|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(5)
, Tháng 5/2024, Trang 71-85
|
|
Tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam |
The Effect of Digital Transformation on the Operational Efficiency of SMEs in Vietnam |
Nguyen Thi Phuong Dung & Nguyen Hieu Khuong & Nguyen Phu Son & Nguyen Trong Tinh & Vo Van Dang & Nguyen Truc Huynh |
DOI: 10.24311/jabes/2024.35.5
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu là xem xét tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại Việt Nam. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các DNNVV được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022, phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (GLS) được sử dụng để kiểm định mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình lý thuyết. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng chuyển đổi số giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của DNNVV Việt Nam một cách rõ rệt. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng không chỉ có yếu tố vi mô làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như biến thời gian hoạt động, tỷ trọng tài sản cố định, mà còn có yếu tố vĩ mô như biến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng góp phần làm tăng hiệu quả của DNNVV. Tuy nhiên, biến quy mô doanh nghiệp, khả năng huy động tài chính và tỉ lệ thành viên hội đồng quản trị có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV ở Việt Nam. Từ những phát hiện trên, các hàm ý quản trị được thảo luận giúp cho DNNVV ở Việt Nam nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế số.
Abstract
The study aims to examine the effect of digital transformation on the operational efficiency of SMEs in Vietnam. Data were collected from SMEs listed on the stock exchange in Vietnam during the period 2018–2022. The Generalized Least Squares (GLS) estimation method was employed to test the relationships among factors in the theoretical model. The research findings indicate that digital transformation significantly enhances the operational efficiency of SMEs in Vietnam. Furthermore, the study reveals that not only micro-level factors, such as firm age and fixed asset ratio, contribute to the efficiency of enterprises, but also macro-level factors, such as the economic growth rate of the province, play a role in enhancing the efficiency of SMEs. However, variables negatively affecting the operational efficiency of SMEs in Vietnam include firm size, financial accessibility, and the proportion of board members. Based on these findings, implications are discussed to assist SMEs in Vietnam in enhancing their efficiency in the digital economy.
Từ khóa
Chuyển đổi số, hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô doanh nghiệp, phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (GLS)
|
Download
|
|
Tác động của chia sẻ thông tin đến hiệu suất chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu: Nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Vấn đề chia sẻ thông tin đã nhận được rất nhiều sự quan tâm trong chuỗi cung ứng, nhưng các nghiên cứu định lượng chưa nhiều. Bài báo này nghiên cứu tác động của chia sẻ thông tin đối với khả năng hiển thị, cộng tác và linh hoạt của chuỗi cung ứng vận tải, đồng thời xem xét việc chia sẻ thông tin, khả năng hiển thị, cộng tác và linh hoạt của chuỗi cung ứng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ra sao đến hiệu suất của nó. Nghiên cứu áp dụng mô hình PLS-SEM với 220 doanh nghiệp là các bên thuộc chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu khu vực đông nam bộ. Kết quả định lượng cho thấy việc chia sẻ thông tin ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến khả năng hiển thị, hợp tác, linh hoạt cũng như hiệu suất của chuỗi cung ứng. Khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng tác động tích cực đến khả năng hợp tác, linh hoạt và hiệu suất; khả năng hợp tác và linh hoạt tác động đáng kể đến hiệu suất của chuỗi cung ứng. Theo đó, nghiên cứu cho rằng chia sẻ thông tin là chìa khóa để gia tăng hiệu suất và khả năng cạnh tranh chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh thị trường vận tải đang khủng hoảng sau COVID-19 như hiện nay. <br><br>Abstract <br>
The issue of information sharing has received a lot of attention in the supply chain but quantitative studies regards to this issue have not been much explored. This paper investigates the impact of information sharing on visibility, collaboration, and flexibility of the transportation supply chain, and examines how information sharing, visibility, collaboration, and flexibility directly and indirectly affect supply chain performance. This research used PLS-SEM model with 220 enterprises that are stakesholders in the import and export cargo transport supply chain in the Southeast region. Quantitative results show that information sharing positively and significantly influences supply chain visibility, collaboration, flexibility, and performance. Supply chain visibility positively impacts collaboration, flexibility, and performance while collaboration and flexibility significantly impact supply chain performance. Accordingly, the study argues that information sharing is the key to increasing the efficiency and competitiveness of the import and export cargo transport supply chain, especially in the context of the transport market's crisis after the COVID-19 as it is today.
