|
Tác động của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực phi chính thức đến xuất khẩu của doanh nghiệp tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết nghiên cứu tác động của các đối thủ cạnh tranh trong khu vực phi chính thức đến mức độ xuất khẩu của doanh nghiệp tại Việt Nam. Với mẫu gồm 1.857 quan sát từ bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới, tác giả nhận thấy các đối thủ cạnh tranh trong khu vực phi chính thức có tác động tiêu cực đến cả khả năng tham gia xuất khẩu và cường độ xuất khẩu của doanh nghiệp. Các kết quả này mang đến hàm ý cho các nhà hoạch định chính sách rằng cần phải có chính sách quản lý các hoạt động kinh tế phi chính thức để khuyến khích xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần lựa chọn địa điểm đầu tư có môi trường kinh doanh minh bạch và có khu vực kinh tế phi chính thức không đáng kể để có thể phát triển tốt hoạt động xuất khẩu.
<br><br>Abstract <br>
This paper examines the impact of competitors in the informal sector on firms' export performance in Vietnam. The sample includes 1,857 observations from the World Bank’s enterprise survey. Research findings show that competitors in the informal sector have negative impacts on both the likelihood of exporting and export intensity of firms in the formal sector. Consequently, policymakers should effectively manage informal economic activities in order to promote exports. Furthermore, firms should choose an investment destination which has a transparent business environment and a minimal presence of informal sector activities to enhance their export performance.
Download
Nghiên cứu vai trò của giới tính và kinh nghiệm của giám đốc đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
So với việc buôn bán với các khách hàng trong nước, xuất khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn và vì vậy kết quả xuất khẩu mỗi doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào chất lượng của các quyết định quản trị. Trên thực tế, mỗi nhà quản trị có các đặc điểm tâm lý, tính cách riêng - những yếu tố chi phối đáng kể đến cơ chế ra quyết định. Với một mẫu gồm 1.859 quan sát từ các công ty sản xuất và các kỹ thuật hồi quy đa dạng như logit, tobit và bình phương nhỏ nhất, bài viết này phân tích tầm quan trọng của đặc điểm về giới và kinh nghiệm của giám đốc trong kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy các công ty bổ nhiệm phụ nữ làm giám đốc thường dễ tham gia xuất khẩu hơn và tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu cũng cao hơn. Ngoài ra, khi giám đốc càng có được nhiều kinh nghiệm thì họ càng giúp doanh nghiệp có kết quả tốt hơn. Những bằng chứng thực nghiệm này mang đến hàm ý rằng các doanh nghiệp thay vì e ngại lãnh đạo nữ thì hãy tạo cơ chế bình đẳng để nữ giới có thể gia nhập đội ngũ quản lý. Mặt khác, nghiên cứu này cho thấy các nỗ lực thúc đẩy bình đằng giới ở cả khu vực công và tư suốt nhiều năm qua là đúng đắn và cần thiết. <br><br>Abstract <br> Compared with domestic trade, export business has more risks and thus companies’ export revenues rely significantly on the quality of managerial decisions. In practice, each manager has his/her own pychological characteristics and personal traits which considerably determine their decision-making mechanisms. With a sample of 1,859 observations from manufacturing companies and various regression techniques such as logit, tobit and OLS, this paper investigates the roles of CEO genfer and experiences in companies’ export results. We find that companies with female CEOs are more likely to export and have higher export intensity. Besides, CEOs with more experience help their firms improve export results. These empirical findings imply that companies should create a fair mechanism for women to participate in their top-managememt teams instead of worrying about their performance. Moreover, this research shows that many efforts made by both public and private organizations over several years are appropriate and necessary.
