|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(2)
, Tháng 2/2022, Trang 46-64
|
|
Tác động của chánh niệm đối với công việc và chất lượng cuộc sống của các lập trình viên ngành công nghệ thông tin |
|
Nguyen Minh Thach & Mai Thi My Quyen & Le Nguyen Hau |
DOI:
Tóm tắt
Trong thời đại công nghiệp ngày nay, nhiều nhân viên, trong đó có các lập trình viên công nghệ thông tin, thường xuyên đối mặt với sự căng thẳng trong công việc. Điều này không những ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, mà còn góp phần làm tăng tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên. Không những vậy, căng thẳng trong công việc diễn ra trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của chánh niệm, một nguồn lực tâm lý, đối với công việc và chất lượng cuộc sống của những nhân viên trong bối cảnh như đã nêu. Kết quả phân tích dữ liệu thu thập từ 200 lập trình viên cho thấy chánh niệm của nhân viên giúp làm giảm đáng kể mức độ căng thẳng và làm tăng sự hài lòng trong công việc. Chánh niệm còn gián tiếp làm giảm mức độ can thiệp của công việc vào cuộc sống và làm tăng chất lượng cuộc sống. Kết quả nghiên cứu giúp làm rõ vai trò và cơ chế tác động của chánh niệm đến công việc và cuộc sống, đồng thời, giúp cho nhà quản lý xem xét chánh niệm như một giải pháp để làm giảm căng thẳng trong công việc của nhân viên.
Từ khóa
Chánh niệm; Căng thẳng trong công việc; Công việc can thiệp cuộc sống; Sự hài lòng trong công việc; Chất lượng cuộc sống; Lập trình viên
|
Download
|
|
ĐÓNG GÓP CỦA TRÍ TUỆ VĂN HÓA TRONG VIỆC GIẢM SỰ KIỆT SỨC TRONG CÔNG VIỆC VÀ VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA SỰ HỖ TRỢ CỦA TỔ CHỨC
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là để kiểm định mối quan hệ giữa Trí tuệ văn hóa và Sự kiệt sức trong công việc thông qua vai trò trung gian của Xung đột mối quan hệ trong nhóm. Bên cạnh đó, vai trò trung gian của Sự hỗ trợ của tổ chức cũng được xem xét. Dữ liệu khảo sát từ 151 tiếp viên hàng không người Việt đang làm việc cho 10 các hãng hàng không nước ngoài (Japan airlines, Korean air, Asianan Airlines, T'way Air, Eva air, Emirates Airlines, Lufthansa, Finnair, Kenya airways, và China airlines) đã thu thập và phân tích bằng mô hình PLS-SEM với phần mềm SmartPLS 4.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy những tiếp viên hàng không với Trí tuệ văn hóa càng cao thì Sự kiệt sức trong công việc càng thấp. Thêm vào đó, mối quan hệ tiêu cực này đã được trung gian một phần bởi Xung đột mối quan hệ trong nhóm đa văn hóa. Hơn nữa, nghiên cứu cũng đã xác nhận vai trò điều tiết của Sự hỗ trợ của tổ chức. Khi tiếp viên hàng không có CQ cao cùng với nhận được Sự hỗ trợ của tổ chức thì Sự kiệt sức trong công việc càng được cải thiện. Cuối cùng, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà quản lý hàng không để giảm bớt Sự kiệt sức trong công việc của các tiếp viên hàng không.<br><br>Abstract<br>
The objective of this study is to test the relationship between Cultural intelligence (CQ) and Job burnout (JB) through the mediating role of Team Relationship conflict (RC). Besides, the moderating role of Perceived organizational support (POS) is also considered. Surveyed data from 151 Vietnamese flight attendants working for 10 foreign airlines (Japan Airlines, Korean Air, Asiana Airlines, T'way Air, Eva Air, Emirates Airlines, Lufthansa, Finnair, Kenya Airways, và China Airlines) were collected and analyzed using the PLS-SEM model with SmartPLS 4.0 software. Results showed that flight attendants with higher Cultural intelligence have lower Job burnout. Additionally, this negative relationship was partially mediated by Team relationship conflict. Furthermore, the finding has also confirmed the moderating role of Perceived organizational support. When flight attendants have high CQ and receive organizational support, Job burnout is improved. Finally, the study also proposed some implications for aviation managers in reducing job burnout among flight attendants.
