|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 34(12)
, Tháng 12/2023, Trang 118-134
|
|
Kiểm soát và điều tiết tăng trưởng tín dụng bằng chính sách vĩ mô thận trọng: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam |
Restricting and Regulating Credit Growth by Macroprudential Policy: Empirical Evidence from Vietnam |
Dinh Thi Thu Hong & Nguyen Huu Tuan |
DOI: 10.24311/jabes/2024.34.12
Tóm tắt
Nghiên cứu này đo lường chính sách vĩ mô thận trọng ở Việt Nam và bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách vĩ mô thận trọng đến tăng trưởng tín dụng tại thị trường Việt Nam giai đoạn tháng 4/2013-6/2023. Chỉ số chính sách vĩ mô thận trọng được đo lường theo sáu thành phần chính, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ dự trữ thanh khoản 30 ngày, quy định trần tín dụng, tỷ lệ cho vay so với vốn huy động, tỷ lệ tiền gửi kho bạc nhà nước được tính vào nguồn vốn huy động và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Kết quả thực nghiệm cho thấy, trái với xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, Việt Nam đang thực hiện thắt chặt chính sách vĩ mô thận trọng. Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng thắt chặt công cụ chính sách vĩ mô thận trọng có thể giúp kiểm soát tăng trưởng tín dụng và điều tiết tín dụng vào khu vực sản xuất hàng hóa dịch vụ.
Abstract
This study measures the state of macro-prudential policy in Vietnam and adds empirical evidence to the impact of macro-prudential policy on real credit growth in the Vietnamese market from April 2013 to June 2023. The macro-prudential policy index is measured according to six main components: capital adequacy ratio, 30-day liquidity reserve ratio, credit ceiling regulations, loan-to-deposit ratio, the ratio of state treasury deposits included in the mobilized capital, and the ratio of short-term capital for medium- and long-term loans. The results show that contrary to the trend of loosening monetary policy, Vietnam is tightening its macro-prudential policies. Empirical evidence shows that tightening macroprudential policy tools can help restrict real credit growth and regulate credit in the goods and services production sector.
Từ khóa
Tăng trưởng tín dụng; chính sách vĩ mô thận trọng; điều tiết tín dụng; Việt Nam. Macroprudential Policy; Credit Growth; Regulating Credit; Vietnam
|
Download
|
|
Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và nắm giữ tiền của các công ty thuộc khu vực Đông Nam Á
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết này xem xét ảnh hưởng của sự bất định trong chính sách kinh tế của Trung Quốc đến nắm giữ tiền tại các công ty thuộc sáu quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Ý tưởng nghiên cứu bắt nguồn từ mối quan hệ ngày càng mật thiết giữa nền kinh tế Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, trong đó nổi lên vai trò chi phối của Trung Quốc đối với các quốc gia còn lại. Sử dụng dữ liệu cấp độ công ty ở sáu quốc gia nói trên trong giai đoạn 2010 – 2018, kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng bất định trong chính sách kinh tế của Trung Quốc khiến các công ty thuộc khu vực Đông Nam Á nắm giữ ít tiền mặt hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi ghi nhận bằng chứng thể hiện sự bất định chính sách kinh tế góp phần làm suy giảm tác động ngược chiều của đầu tư lên lượng tiền nắm giữ. Các kết quả nghiên cứu là nhất quán khi sử dụng các phương pháp đo lường thay thế cho bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và khi thay đổi phương pháp ước lượng.
Download
Chính sách thúc đẩy tăng trưởng từ kết quả ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024) đã nhấn mạnh rất rõ vai trò của ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo, và cách mạng chuyển đổi số đối với vận mệnh của quốc gia và dân tộc. Thế giới hậu COVID-19 đang chìm trong cơn xoáy về bất ổn, những biến động đa chiều từ địa chính trị, kinh tế, và xã hội đan xen nhau, tạo nên bức tranh đầy thách thức cho các quốc gia. Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi những bất ổn đã và đang len lỏi vào mọi ngõ ngách của nền kinh tế. Giữa vòng xoáy bất ổn như vậy, trong nguy có cơ, việc ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số có lẽ là tia hy vọng cho các chủ thể trong nền kinh tế để thích ứng trước những bất ổn. Chiến lược này mang đến những cơ hội, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, và nâng cao năng lực cạnh tranh cho trụ cột của nền kinh tế là các doanh nghiệp. Cốt lõi phải lấy nền tảng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm kim chỉ nam trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên tiềm năng, vị thế sẵn có. <br><br> Abstract <br>
The article “Digital Transformation - An Important Driving Force for Developing Productive Forces, Perfecting Production Relations, and Bringing the Country into a New Era” by General Secretary and President To Lam, published on the occasion of the 79th anniversary of the National Day of the Socialist Republic of Vietnam (September 2, 1945 - September 2, 2024), clearly emphasizes the critical role of science and technology applications, innovation, and the digital transformation revolution in shaping the nation’s destiny. The post-COVID-19 world is immersed in a whirlwind of instability, marked by multi-dimensional fluctuations in geopolitics, economics, and society. These intertwined challenges create a daunting landscape for many nations, and Vietnam is no exception. Instability has been and continues to creep into every corner of its economy. Amid such an uncertain environment, where opportunity often coexists with danger, the application of science and technology, innovation, and digital transformation emerges as a beacon of hope. This strategy presents opportunities to promote innovation and enhance the competitiveness of the economy's key pillars—enterprises. At its core, the strategy must prioritize science and technology, innovation, and digital transformation as guiding principles, leveraging available resources and the nation’s inherent potential and strategic position
