|
Xu hướng tự do hóa thương mại - Hàm ý về cách tiếp cận của chúng ta
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại là một xu thế lớn mà “nội năng” của nó là sự phát triển của khoa học - công nghệ, và do đó, là lực lượng sản xuất. Xu hướng này được dẫn dắt và đẩy nhanh bởi các nước tư bản phát triển, đứng sau nó là các tập đoàn xuyên quốc gia. Đây là một quá trình đang vận động, chứa đầy mâu thuẫn, vừa có cơ hội vừa có thách thức, trở thành một yếu tố quan trọng trong bài toán phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, cần nhận diện đúng quá trình này và có cách tiếp cận hợp lý.
Download
Tác động của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực phi chính thức đến xuất khẩu của doanh nghiệp tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu tác động của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực phi chính thức đến mức độ xuất khẩu của doanh nghiệp tại Việt Nam. Với mẫu gồm 1.857 quan sát từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới, tác giả nhận thấy các đối thủ cạnh tranh trong khu vực phi chính thức có tác động tiêu cực đến cả khả năng tham gia xuất khẩu và cường độ xuất khẩu của doanh nghiệp. Các kết quả này mang đến hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách rằng cần phải có chính sách quản lý các hoạt động kinh tế phi chính thức để khuyến khích xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần lựa chọn địa điểm đầu tư có môi trường kinh doanh minh bạch và có khu vực kinh tế phi chính thức không đáng kể để có thể phát triển tốt hoạt động xuất khẩu.
<br><br>Abstract <br>
This paper examines the impact of competitors in the informal sector on firms' export performance in Vietnam. The sample includes 1,857 observations from the World Bank’s enterprise survey. Research findings show that competitors in the informal sector have negative impacts on both the likelihood of exporting and export intensity of firms in the formal sector. Consequently, policymakers should effectively manage informal economic activities in order to promote exports. Furthermore, firms should choose an investment destination which has a transparent business environment and a minimal presence of informal sector activities to enhance their export performance.
Download
Nghiên cứu ứng dụng mô hình học máy khả diễn XAI trong phân tích rủi ro đầu tư ESG: Thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp S&P 500
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các yếu tố Môi trường, Xã hội, và Quản trị trở nên quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và rủi ro của doanh nghiệp. Nghiên cứu này khám phá ứng dụng các mô hình học máy khả diễn XAI nhằm cải thiện khả năng diễn giải, tăng độ tin cậy trong phân tích rủi ro ESG. Thực nghiệm dữ liệu ESG của các doanh nghiệp S&P 500, cho thấy mô hình LightGBM có độ chính xác cao nhất với MAE (0.9233), MSE (1.7696), RMSE (1.3303), MAPE (4.21%), so với XGBoost và Random Forest. Phân tích giá trị SHAP chỉ ra rằng rủi ro ESG bị chi phối chủ yếu bởi ba yếu tố chính: rủi ro môi trường (Environment_Risk_Score - 3.34), rủi ro xã hội (Social_Risk_Score - 2.36) và rủi ro quản trị (Governance_Risk_Score - 1.39). Ngoài ra, mức độ rủi ro ESG tổng thể của doanh nghiệp (ESG_Risk_Level_Low - 1.04, ESG_Risk_Level_High - 0.39) cũng đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu làm nổi bật tiềm năng của các mô hình XAI trong việc tăng cường báo cáo và tuân thủ ESG, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, nghiên cứu này minh chứng cho việc tích hợp ML/AI khả diễn vào qui trình quản lý rủi ro của tổ chức, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, và sự tin tưởng vào các đánh giá ESG.
Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu tại Hà Nội, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một số địa phương ở Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 259 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng gồm kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hỗ trợ của Chính phủ, các quy định môi trường, định hướng chiến lược và các nguồn lực của doanh nghiệp là những yếu tố có tác động tích cực đến việc áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy các sáng kiến và thực hành xanh trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. <br><br>Abstract <br>
The objective of this study is to identify factors affecting the application of green supply chain management by small and medium-sized enterprises in some provinces and cities of Vietnam. Research data was collected from 259 small and medium-sized enterprises in Hanoi, Quang Ninh, and Ho Chi Minh city. Data analysis methods applied in this study include testing the reliability of the scale, exploratory factor analysis (EFA), confirmatory factor analysis (CFA), and linear structural modeling (SEM). Research results show that Government Support, Environmental Regulations, Strategic Direction, and Business Resources are factors that have positive impacts on the application of green supply chain management. On that basis, the study proposes recommendations to promote green initiatives and practices in the supply chain of small and medium-sized enterprises
Download
|