|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(8)
, Tháng 8/2023, Trang 39-51
|
|
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm thuần chay của người tiêu dùng thế hệ Z |
Factors Affecting Purchasing Intention Vegetarian Cosmetics of Generation Z Consumers |
Chau Thi Le Duyen & Huynh Chi Thao Vy & dong Thi Bao Tram & Nguyen Gia Bao Duy & Vo Trung Tin & Nguyen Tran Anh Hao |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.8
Tóm tắt
Nghiên cứu cho thấy thế hệ Z là thế hệ có nhận thức tốt về môi trường, việc lựa chọn mỹ phẩm thuần chay khi được nghiên cứu trên nhóm khách hàng thế hệ Z là phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới. Nghiên cứu đã sử dụng phân tích hồi quy để chỉ ra được các yếu tố như: Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi, Nhận thức về môi trường, Giá trị cảm xúc, Giá trị chức năng (Giá cả) có mối quan hệ cùng chiều với Ý định mua mỹ phẩm thuần chay của người tiêu dùng thuộc thế hệ Z. Trong số các yếu tố này, yếu tố Giá trị chức năng có ảnh hưởng mạnh nhất đến Ý định mua mỹ phẩm thuần chay, tiếp đến là Thái độ và Nhận thức về môi trường, hai yếu tố Giá trị cảm xúc và Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động không đáng kể. Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm thuần chay nên tập trung vào các yếu tố như Giá trị chức năng, Thái độ và Nhận thực về môi trường để có những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả hơn.
Abstract
Research shows that Generation Z is a generation with good environmental awareness, the choice of vegan cosmetics when researched on Gen Z customers is in line with new consumption trends. The study used regression analysis to show that factors such as attitude, perceived behavioral control, environmental awareness, emotional value, and functional value (price) have positive relationships with purchase intention. vegan cosmetics of Generation Z consumers. Among these factors, Functional Value has the strongest influence on the intention to purchase vegan cosmetics, followed by Attitude and Environmental Awareness In the environment, the two factors Emotional value and Perceived behavioral control have a negligible impact. Therefore, businesses operating in the vegan cosmetics industry should focus on factors such as Functional Values, Attitudes, and Environmental Awareness to have more appropriate and effective business strategies.
Từ khóa
Mỹ phẩm thuần chay, Thế hệ Z, Ý định mua, Lý thuyết hành vi, Lý thuyết giá trị tiêu dùng. Vegan cosmetics; Generation Z; Purchase intention; Behavior theory; Consumption value theory.
|
Download
|
|
Nghiên cứu ứng dụng mô hình học máy khả diễn XAI trong phân tích rủi ro đầu tư ESG: Thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp S&P 500
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các yếu tố Môi trường, Xã hội, và Quản trị trở nên quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và rủi ro của doanh nghiệp. Nghiên cứu này khám phá ứng dụng các mô hình học máy khả diễn XAI nhằm cải thiện khả năng diễn giải, tăng độ tin cậy trong phân tích rủi ro ESG. Thực nghiệm dữ liệu ESG của các doanh nghiệp S&P 500, cho thấy mô hình LightGBM có độ chính xác cao nhất với MAE (0.9233), MSE (1.7696), RMSE (1.3303), MAPE (4.21%), so với XGBoost và Random Forest. Phân tích giá trị SHAP chỉ ra rằng rủi ro ESG bị chi phối chủ yếu bởi ba yếu tố chính: rủi ro môi trường (Environment_Risk_Score - 3.34), rủi ro xã hội (Social_Risk_Score - 2.36) và rủi ro quản trị (Governance_Risk_Score - 1.39). Ngoài ra, mức độ rủi ro ESG tổng thể của doanh nghiệp (ESG_Risk_Level_Low - 1.04, ESG_Risk_Level_High - 0.39) cũng đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu làm nổi bật tiềm năng của các mô hình XAI trong việc tăng cường báo cáo và tuân thủ ESG, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, nghiên cứu này minh chứng cho việc tích hợp ML/AI khả diễn vào qui trình quản lý rủi ro của tổ chức, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, và sự tin tưởng vào các đánh giá ESG.
Download
Nghiên cứu ứng dụng AI khả diễn trong FINTECH: Tối ưu hóa đầu tư bền vững dựa trên tiêu chí ESG tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này khám phá vai trò của AI khả diễn (eXplainable AI hay XAI) ứng dụng thúc đẩy chiến lược đầu tư bền vững trong lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech) tại Việt Nam. Trong khi các mô hình AI góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình ra quyết định đầu tư, thì những hạn chế về tính minh bạch đang là rào cản đáng kể đối với việc tích hợp các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG). XAI được xem là giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề này bằng việc tăng cường tính minh bạch, cải thiện khả năng diễn giải, và có trách nhiệm giải trình nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định. Với bối cảnh đang thay đổi của Việt Nam về AI và Dữ liệu lớn, cùng với tiềm năng tăng trưởng của công nghệ và ứng dụng FinTech. Nghiên cứu này dựa trên phân tích dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính và ESG, đồng thời ứng dụng các mô hình AI tân tiến kết hợp nền tảng toán học SHAP nhằm làm rõ cách thức XAI được sử dụng để nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực, quản lý rủi ro và thúc đẩy phát triển bền vững trong dài hạn. <br><br>Abstract <br>
This study explores the role of eXplainable AI (XAI) in driving sustainable investment strategies in the financial technology (FinTech) sector in Vietnam. While AI models contribute to improving the efficiency of investment decision-making, transparency constraints are a significant barrier to the integration of Environmental, Social, and Governance (ESG) criteria. XAI is seen as a potential solution to address this issue by enhancing transparency, improving explainability, and accountability to strengthen investor confidence in the decision-making process. Given Vietnam’s changing landscape of AI and Big Data, along with the growth potential of FinTech technology and applications. This study is based on secondary data analysis from financial and ESG reports, and applies advanced AI models combined with the SHAP mathematical platform to clarify how XAI is used to improve resource allocation efficiency, manage risks, and promote long-term sustainable development.
