|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(12)
, Tháng 12/2024, Trang *-*
|
|
Số hóa hiệu quả quản lý nhân sự: Mô hình khái niệm và ứng dụng |
|
Ngô Diễm Hoàng & Trần Trọng Thùy & Trần Kim Dung |
DOI:
Tóm tắt
Tiến bộ công nghệ đang thử thách khả năng số hóa hoạt động nhân sự của các tổ chức, sử dụng phần mềm và các ứng dụng quản lý. Tuy nhiên, các mô thức và hướng dẫn hiện nay tồn tại rời rạc, chưa nhất quán trong cơ chế quản trị, dẫn đến thiếu đồng nhất về mặt lý thuyết và sự mơ hồ trong ứng dụng. Do đó, nhóm tác giả phân tích tài liệu và lý thuyết liên quan để đề xuất khung mô hình khái nhiệm của phần mềm quản lý và ứng dụng một cách có hiệu quả. Mô hình được dựa trên nền tảng của phần mềm KeeView, với các tính năng quản lý nhân sự toàn diện, quản trị mục tiêu nâng cao, đánh giá năng lực và xây dựng bảng lương. Nghiên cứu này đóng góp cả về mặt lý thuyết và thực tiễn quản trị nguồn nhân lực thông qua số hóa mô hình quản lý nhân sự và đề xuất các chức năng cần thiết để hiệu quả trong quản trị điều hành.
Từ khóa
Từ khóa: Quản lý nhân sự, đánh giá năng lực, lương, số hóa, phần mềm
|
|
|
Mối quan hệ giữa nguồn kiến thức và sự đổi mới của nhân viên: Vai trò của kỹ năng vận hành và tính cách chủ động
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù kiến thức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới của nhân viên, nhưng các nghiên cứu về tác động của nguồn kiến thức đến sự đổi mới của nhân viên thông qua các biến trung gian và điều tiết vẫn còn hạn chế. Dựa vào mô hình năng lực – động lực – cơ hội, bài báo này khám phá ảnh hưởng của nguồn kiến thức, kỹ năng vận hành và tính cách chủ động đến sự đổi mới của nhân viên. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn kiến thức ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới của nhân viên. Hơn nữa, kỹ năng vận hành là trung gian liên kết mối quan hệ này. Bên cạnh đó, tính cách chủ động điều tiết dương tác động của nguồn kiến thức lên sự đổi mới của nhân viên. Vì vậy, bài báo này có các đóng góp mới về mặt lý thuyết và một số hàm ý quản trị giúp thúc đẩy sự đổi mới của nhân viên.
Kích thích trí tuệ của quản lý và sự sáng tạo của cấp dưới: vai trò của điều chỉnh nhiệm vụ và tự tin sáng tạo
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù kích thích trí tuệ của quản lý (KTTTCQL) ảnh hưởng đến sự sáng tạo của cấp dưới (SSTCCD), nhưng mối quan hệ này không nhất quán. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ này là dương, trong khi đó các nghiên cứu khác cho thấy mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Dựa vào mô hình năng lực - động lực - cơ hội, nghiên cứu này giải quyết mối quan hệ không nhất quán giữa KTTTCQL và SSTCCD bằng cách kiểm định vai trò trung gian của điều chỉnh nhiệm vụ (ĐCNV) và vai trò điều tiết của tự tin sáng tạo (TTST). Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐCNV là trung gian liên kết ảnh hưởng của KTTTCQL đến SSTCCD. Hơn nữa, TTST củng cố tích cực mối quan hệ này. Từ đó, nghiên cứu này đưa ra các hàm ý quản trị để nâng cao sự sáng tạo của nhân viên.
