|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(8)
, Tháng 8/2024, Trang *-*
|
|
Nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học: Vai trò điều tiết của tải trọng nhận thức |
|
Lê Bảo Ngọc & Phạm Văn Tuấn & Đặng Phương Linh & Nguyễn Hoàng Giang |
DOI:
Tóm tắt
Sự ra đời của ChatGPT đã tạo ra một cơn sốt tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Hiện nay rất nhiều sinh viên đang sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình tích hợp giữa lý thuyết sự sẵn sàng công nghệ và mô hình xác nhận kỳ vọng và áp dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (PLS-SEM) trên một mẫu nghiên cứu gồm 356 sinh viên Đại học. Kết quả cho thấy sự lạc quan và sự đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng của sinh viên Đại học. Sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích. Nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên, từ đó dẫn đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Nhận thức sự hữu ích cũng có tác động tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT. Mặt khác, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về vai trò điều tiết của yếu tố tải trọng nhận thức đến mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích và ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT của sinh viên Đại học.
Từ khóa
ChatGPT; Sinh viên; Tải trọng nhận thức; Ý định tiếp tục sử dụng; Sự sẵn sàng công nghệ; Mô hình xác nhận kỳ vọng
|
|
|
Metaverse và động lực sử dụng của khách hàng: Nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực thời trang
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Metaverse trong thời trang của người dùng trên địa bàn Hà Nội. Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình đẩy-kéo-neo (PPM). Dữ liệu được thu thập từ 300 người dùng tại Hà Nội có ý định sử dụng Metaverse trong thời trang, và được phân tích thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả làm sáng tỏ nhận thức hữu ích và dễ sử dụng, thói quen sẽ thúc đẩy ý định sử dụng Metaverse. Đồng thời, năng lực bản thân, sự thích thú, và khả năng tương thích ảnh hưởng ý nghĩa đến nhận thức hữu ích và dễ sử dụng đối với Metaverse trong thời trang. Nghiên cứu có ý nghĩa hàm ý học thuật và quản trị quan trọng đối với nhà nghiên cứu và nhà quản trị nhằm gia tăng trải nghiệm người dùng trong lĩnh vực tiềm năng thời trang tại Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
The study aims to analyze factors that influence users’ intentions to utilize Metaverse in the fashion industry. A research framework is postulated through an association between the technology acceptance model (TAM) and the Push-Pull-Mooring model (PPM). Data were accumulated from 300 users who tend to utilize Metaverse in the fashion in Hanoi using convenience sampling method, and were examined using structural equation modelling (SEM), SPSS, and AMOS softwares. Results reveal that TAM antecedents (i.e., perceived usefulness and ease of use) and PPM antecedents (i.e., habit) foster use intention towards Metaverse. Furthermore, self-efficiency, perceived enjoyment, and perceived compatibility significantly affect perceived usefulness and ease of use. The paper draws several crucial academic and managerial implications for scholars and practitioners (i.e., businesses and technology developers) to augment customer experience and usage behavior towards Metaverse in the fashion industry.
Download
Sự hoài nghi tuyên bố tốt cho sức khỏe ở người tiêu dùng trong ngành thực phẩm: Các tiền tố và hệ quả
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tuyên bố tốt cho sức khỏe đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Tuy vậy, đặc tính tín nhiệm của dạng tuyên bố này khiến người tiêu dùng nhìn nhận với sự hoài nghi nhất định. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các tiền tố tác động đến sự hoài nghi đối với tuyên bố tốt cho sức khỏe ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng trong ngành thực phẩm. Nghiên cứu khảo sát trực tuyến 512 người tiêu dùng Việt Nam, thông qua phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả cho thấy sự hoài nghi tuyên bố tốt cho sức khỏe chịu tác động từ bốn tiền tố của mô hình nghiên cứu. Trong đó, hai nhân tố thuộc đặc điểm tính cách: tính đa nghi và lòng tự trọng tiêu cực, hai nhân tố thuộc yếu tố tình huống: nhận thức an toàn thực phẩm và kiến thức thị trường. Mặc dù vậy, khác với kỳ vọng ban đầu, dữ liệu thống kê cho thấy kiến thức thị trường có tác động tiêu cực đến sự hoài nghi. Ngoài ra, ảnh hưởng của lòng tự trọng tích cực là không đáng kể. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ giữa sự hoài nghi và hành vi người tiêu dùng có sự liên kết.
