|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 30(6)
, Tháng 6/2019, Trang 66-88
|
|
Ảnh hưởng của sự tự nhiên chào đón, sự cam kết cộng đồng và lợi ích kinh tế cá nhân đến thái độ và hành vi ủng hộ sự phát triển du lịch của người dân tại Việt Nam |
|
Pham To Thuc Han |
DOI:
Tóm tắt
Trên nền tảng lý thuyết trao đổi xã hội, thuyết liên đới cảm xúc và thuyết hành động hợp lý, nghiên cứu này khám phá một bức tranh toàn diện về mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế và phi kinh tế với thái độ và hành vi ủng hộ sự phát triển du lịch của người dân địa phương ở 10 trong 63 tỉnh thành phát triển du lịch của Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: định tính và định lượng. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả thu được qua dữ liệu thu thập từ 534 người dân địa phương khẳng định mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố Sự tự nhiên chào đón, Sự cam kết cộng đồng, Lợi ích kinh tế cá nhân đến Thái độ và Hành vi ủng hộ sự phát triển du lịch (ngoại trừ Sự cam kết cộng đồng không ảnh hưởng đến Hành vi ủng hộ sự phát triển du lịch), cũng như giữa Thái độ ủng hộ sự phát triển du lịch đến Hành vi ủng hộ sự phát triển du lịch.
Từ khóa
Thái độ ủng hộ; Hành vi ủng hộ; Phát triển du lịch; Tự nhiên chào đón; Cam kết cộng đồng; Lợi ích kinh tế.
|
Download
|
|
Thang đo trách nhiệm xã hội của khách sạn theo cách tiếp cận khách hàng
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Sự hiểu biết về nhận thức của khách hàng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CRS) giúp các khách sạn thiết kế các chương trình CSR phù hợp và hiệu quả. Với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghiên cứu đã phát triển thang đo CSR trong lĩnh vực khách sạn theo cách tiếp cận nhận thức của khách hàng. Nghiên cứu cũng thiết lập khả năng dự đoán của thang đo bằng cách kiểm tra mối quan hệ của thang đo với kết quả mong đợi, như lòng trung thành của khách du lịch. Với kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện, nghiên cứu khảo sát 948 khách du lịch đã từng lưu trú tại khách sạn 4-5 sao tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Khánh Hòa, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và thủ đô Hà Nội. Kết quả khẳng định thang đo CSR Khách sạn gồm 19 chỉ báo với 4 thành phần, gồm CSR xã hội, CSR kinh tế, CSR đối với các bên liên quan và CSR môi trường. Thang đo CSR khách sạn là nguồn tham chiếu quan trọng để các khách sạn thiết kế và thực hành CSR trong hoạt động kinh doanh hướng đến phát triển bền vững. <br>Abstract<br><br>
Understanding customer perception of corporate social responsibility (CSR) helps hotels design effective and appropriate CSR programs. With an exploratory sequential mixed-method, the study has developed the CSR scale in the hotel context according to the customer perception approach. It also establishes the predictive power of the CSR scale by examining its relationship with an expected outcome, i.e. tourist loyalty. A convenience sampling technique was used, a survey of 948 tourists who had stayed at 4–5 star hotels in Ho Chi Minh city, Khanh Hoa Province, Da Nang City, Quang Nam Province, and Hanoi capital. The study results confirmed that the Hotel CSR scale consists of 19 items with 4 dimensions, including (i) social CSR, (ii) economic CSR, (iii) stakeholder CSR, and (iv) environmental CSR. This Hotel CSR scale will be an important reference source for hotels to design and practice CSR in sustainable business operations.
Download
Các đặc điểm thông điệp và hiệu quả truyền thông mạng xã hội của các khách sạn tại thành phố Đà Nẵng
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm của thông điệp đến hiệu quả truyền thông mạng xã hội của khách sạn. Hiệu quả truyền thông mạng xã hội được đo lường bằng mức độ tương tác với khách hàng, cụ thể là số lượng thích (like), thảo luận (comment) và chia sẻ (share) của thông điệp được đăng tải trên trang Facebook của khách sạn. Các đặc điểm được phân tích bao gồm định dạng, nội dung, và thời gian đăng tải của thông điệp. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng được xem xét. Kết quả hồi quy cho dữ liệu của 1351 thông điệp thu thập từ các trang Facebook của 12 khách sạn 5 sao tại thành phố Đà Nẵng cho thấy định dạng hình ảnh hoặc video và các nội dung liên quan đến khuyến mãi hoặc chất lượng thương hiệu của khách sạn thu hút được nhiều tương tác hơn. Thời gian đăng tải và đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả truyền thông mạng xã hội của thông điệp. <br><br>Abstract <br>
This paper investigates the impacts of various social media post characteristics on hotel social media marketing effectiveness. Social media marketing effectiveness is measured by the level of user engagement, namely the number of like, comment, and share of posts on a hotel’s Facebook page. Post characteristics being analyzed are post format, type of content, and posting time. The impact of the COVID-19 pandemic is also examined. Regression results using data of 1351 posts collected from the Facebook pages of twelve 5-star hotels in Da Nang city show that image or video format and contents related to discounts/promotions or hotel brand quality attract more engagement. Posting time and the COVID-19 pandemic do not significantly impact a post’s social media marketing effectiveness.
