Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Năm thứ. 35(5) , Tháng 5/2024, Trang 55-70


Bất bình đẳng trong đầu tư và tiếp cận giáo dục của trẻ em: Bằng chứng từ Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam
Inequality in investment and access to education for children: An analysis from the Vietnam household living standards survey
Nguyen Thanh Hien

DOI:
Tóm tắt
Nghiên cứu đánh giá các yếu tố cấu thành chi phí đầu tư cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam dành cho trẻ em nhằm xem xét vấn đề bất bình đẳng trong giáo dục từ góc độ bất bình đẳng cơ hội. Từ dữ liệu về giáo dục từ Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2018, nghiên cứu áp dụng thống kê mô tả và phương pháp phân tích phương sai để tìm hiểu cơ cấu chi tiêu cho giáo dục và so sánh các khoản chi phí học tập giữa các nhóm học sinh có điều kiện kinh tế- xã hội gia đình khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy học thêm là yếu tố chính khiến tổng chi phí học tập tăng cao và tạo nên áp lực tài chính cho hộ gia đình. Học sinh nông thôn, dân tộc thiểu số và tại các khu vực kinh tế kém phát triển hơn cũng nhận được ít đầu tư và hỗ trợ học tập hơn nhưng chủ yếu do các chi phí khác bên cạnh học phí. Nghiên cứu gợi ý rằng để giảm thiểu bất bình đẳng giáo dục, bên cạnh chính sách miễn giảm học phí, cần thiết thiết kế các chính sách cụ thể hỗ trợ các chí phí học tập cho học sinh với điều kiện kinh tế cụ thể.

Abstract
The study examines household expenses on education in Vietnam to assess the inequality in investment and access to education for children from the perspective of inequality of opportunity. The study uses descriptive statistics, t-tests, and analysis of variance to explore the structure of expenditure on education and compare the differences in schooling costs of students with different socio-economic backgrounds using the 2018 Vietnam Household Living Standards Survey data. The study results show that in the expense structure, school-related expenses such as extra classes, uniforms, and school contributions are factors that can increase the economic burden. Rural students, ethnic minorities, and those in less economically developed areas receive less educational support and investment, primarily due to school-related expenses rather than tuition fees. Disparities in educational expenses among households can exacerbate inequality in access to education among different groups of children and undermine the effectiveness of educational policies, such as tuition fee support and exemption. To mitigate educational inequality, in addition to tuition fee support and exemption, it is necessary to design targeted policies to support students with specific economic conditions in covering their educational expenses.

Từ khóa
bất bình đẳng cơ hội, chi tiêu cho giáo dục, tiếp cận giáo dục, đầu tư hộ gia đình
Opportunity inequality; Educational expenses; Education access; Household investment.
Download
Vai trò của giáo dục trong quá trình chuyển tiếp từ trường học sang việc làm của thanh niên Việt Nam
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á Mở rộng