|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(6)
, Tháng 6/2024, Trang 54-72
|
|
Tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Việt Nam |
The Impact of Diversification and Ownership Structure on the Performance of Vietnamese Banks |
Bùi Kim Yến & Trần Triệu Anh Khoa & Huỳnh Thanh Bình & Trương Nguyễn Kiều Phương & Nguyễn Khoa Triều Sơn |
DOI:
Tóm tắt
Trong bối cảnh thị trường tài chính đang trên đà phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, hoạt động đa dạng hóa thu nhập nổi lên được quan tâm sâu sắc và vướng phải nhiều tranh cãi. Dưới ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu, liệu đa dạng hóa có mang lại kết quả tích cực? Nghiên cứu đánh giá tác động của đa dạng hóa và cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng dựa trên dữ liệu của 27 ngân hàng niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2010-2023, sử dụng kết hợp phương pháp FEM, REM, sai số chuẩn mạnh và FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, nhưng dưới ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước trên 20% đem lại tác động tiêu cực Thông qua nghiên cứu, các NHTM và Chính phủ Việt Nam có thể điều chỉnh đa dạng hóa và tổ chức cơ cấu vốn sao cho tối đa hóa được lợi nhuận.
Abstract
In the backdrop of a thriving financial market in Vietnam, income diversification emerges as a topic of keen interest and considerable debate. Under the influence of ownership structure, does diversification yield positive outcomes? This study evaluates the impact of diversification and ownership structure on bank performance, drawing from data of 27 listed banks in Vietnam spanning from 2010 to 2023. Employing a combination of FEM robust standard error, FGLS and Two-step System GMM methods to address model deficiencies. Research findings indicate that diversification positively impacts operational efficiency, but under the influence of State ownership exceeding 20%, it yields adverse effects. Through this study, commercial banks and the Vietnamese Government can adjust diversification and ownership structure to maximize profits.
Từ khóa
Đa dạng hóa; Cơ cấu sở hữu; Hiệu quả hoạt động; Ngân hàng thương mại Diversification; Ownership structure; Bank performance; Listed bank
|
Download
|
|
Tác động của tạo thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam – Vai trò của tăng vốn chủ sở hữu ngân hàng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu phân tích tác động của tạo thanh khoản, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bằng cách sử dụng kỹ thuật ước lượng S-GMM và hồi quy phân vị với mẫu gồm 25 NHTM trong giai đoạn 2007 – 2022. Kết quả theo hai phương pháp ước lượng cho thấy tạo thanh khoản làm giảm khả năng sinh lời, ngược lại tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời. Hơn nữa, kết quả từ phương pháp hồi quy phân vị còn cho thấy tác động tiêu cực của tạo thanh khoản đến khả năng sinh lời không mang tính đồng nhất, mức độ tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời tăng dần theo các phân vị. Tăng vốn chủ sở hữu và tương tác giữa tạo thanh khoản và tăng vốn chủ sở hữu làm tăng khả năng sinh lời, có ý nghĩa thống kê tại các phân vị cao hơn (0.75, 0.8 và 0.9). Từ đó nghiên cứu đề xuất một số hàm ý đối với các nhà quản trị ngân hàng nhằm gia tăng khả năng sinh lời. <br><br> Abstract <br>
The study analyzes the effect of liquidity creation, capital growth rate, and interaction between liquidity creation and capital growth rate on profitability of the Vietnamese commercial banks by employing S-GMM and quantile regression approach for a sample of 25 commercial banks during the 2007–2022 period. The empirical results from both estimation techniques reveal that liquidity creation affects significantly and negatively bank profitability. In contrast, capital growth and the interaction between liquidity creation and capital growth rate increase bank profitability. Furthermore, the results from the quantile regression approach indicate that the negative impact of liquidity creation on profitability is heterogeneous, the level of impact gradually escalates from lower to upper quantiles. Capital growth and the interaction between liquidity creation and capital growth increase profitability, which is statistically significant at the upper quantiles (0,75; 0,8 and 0,9). The study proposes some implications for bank managers to increase bank profitability.