Download
Ảnh hưởng của đổi mới dịch vụ và hành vi cùng tạo ra giá trị đến trải nghiệm của khách du lịch
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này kiểm tra tác động của đổi mới dịch vụ và hành vi cùng tạo ra giá trị đến trải nghiệm của khách hàng (trải nghiệm cảm xúc, hạnh phúc, sự ghi nhớ). Sử dụng mô hình phương trình cấu trúc SEM, nghiên cứu đã kiểm tra mô hình đề xuất với thiết kế cắt ngang bằng cách tiến hành phân tích mẫu 335 khách du lịch. Các phát hiện cho thấy rằng đổi mới dịch vụ ảnh hưởng đáng kể đến hành vi cùng tạo ra giá trị, trải nghiệm cảm xúc (niềm vui và sự hưng phấn), và hạnh phúc của khách hàng. Kết quả tiếp tục tiết lộ ảnh hưởng tích cực của hành vi cùng tạo ra giá trị đến trải nghiệm cảm xúc và sự ghi nhớ trải nghiệm. Đặc biệt, cùng tạo ra giá trị của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến hạnh phúc của khách hàng – đây là phát hiện khá thú vị. Ngoài ra, trải nghiệm cảm xúc của khách hàng có tác động tích cực đến cả hạnh phúc và sự ghi nhớ. Hơn nữa, hạnh phúc của khách hàng có liên kết tích cực đến sự ghi nhớ trải nghiệm của họ. Các đóng góp về mặt học thuật và hàm ý quản trị của các kết quả này đối với ngành tiếp thị và du lịch sẽ được thảo luận.
Download
Ý định quay trở lại của du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam: Vai trò của nguồn lực điểm đến và giá trị cảm nhận
2020, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện để khám phá các thành phần của nguồn lực điểm đến (hữu hình, vô hình, và xã hội) tác động đến ý định quay trở lại của khách quốc tế thông qua vai trò trung gian của các giá trị cảm nhận. Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam. Phương pháp tiếp cận PLS-SEM (Partial Least Squares – Structural Equation Modeling) được dùng để kiểm định mô hình nghiên cứu với dữ liệu khảo sát được thu thập từ 448 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn lực điểm đến hữu hình, vô hình, và xã hội đều có tác động làm tăng giá trị chức năng và giá trị cảm xúc. Hơn nữa, giá trị chức năng có tác động lớn hơn đến ý định quay trở lại của du khách so với giá trị cảm xúc. Các kết quả từ nghiên cứu này là cơ sở để đưa ra hàm ý chính sách cho các tổ chức quản lý điểm đến du lịch cũng như các gợi ý quản trị cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.
Download
Tương tác trực tuyến và ý định mua hàng: Tầm quan trọng của người ảnh hưởng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Cuộc cách mạng số hóa và sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội đã làm nổi bật vai trò của người ảnh hưởng trong định hình hành vi tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu này nhằm khám phá tác động của cảm nhận về chuyên môn và sự đáng tin của người ảnh hưởng đối với thái độ và ý định mua hàng của người tiêu dùng, đồng thời kiểm tra vai trò điều tiết của tương tác trong các mối quan hệ này. Với cỡ mẫu 250 người là cư dân Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng mạng xã hội, nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM). Kết quả cho thấy cảm nhận chuyên môn của người ảnh hưởng có tác động đáng kể đến sự đáng tin và thái độ. Đặc biệt, tương tác giữa người ảnh hưởng và người tiêu dùng điều tiết mạnh mẽ mối quan hệ giữa chuyên môn và sự đáng tin cũng như thái độ. Nghiên cứu không chỉ góp phần làm phong phú các lý thuyết về ý định hành vi truyền thống mà còn cung cấp hàm ý thực tiễn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn và hợp tác với người ảnh hưởng. <br><br>Abstract<br>
The digital revolution and the popularity of social media platforms have highlighted the role of influencers in shaping consumer behavior, especially in online shopping. This study explores the impact of influencer expertise and trustworthiness on consumer attitude and purchase intention and examines the moderating role of interaction in these relationships. With a sample size of 250 Ho Chi Minh City residents using social media, the study was conducted through convenience sampling and structural equation modeling (PLS-SEM). The results showed that influencer expertise significantly impacts trustworthiness and attitude. In particular, influencer-consumer interaction strongly moderates the relationship between knowledge, trustworthiness, and attitude. The study contributes to enriching the traditional behavioral intention theories and provides practical implications for businesses in selecting and cooperating with influencers.
|