Tương tác trực tuyến và ý định mua hàng: Tầm quan trọng của người ảnh hưởng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Cuộc cách mạng số hóa và sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội đã làm nổi bật vai trò của người ảnh hưởng trong định hình hành vi tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu này nhằm khám phá tác động của cảm nhận về chuyên môn và sự đáng tin của người ảnh hưởng đối với thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng, đồng thời kiểm tra vai trò điều tiết của tương tác trong các mối quan hệ này. Với cỡ mẫu 250 người là cư dân Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng mạng xã hội, nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM). Kết quả cho thấy cảm nhận chuyên môn của người ảnh hưởng có tác động đáng kể đến sự đáng tin và thái độ. Đặc biệt, tương tác giữa người ảnh hưởng và người tiêu dùng điều tiết mạnh mẽ mối quan hệ giữa chuyên môn và sự đáng tin cũng như thái độ. Nghiên cứu không chỉ góp phần làm phong phú các lý thuyết về ý định hành vi truyền thống mà còn cung cấp hàm ý thực tiễn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn và hợp tác với người ảnh hưởng. <br><br>Abstract<br>
The digital revolution and the popularity of social media platforms have highlighted the role of influencers in shaping consumer behavior, especially in online shopping. This study explores the impact of influencer expertise and trustworthiness on consumer attitude and purchase intention and examines the moderating role of interaction in these relationships. With a sample size of 250 Ho Chi Minh City residents using social media, the study was conducted through convenience sampling and structural equation modeling (PLS-SEM). The results showed that influencer expertise significantly impacts trustworthiness and attitude. In particular, influencer-consumer interaction strongly moderates the relationship between knowledge, trustworthiness, and attitude. The study contributes to enriching the traditional behavioral intention theories and provides practical implications for businesses in selecting and cooperating with influencers.
Đồng tạo giá trị và lòng trung thành của khách hàng thế hệ Z trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam: Vai trò trung gian của trải nghiệm thương hiệu trực tuyến
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá tác động của đồng tạo giá trị tới lòng trung thành của khách hàng thế hệ Z trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam, đồng thời xem xét vai trò trung gian của trải nghiệm thương hiệu trực tuyến. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần. Kết quả phân tích từ mẫu 426 khách hàng thế hệ Z tại Việt Nam cho thấy đồng tạo giá trị có ảnh hưởng tích cực tới lòng trung thành của khách hàng thế hệ Z trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trải nghiệm thương hiệu trực tuyến đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa đồng tạo giá trị và lòng trung thành của khách hàng thế hệ Z. Một số thảo luận và gợi ý được nhóm tác giả đưa ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
<br><br>Abstract <br>
This study examines the impact of value co-creation on Generation Z (Gen Z) customers' loyalty while also investigating the mediating role of online brand experience in the context of Vietnam's digital economy. The research employs a quantitative method using Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM). The analysis of a sample of 426 Gen Z customers in Vietnam reveals that value co-creation positively influences Gen Z's loyalty in the context of Vietnam's digital economy. Additionally, online brand experience plays a mediating role in this relationship. The authors provide key insights and managerial recommendations for business leaders.
Download
Mối quan hệ giữa chính sách hoàn hàng và sự hài lòng của khách hàng trong thương mại điện tử B2C: Vai trò trung gian của trải nghiệm mua sắm trực tuyến
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa chính sách hoàn hàng và sự hài lòng của khách hàng trong thương mại điện tử B2C, đồng thời xem xét vai trò trung gian của trải nghiệm mua sắm trực tuyến dựa trên lý thuyết trao đổi xã hội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình phương trình cấu trúc từng phần. Nghiên cứu đã đề xuất thang đo chính sách hoàn hàng phù hợp trong thương mại điện tử B2C và sau khi phân tích từ mẫu 420 khách hàng trực tuyến kết quả cho thấy chính sách hoàn hàng có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng trong thương mại điện tử B2C, và trải nghiệm mua sắm trực tuyến đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này. Một số hàm ý quản trị và khuyến nghị được tác giả đưa ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp. <br><br>
Abstract <br>
This study examines the relationship between return policies and customer satisfaction in B2C e-Commerce, while also considering the mediating role of online shopping experience based on social exchange theory. A quantitative approach is employed, utilizing partial least squares structural equation modeling. This study proposes an appropriate return policy scale for B2C e-Commerce,, and the analysis results from a sample of 420 online customers demonstrate that return policies positively impact customer satisfaction in B2C e-Commerce, with online shopping experience playing a mediating role in this relationship. The authors provide managerial implications and recommendations for business administrators.
Download
|