Cô đơn nơi làm việc và kết quả công việc của người lao động: Vai trò của sự kiệt sức và cam kết tình cảm với tổ chức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mặc dù cô đơn nơi làm việc có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả công việc của người lao động, nhưng các nghiên cứu về tác động của cô đơn nơi làm việc đến kết quả công việc thông qua sự kiệt sức và cam kết tình cảm vẫn còn nhận được tương đối ít sự quan tâm. Dựa vào lý thuyết bảo tồn nguồn lực và trao đổi xã hội, bài viết này nghiên cứu về mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc, sự kiệt sức và cam kết tình cảm với kết quả công việc của người lao động trong các khu chế xuất (KCX) Tp.HCM. Nghiên cứu chính thức khảo sát từ 351 nhân viên trong KCX Tp. HCM, kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa. Hơn nữa, sự kiệt sức và cam kết tình cảm đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc với kết quả công việc. Bên cạnh đó, có sự khác biệt về giới tính, tuổi và thâm niên trong mối quan hệ giữa cô đơn nơi làm việc với sự kiệt sức, cam kết tình cảm và kết quả công việc. Cho nên, nghiên cứu này có đóng góp mới về lý thuyết và hàm ý quản trị về cải thiện kết quả công việc của người lao động trong các KCX Tp. HCM. <br><br>Abstract<br>
Although workplace loneliness has a negative impact on job performance of employees, studies on the effects of workplace loneliness on job performance through its mediating role of burnout and affective commitment have still received relatively little attention. Based on the conservation of resources (COR) and social exchange theory, research on the effects of workplace loneliness, burnout, and affective commitment on the job performance of employees in the Export Processing Zones Ho Chi Minh City (EPZ HCMC). Official research survey from 351 employees in EPZ HCMC, the results of testing the structural equation modeling show that all relationships are significant. Furthermore, burnout and affective commitment partially mediate the relationship between workplace loneliness and job performance. Besides, there are differences by gender, age and seniority in the relationship between workplace loneliness and burnout, affective commitment, and job performance. Therefore, this study has new theoretical contributions and some management implications to improve the job performance of employees in the EPZ HCMC.
Download
Tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh đến hành vi xanh của nhân viên: Nghiên cứu vai trò trung gian của thái độ đối với môi trường và điều tiết của lãnh đạo đạo đức
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích tác động của quản trị nguồn nhân lực xanh (GHRM) đến hành vi xanh của nhân viên (WGB) thông qua vai trò trung gian của thái độ đối với môi trường và vai trò điều tiết của lãnh đạo đạo đức. Các giả thuyết trong nghiên cứu được kiểm định bằng phương pháp phân tích đường dẫn với kỹ thuật bootstrap được thực hiện trên SPSS Process macro thông qua dữ liệu khảo sát 340 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy GHRM tác động gián tiếp đến WGB thông qua thái độ đối với môi trường. Hơn nữa, lãnh đạo đạo đức được xác định là yếu tố điều tiết tích cực làm gia tăng mối quan hệ gián tiếp nêu trên. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để các doanh nghiệp có thể thúc đẩy WGB thông qua thực hành GHRM, góp phần nâng cao hiệu quả về mặt môi trường cũng như đóng góp vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp
Lãnh đạo chuyên quyền và hạnh phúc chủ quan của nhân viên: vai trò của sự lấy lòng và lòng tự trọng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm điều tra tác động của lãnh đạo chuyên quyền đến hạnh phúc chủ quan của nhân viên thông qua hành vi lấy lòng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét liệu lòng tự trọng có làm giảm mối quan hệ tích cực giữa lãnh đạo chuyên quyền và hành vi lấy lòng hay không. Dữ liệu được thu thập từ 215 nhân viên làm việc trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam. Kết quả cho thấy tác động trung gian của hành vi lấy lòng trong mối quan hệ giữa lãnh đạo chuyên quyền và hạnh phúc chủ quan. Thêm vào đó, tác động của lãnh đạo chuyên quyền lên hành vi lấy lòng được tìm thấy là yếu hơn ở những nhân viên có mức độ tự trọng cao hơn.
|