Download
Xung đột giữa công việc và cuộc sống riêng: Một nghiên cứu trong ngành y tế.
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Một trong các đặc trưng nghề nghiệp của các y bác sĩ là tình trạng công việc can thiệp vào cuộc sống (WLI) và cuộc sống can thiệp vào công việc (LWI), dẫn đến những hệ lụy không mong muốn cho họ. Hiện tượng này tuy đã được nghiên cứu trước đây nhưng chủ yếu thông qua một khái niệm chung là xung đột giữa công việc và cuộc sống (WLC). Nghiên cứu này cho rằng hai dạng WLI và LWI có thể tồn tại độc lập nhau và có tác động khác nhau lên cả công việc lẫn cuộc sống của các bác sĩ. <br>
Với dữ liệu thu thập từ 331 bác sĩ ở TP.HCM, kết quả phân tích mô hình cấu trúc cho thấy WLI và LWI đều gây ra căng thẳng khi làm việc. Trong đó, WLI làm tăng căng thẳng và làm giảm sự gắn kết với công việc nhiều hơn LWI, mặc dù LWI thể hiện sự can thiệp trực tiếp của cuộc sống lên công việc. Đối với cuộc sống riêng, WLI không những làm giảm sức khỏe tinh thần mà còn tổn hại chất lượng cuộc sống nhiều hơn so với LWI. Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của nghiên cứu đã được thảo luận. <br>
Abstract <br>
The healthcare profession is characterized by the frequent occurrence of work interference with life (WLI) and life interference with work (LWI), which result in several negative consequences. This phenomenon has been investigated in prior studies, however, it was examined mainly under the common concept of work-life conflict (WLC). This study aims to elucidate the separate impact of WLI and LWI on the work and life of physicians. Employing a data set collected from 331 physicians in Ho Chi Minh City, structural model analysis shows that both WLI and LWI increase job stress. Compared to LWI, WLI causes a stronger increase in job stress and a stronger decrease in job engagement, although LWI represents the direct interference of life with work. As for personal life, WLI reduces mental health and damages physicians’ quality of life more than LWI. The theoretical and practical implications of the study were then discussed.
Download
Lợi ích của trí tuệ văn hóa trong việc giảm sự căng thẳng trong công việc của tiếp viên hàng không: Trường hợp nghiên cứu trên các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra đóng góp của trí tuệ văn hóa đối với giảm sự căng thẳng trong công việc. Bên cạnh đó, vai trò trung gian của năng lực giao tiếp đa văn hóa và sự phụ vụ chu đáo và vai trò điều tiết của chủ nghĩa vị chủng dân tộc cũng sẽ được xem xét. Dữ liệu khảo sát thu thập từ 132 tiếp viên hàng không (TVHK) phục vụ các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam (Vietjet Air; Pacific Airlines, Vietravel Airlines, Bamboo Airways, và Vietnam Airlines) được phân tích để cung cấp bằng chứng. Kết quả từ mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) chỉ ra rằng có trí tuệ văn hóa giúp giảm sự căng thẳng trong công việc; mối quan hệ này được trung gian một phần thông qua năng lực giao tiếp đa văn hóa và sự phụ vụ chu đáo. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng tìm thấy những TVHK có chủ nghĩa vị chủng dân tộc cao làm giảm mối quan hệ tích cực giữa trí tuệ văn hóa và năng lực giao tiếp đa văn hóa. Phát hiện này cũng ngụ ý rằng các các hãng hàng không có chính sách phù hợp để phát triển trí tuệ văn hóa của TVHK, để giúp giảm bớt mức độ căng thẳng trong công việc. <br><br> Abstract <br>
The aim of this study is to examine the contribution of cultural intelligence (CQ) to reducing job stress (JS). In addition, the mediating role of intercultural communication competence (ICC) and service attentiveness (SA) and the moderating role of ethnocentrism (ETH) are also considered. Survey data collected from 132 flight attendants serving international flights of Vietnamese airlines (Vietjet Air, Pacific Airlines, Vietravel Airlines, Bamboo Airways, and Vietnam Airlines) was analyzed. Results from partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) showed that cultural intelligence helps reduce job stress; this relationship is partly mediated through ICC and SA. Furthermore, this study also found that flight attendants with high ethnocentrism dampened the positive association between CQ and ICC. This finding also implied that airlines have appropriate policies to develop the cultural intelligence of flight attendants to reduce stress levels at work.