Lan tỏa rủi ro từ giá dầu thế giới đến thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự lan truyền rủi ro đuôi của giá dầu đến từng thị trường chứng khoán các nước ASEAN-6 (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Singapore) trong giai đoạn 2017–2023 được chia thành ba giai đoạn: trước và trong đại dịch COVID–19, chiến tranh Nga-Ukraine. Mô hình DCC–GARCH được sử dụng để tính toán CoVaR, DCoVaR và kiểm định Kolmogorov - Smirnov (K–S) để đánh giá và so sánh mức độ rủi ro lan tỏa của giá dầu thô lên thị trường chứng khoán ASEAN+6. Kết quả thực nghiệm cho thấy rủi ro từ sụt giảm giá dầu thô có ảnh hưởng đến rủi ro của thị trường chứng khoán các nước ASEAN+6 trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, rủi ro lan tỏa trong giai đoạn trước COVID-19 và chiến tranh Nga-Ukraine là tương đối thấp với hầu hết các quốc gia được nghiên cứu. Trong giai đoạn COVID-19, tất cả thị trường chứng khoán khu vực ASEAN+6 đều chịu rủi ro lan tỏa từ sụt giảm giá dầu thô lớn hơn so với hai giai đoạn còn lại. Đặc biệt, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường phải đối mặt với rủi ro lan tỏa từ dầu thô nhiều hơn các thị trường khác. Các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nên ban hành các kế hoạch nhận diện, giám sát và hành động để giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro giá dầu. <br><br> Abstract
<br>This study aims to assess the tail risk spillovers from crude oil prices to the stock markets in ASEAN-6 countries (Vietnam, Thailand, Indonesia, Philippines, Malaysia, and Singapore) during the period 2017–2023. The DCC-GARCH model is employed to estimate CoVaR, ΔCoVaR, and the Kolmogorov-Smirnov test to evaluate and compare the magnitude of oil price risk spillovers on the ASEAN-6 stock markets. Empirical results reveal that tail risks from oil prices reduce the impact of risks on the ASEAN-6 stock markets over the sample period. Additionally, tail risk spillovers during the pre-COVID-19 and Russia-Ukraine conflict periods are relatively low across the selected countries. During the COVID-19 period, the ASEAN-6 stock markets experience higher risk spillovers from decreases in crude oil prices compared to other periods. Specifically, Vietnam, Thailand, and Indonesia are the three markets facing higher risk spillovers from oil prices in comparison to others. Policymakers and regulatory authorities should increase awareness, oversight, and action plans to minimize adverse oil risk effects.
Download
Đầu tư công nghệ và sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự ổn định của hệ thống ngân hàng là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, câu hỏi liệu rằng xu hướng đầu tư vào công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển chóng mặt trên toàn cầu có tác động đến sự ổn định của ngành ngân hàng hay không vẫn chưa được nghiên cứu kĩ càng. Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa đầu tư CNTT và sự ổn định của ngân hàng trên bảng dữ liệu của các ngân hàng Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2020. Bằng phương pháp SGMM, kết quả nghiên cứu đề xuất rằng chi tiêu cho CNTT có thể cải thiện sự ổn định của ngân hàng nói chung. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy đầu tư CNTT giúp các ngân hàng lớn ổn định hơn nhưng lại khiến các ngân hàng nhỏ gặp nhiều rủi ro hơn. <br><br>Abstract <br>
Banking stability is a critical issue that has received a host of interest from researchers, regulators, and policymakers over the years. However, the impact of the information technology (IT) trend, which is recently fast improving on a global scale, on banks’ stability has not yet been adequately investigated. This study examines the nexus of IT investment on bank stability based on balanced panel data from Vietnam, a bank-based emerging economy, between 2010 and 2020. Using the SGMM method, this paper suggests that IT expenditure can improve banks’ stability in general. Moreover, the results also show that technology investment increases the stability of large banks, however, it also pushes small banks to more instability.
Download
Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) tại các nước đang phát triển: Khảo lược và hướng nghiên cứu mới
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Ngân hàng trung ương (NHTW) đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế thông qua việc thực hiện các chính sách tiền tệ (CSTT) hiệu quả. Một lĩnh vực mới nổi đã thu hút được sự chú ý trong những năm gần đây là Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC). CBDC là một phiên bản kỹ thuật số của tiền mặt được phát hành và quản lý bởi các NHTW, cung cấp tính bảo mật và ổn định cao hơn so với các tài sản tiền điện tử tư nhân. Việc áp dụng CBDC có thể mang lại những lợi ích cũng như rủi ro gì cho nền kinh tế là vấn đề được quan tâm trong thời gian qua. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích những tác động của CBDC đến nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là việc thực thi CSTT, sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như các khía cạnh kỹ thuật khi được áp dụng. Chúng tôi cũng định hướng những hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được tiến hành trong tương lai trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. <br><br>Abstract<br>
The central bank plays an important role in promoting macroeconomic stability and economic growth through effective monetary policies. A newly emerging field that has attracted attention in recent years is the Central Bank Digital Currency (CBDC). CBDC is a digital version of cash issued and managed by central banks, providing higher security and stability than private digital assets. The application of CBDC may bring both benefits and risks to the economy, which has been a concern in recent times. This research will focus on analyzing the impacts of CBDC on the economies of developing countries, particularly in the implementation of monetary policies, financial system stability, and technical aspects when applied. The author also aim to identify potential future research directions in the context of developing countries, including Vietnam.
Download
|