Download
Ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của người dùng thế hệ Z: Vai trò của truyền miệng điện tử và sự tương đồng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết hành vi dự định kết hợp với lý thuyết tương đồng nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của người dùng thế hệ Z. Dữ liệu khảo sát trên 225 người dùng trong độ tuổi 14‒25, được phân tích bằng kỹ thuật phân tích bình phương tối thiểu từng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực và đáng kể của truyền miệng điện tử đến thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi và ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của người dùng. Ngoài ra, tác động điều tiết tích cực của sự tương đồng trong mối quan hệ giữa truyền miệng điện tử và thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi của khách hàng thế hệ Z cũng được tìm thấy trong nghiên cứu này. Một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp nhằm xây dựng và khai thác kênh truyền thông xã hội để thúc đẩy ý định lựa chọn địa điểm ăn uống của khách hàng thế hệ Z. <br><br> Abstract <br>
Based on an integrated model of the theory of planned behavior and self-congruity theory, this paper aims to examine Generation Z’s intention to choose food and beverage destinations. Data was collected from 225 consumers aged between 14 and 25 years old. Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) was applied to test hypothesized relationships. The results showed a positive and significant effect of electronic word-of-mouth on consumers’ attitudes, subjective norms, perceived behavioral control, and food and beverage destination choice intention. Furthermore, a positive moderating effect of self-congruity exists on the relationship between electronic word-of-mouth and attitudes, as well as those between electronic word-of-mouth and perceived behavioral control. This study provides fresh insights into how food and beverage businesses can leverage social media to attract more Generation Z consumers.
Download
Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động trong thời đại số hóa của người dân tại Việt Nam
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trên nền tảng lý thuyết thống nhất và chấp nhận sử dụng công nghệ, mô hình chấp nhận công nghệ, lý thuyết hành vi có kế hoạch, nghiên cứu này khám phá mối quan hệ của các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến yếu tố niềm tin và tác động sau cùng là ý định sử dụng thanh toán di động của người dân. Thêm vào đó, mối quan hệ này còn được xem xét dựa trên hai kiểu người dùng: Chấp nhận sớm và chấp nhận muộn. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Định tính và định lượng, và xem xét sự phù hợp bằng mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả thu được từ 300 người dùng thanh toán di động đã khẳng định mối quan hệ tích cực giữa tính di động, khả năng tiếp cận, tính tương thích, sự thuận tiện, sự đổi mới cá nhân, kiến thức về thanh toán di động đến nhận thức dễ dàng sử dụng và nhận thức về sự hữu ích, tác động tích cực sau cùng là ý định sử dụng thanh toán di động của người dân, cũng như khẳng định mối quan hệ tích cực giữa nhận thức dễ dàng sử dụng và nhận thức về sự hữu ích.
Download
Tác động của bao bì sản phẩm đến giá trị cảm nhận và ý định tiếp tục tiêu dùng đặc sản địa phương
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Đặc sản địa phương không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn là một nguồn lực kinh tế quan trọng. Một trong những yếu tố tạo nên giá trị cho các đặc sản địa phương chính là bao bì sản phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các thuộc tính của bao bì sản phẩm và tác động của chúng đến giá trị cảm nhận và ý định tiếp tục mua đặc sản của người tiêu dùng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) với mẫu khảo sát gồm 259 người tiêu dùng tại TP.HCM, Hà Nội, Vũng Tàu, và Đà Lạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về bao bì có ba khía cạnh đo lường theo cảm nhận của người tiêu dùng, đó là: (1) Sự hấp dẫn thị giác, (2) thông tin đầy đủ, và (3) tính tiện lợi. Các khía cạnh cảm nhận này có mối quan hệ đồng biến đối với giá trị cảm nhận, từ đó tác động tích cực đến ý định tiếp tục tiêu dùng. Từ kết quả nghiên cứu, các hàm ý quản trị được đề xuất nhằm nâng cao nhận thức về bao bì sản phẩm, làm tăng giá trị cảm nhận và thúc đẩy hành vi tiêu dùng các mặt hàng đặc sản.
Download
|