. <br><br> Abstract <br>
In recent years, Vietnam has increased investments in innovation infrastructure to promote corporate innovation activities and incubate technology-oriented startups. This study examines the impact of national innovation infrastructure on the innovation tendency in Vietnamese firms, as reflected through the allocation of funds for investment and development. Using the multivariate regression method with fixed effects on a sample of Vietnamese listed firms during 2011-2022, I point out that firms raise their funds for investment and development when national innovation infrastructure is improved, and information and communication technology infrastructure is the main driving force for this increase. In addition, firms highly owned by the State show greater innovation readiness as the national innovation infrastructure improves. This study suggests that the State's efforts to improve innovation infrastructure are producing their desired effects, and the State should consider state-owned enterprises as the locomotives of the national innovation strategy.
Download
Tác động của ổn định tài chính đến phát triển bền vững: Góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của ổn định tài chính (OĐTC) đến phát triển bền vững (PTBV) dưới góc nhìn từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở 33 quốc gia đang phát triển và 7 quốc gia phát triển, năm 2005-2020. Bằng phương pháp hồi quy Bayesian cho thấy, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV ở cả hai nhóm quốc gia với xác suất trên 79,3%. Nghiên cứu vai trò của lạm phát và cung tiền trong mối quan hệ này thì OĐTC có tác động tiêu cực đến PTBV và xác xuất 97,2%. Ngược lại, khi nghiên cứu vai trò của lãi suất và dự trữ ngoại hối thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất trên 89,6% ở cả hai nhóm nước. Tương tự, khi xem xét vai trò CSTK– chi tiêu công thì OĐTC có tác động tích cực đến PTBV với xác suất cao trên 99,7% ở hai nhóm quốc gia. Ngược lại, OĐTC có tác động tích cực đến PTBV khi xem xét thêm vai trò của thuế với xác xuất 100% ở các quốc gia phát triển và tác động tiêu cực với xác suất xảy ra 60,9% ở các quốc gia đang phát triển.
|