Download
Ảnh hưởng của giá trị cá nhân đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và sự viên mãn trong cuộc sống của nhân viên – Một nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam.
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Viên mãn trong cuộc sống là mong muốn của mọi nhân viên, cũng là mối quan tâm của các nhà quản trị hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, mỗi người có cảm nhận khác nhau về giá trị và tầm quan trọng của công việc, cuộc sống, và sự viên mãn. Nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hưởng của các loại giá trị cá nhân đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, từ đó đến sự viên mãn. Với dữ liệu khảo sát từ 246 nhân viên ở Việt Nam, kết quả cho thấy những nhân viên đề cao giá trị về sự nâng cao bản thân sẽ đối mặt với những xung đột giữa công việc và gia đình, từ đó sẽ có cảm nhận chưa tốt về sự viên mãn trong cuộc sống. Ngược lại, giá trị về sự bảo tồn giúp gia tăng sự tương hợp, làm giảm xung đột giữa công việc và cuộc sống, và làm tăng sự viên mãn. Hai loại giá trị này có thể tồn tại đồng thời trong mỗi nhân viên. Do đó, các doanh nghiệp có thể vừa đề cao giá trị về sự bảo tồn, đồng thời đề cao giá trị về nâng cao bản thân, qua đó cải thiện sự viên mãn trong cuộc sống. <br> <br> <strong>Abstract </strong>
Well-being is nowadays an important issue for employees and firms striving for sustainable development. This issue is complicated because individual employees subjectively and differently perceive their personal values and the relative importance of their work, life, and well-being. This study thus explores the effects of different types of personal value on work-life balance and subjective well-being. Based on the data surveyed from 246 employees in Vietnam, the results show that value for self-enhancement positively affects work-life conflict, leading to decreased well-being. In contrast, value for conservation alleviates work-life conflict and facilitates work-life enhancement, both of which improve the well-being of employees. These two types of personal values have been found being co-existed in individuals at different levels, therefore, it is possible for firms to promote both values for conservation and value for self-enhancement.
Download
Ảnh hưởng của sự hỗ trợ xã hội đến căng thẳng trong công việc: Một nghiên cứu thường nhật
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vận dụng Lý thuyết bảo tồn nguồn lực (COR; Hobfoll, 1989), bài báo đặt ra giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp giữa hỗ trợ xã hội và sự căng thẳng trong công việc; cảm xúc tích cực được dự đoán có vai trò biến trung gian của trong mối quan hệ trên. Ngoài ra, một giả thuyết nghiên cứu khác được đặt ra là chiến lược phân định điều tiết mối quan hệ trực tiếp giữa hỗ trợ xã hội và sự căng thẳng trong công việc. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thường nhật, các giả thuyết được kiểm định thông qua số liệu khảo sát trong 10 ngày làm việc liên tiếp từ 45 người tham gia. Kết quả cho thấy các giả thuyết nghiên cứu đều được xác định bởi số liệu. Phần cuối của bài báo là các thảo luận về hàm ý nghiên cứu và quản lý.
Download
|