Phân tích các nhân tố tác động đến ý định phân loại rác thải của du khách tại điểm đến Đà Nẵng: Nghiên cứu đa văn hoá
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác thải của du khách tại điểm đến Đà Nẵng, sử dụng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) kết hợp với lý thuyết MOA (Động lực-Cơ hội-Khả năng). Sau khi phân tích dữ liệu từ 440 du khách tham quan Đà Nẵng bằng PLS-SEM, kết quả cho thấy thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức, động lực và khả năng đều có tác động trực tiếp và tích cực đến ý định phân loại rác thải của du khách. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng định vai trò trung gian quan trọng của thái độ và chỉ ra rằng mức độ tác động của kiểm soát hành vi nhận thức lên thái độ mạnh hơn ở nhóm du khách Châu Âu so với nhóm du khách Việt Nam. Từ kết quả này, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch nhằm cải thiện các yếu tố xã hội và cá nhân để thúc đẩy hành vi phân loại rác thải của du khách. <br><br> Abstract <br>
This study aims to analyze the factors affecting tourists' intention to waste sorting at Da Nang destination, using the theory of planned behavior (TPB) combined with the MOA model (Motivation-Opportunity-Ability). After analyzing data from 440 tourists visiting Da Nang using PLS-SEM, the results showed that attitude, subjective norms, perceived behavioral control, motivation and ability all have direct and positive impacts on tourists' intention to waste sorting. In addition, the study also confirmed the important mediating role of attitude and also showed that the impact of perceived behavioral control on attitudes was stronger among European tourists than among Vietnamese tourists. From this result, the study proposed recommendations for tourism management agencies and tourism businesses to improve social and personal factors to promote tourists' waste sorting behavior.
Nghiên cứu ứng dụng mô hình học máy khả diễn XAI trong phân tích rủi ro đầu tư ESG: Thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp S&P 500
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các yếu tố Môi trường, Xã hội, và Quản trị trở nên quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất và rủi ro của doanh nghiệp. Nghiên cứu này khám phá ứng dụng các mô hình học máy khả diễn XAI nhằm cải thiện khả năng diễn giải, tăng độ tin cậy trong phân tích rủi ro ESG. Thực nghiệm dữ liệu ESG của các doanh nghiệp S&P 500, cho thấy mô hình LightGBM có độ chính xác cao nhất với MAE (0.9233), MSE (1.7696), RMSE (1.3303), MAPE (4.21%), so với XGBoost và Random Forest. Phân tích giá trị SHAP chỉ ra rằng rủi ro ESG bị chi phối chủ yếu bởi ba yếu tố chính: rủi ro môi trường (Environment_Risk_Score - 3.34), rủi ro xã hội (Social_Risk_Score - 2.36) và rủi ro quản trị (Governance_Risk_Score - 1.39). Ngoài ra, mức độ rủi ro ESG tổng thể của doanh nghiệp (ESG_Risk_Level_Low - 1.04, ESG_Risk_Level_High - 0.39) cũng đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu làm nổi bật tiềm năng của các mô hình XAI trong việc tăng cường báo cáo và tuân thủ ESG, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết cho các nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, nghiên cứu này minh chứng cho việc tích hợp ML/AI khả diễn vào qui trình quản lý rủi ro của tổ chức, thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, và sự tin tưởng vào các đánh giá ESG.
Download
Áp dụng Just-In-Time trong thu mua, sản xuất và mối quan hệ với hiệu quả chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp Việt Nam
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường liên tục thay đổi và cạnh tranh ngày càng gia tăng đã bắt đầu đặc biệt quan tâm đến việc quản lý chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả để có khả năng cạnh tranh bền vững. Vì vậy, gần đây chuỗi cung ứng hiệu quả đã trở thành một công cụ quan trọng giúp tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hệ thống điều hành sản xuất Just-In-Time là hệ thống vận hành hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp áp dụng theo nguyên tắc loại bỏ lãng phí, giảm thiểu tồn kho. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá tác động của áp dụng JIT trong thu mua, sản xuất đến hiệu quả chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mô hình nghiên cứu được đề xuất với với 10 giả thuyết và được kiểm định trên 172 doanh nghiệp. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SmartPLS. Kết quả cho thấy việc áp dụng JIT trong thu mua và sản xuất đều tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả chuỗi cung ứng thông qua năng lực chuỗi cung ứng và hiệu quả phân phối. Nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng JIT tại các doanh nghiệp. <br><br>Abstract <br>
Businesses operating in a constantly changing and increasingly competitive environment have begun to pay special attention to effective supply chain management for sustainable competitiveness. Therefore, recently effective supply chains have become an important tool to increase the competitiveness of businesses. Just-in-Time production operating system is an effective operating system, applied by many businesses on the principle of eliminating waste and minimizing inventory. This study used a combination of qualitative and quantitative research methods to evaluate the impact of applying Just-in-Time in purchasing and production on supply chain efficiency in Vietnamese enterprises. The research model was proposed with 10 hypotheses and tested on 172 businesses. Data was processed using SmartPLS software. The results show that applying Just-in-Time to purchasing and production both directly and indirectly impacts supply chain efficiency through supply chain capacity and distribution efficiency. The study also proposes some management implications to improve the effectiveness of Just-in-Time applications to enterprises.
Download
|