Download
Ảnh hưởng của rủi ro địa chính trị đến rủi ro phá sản của ngân hàng thương mại
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sử dụng dữ liệu từ 431 ngân hàng thương mại tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 2006-2021, nghiên cứu này phân tích tác động của rủi ro địa chính trị đến rủi ro phá sản của ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rủi ro địa chính trị làm gia tăng rủi ro phá sản của ngân hàng. Trong đó các sự kiện địa chính trị gây ra tác động tiêu cực lớn hơn đến rủi ro ngân hàng so với các mối đe dọa địa chính trị. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phát hiện ra rằng rủi ro địa chính trị làm tăng rủi ro phá sản ngân hàng thương mại thông qua việc làm giảm lợi nhuận và làm tăng biến động lợi nhuận của ngân hàng. <br><br>Abstract<br>Using a panel of 431 commercial banks in the United States over the period 2006–2021, this paper examines the impact of geopolitical risk on bank risk-taking. Our regression results indicate that geopolitical risk increases bank default risk. Delving into the components of geopolitical risk, the authors find that the negative effects of geopolitical acts on bank risk-taking are more pronounced than those of geopolitical threats. Besides, the authors find that reducing bank profitability and increasing earnings volatility are two channels through which geopolitical risk increases bank risk-taking
Download
Đo lường rủi ro hệ thống của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam: Cách tiếp cận mới từ chỉ số COVAR và SRISK
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Một trong những bài học lớn nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 là việc chỉ đảm bảo an toàn trong hoạt động của từng ngân hàng riêng lẻ là chưa đủ trong bối cảnh hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng trở nên phức tạp hơn khiến gia tăng rủi ro hệ thống. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đo lường và xếp hạng rủi ro hệ thống của 12 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 6 năm 2021 dựa trên biến động thị trường là chỉ số biến động đồng phân vị (CoVaR), và chỉ số rủi ro hệ thống (SRISK). Việc sử dụng dữ liệu thị trường cho phép các ước lượng rủi ro hệ thống có tính liên tục, cập nhật và dựa trên kỳ vọng thị trường, đảm bảo sự đánh giá và giám sát tường xuyên đối với an toàn hệ thống, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh. Dựa trên những đánh giá thực trạng rủi ro hệ thống các NHTM Việt Nam, các tác giả đưa ra khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đo lường và kiểm soát rủi ro hệ thống tại Việt Nam. <br><br> <strong>Abstract</strong><br>
One of the main lessons of the global financial crisis in 2007–2009 is keeping individual financial institutions sound would be not enough for the stability of the financial system, given the increasing complexity of the banking activities and systemic risk. In this paper, the authors measure the systemic risk of 12 listed Vietnamese commercial banks from April 2008 to June 2021 based on two market risk measures, namely the CoVaR and SRISK. The use of market price in the estimation of bank systemic risk results in timely and forward-looking risk measures, which is particularly important during volatile periods. The authors also provide several policy discussions on the measurement and supervision of systemic risk in the Vietnamese banking sector.
Download
Quy mô ngân hàng, tăng trưởng cho vay và rủi ro tín dụng: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu là khẳng định tác động phi tuyến của quy mô ngân hàng và tăng trưởng cho vay đến rủi ro tín dụng thông qua thực tiễn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài viết sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 24 ngân hàng thương mại với dữ liệu nghiên cứu từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn 2009–2019 được cung cấp bởi FiinGroup. Ước lượng theo GLS khẳng định rằng tăng trưởng cho vay tác động dạng hình chữ U, trong khi quy mô ngân hàng tác động dạng hình chữ U ngược đến rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng các ngân hàng thương mại cần xác định ngưỡng giới hạn tăng trưởng cho vay và quy mô ngân hàng làm nền tảng cho các chính sách có liên quan nhằm điều chỉnh rủi ro tín dụng theo kỳ vọng. Đồng thời, nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý ngân hàng thương mại và các chủ thể khác.
Download
|