Download
Quản trị rủi ro doanh nghiệp, cấu trúc công nghệ thông tin và thành quả hoạt động của doanh nghiệp: Vai trò trung gian của lợi thế cạnh tranh
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong môi trường kinh doanh biến động và bất ổn như hiện tại, cùng với cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID 19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, quản trị rủi ro doanh nghiệp (QTRRDN) ngày càng trở nên quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về QTRRDN và thành quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt, trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) mạnh mẽ hiện nay chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo. Nghiên cứu này đã tập trung kiểm tra một mô hình đường dẫn về QTRRDN, cấu trúc CNTT, lợi thế cạnh tranh, và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập từ 186 doanh nghiệp tại Việt Nam phân tích bằng kỹ thuật PLS cho thấy, QTRRDN và cấu trúc CNTT tác động tích cực đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đến lượt nó, lợi thế cạnh tranh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Các khám phá của nghiên cứu này đã gợi mở những hàm ý quản trị với việc tập trung vào QTRRDN và cấu trúc CNTT để tăng cường lợi thế cạnh tranh và thành quả hoạt động của doanh nghiệp. <br><br> <strong>Abstract </strong><br>
In the fluctuation and uncertainty of the business environment, especially with the global crisis caused by the COVID-19 pandemic, Enterprise risk management (ERM) has become increasingly significant for survival and growth of enterprises. However, empirical research on ERM and firm performance in information technology (IT) context has not been thoroughly studied. This study focuses on investigating a path model of ERM, IT structure, competitive advantage, and firm performance in Vietnam. Data is collected from 186 enterprises. Through PLS analysis, the findings show that both ERM and IT structure have significant positive impacts on firm’s competitive advantage. In turn, competitive advantage is an important factor for the performance of enterprises. The findings have suggested corporate governance implications regarding to focus on ERM and IT structures to enhance competitive advantage and firm performance.
Download
Tích hợp khuôn mẫu công nghệ - tổ chức - môi trường và quan điểm nguồn lực trong nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng phần mềm kế toán và hệ thống ERP
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh các phần mềm ứng dụng cho hệ thống thông tin kế toán như phần mềm kế toán và hệ thống ERP được triển khai phổ biến, các doanh nghiệp phát sinh nhu cầu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng phần mềm trong hệ thống thông tin kế toán, và tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu này tích hợp khuôn mẫu công nghệ - tổ chức - môi trường (TOE) và quan điểm nguồn lực (RBV) để phát triển mô hình đường dẫn về sự chấp nhận sử dụng phần mềm kế toán và hệ thống ERP. Kết quả phân tích PLS từ 203 doanh nghiệp xác nhận rằng việc chấp nhận sử dụng phần mềm có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bốn yếu tố, gồm: (1) Thái độ hướng đến việc sử dụng, (2) khả năng quan sát, (3) văn hóa tổ chức, và (4) cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông giải thích 51,7% biến thiên của ý định hành vi sử dụng phần mềm. Các khám phá này đã cung cấp những hàm ý quản trị hướng dẫn các nhà nghiên cứu và thực hành hệ thống thông tin kế toán cải thiện sự chấp nhận sử dụng phần mềm kế toán/ hệ thống ERP.
Download
Nhìn lại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước so với các loại doanh nghiệp khác
2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Bài viết tập trung phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước so với các loại hình doanh nghiệp khác (doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) qua một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính. Mục tiêu nghiên cứu là xác định vai trò, vị trí của các khu vực kinh tế, loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước dựa trên các tiêu chí đóng góp GDP và hiệu quả hoạt động. Kết quả phân tích sẽ đưa ra những điểm mạnh và các hạn chế của từng khu vực doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số gợi ý mang tính giải pháp nhằm tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động. Số liệu sử dụng trong bài viết là số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê VN 2000-2012 và kết quả Tổng điều tra doanh nghiệp từ năm 2006-2009 của Tổng cục Thống kê. Phương pháp phân tích là mô tả thống kê và so sánh các chỉ số hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính.
Download
Vai trò trung gian của khai thác kiến thức số trong nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững: Trường hợp của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ Việt Nam
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu xem xét vai trò trung gian của khai thác kiến thức số giữa năng lực số và lợi thế cạnh tranh bền vững, đánh giá tác động của lãnh đạo số tại các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ (Small and Medium-sized Manufacturing Enterprises ‒ SMES) Việt Nam. Phương pháp định lượng với mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất (Partial Least Squares Structural Equation Modeling ‒ PLS-SEM) được sử dụng để phân tích 398 phản hồi của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy năng lực số tác động tích cực đến khai thác kiến thức số, qua đó trung gian tăng cường lợi thế cạnh tranh bền vững. Lãnh đạo số ảnh hưởng tích cực đến khai thác kiến thức số, nhưng không tác động trực tiếp đến năng lực số và lợi thế cạnh tranh bền vững. Từ đây, nghiên cứu đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững cho SMEs sản xuất Việt Nam thông qua tăng cường năng lực số và khai thác kiến thức số, nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của lãnh đạo số.
<br><br>Abstract <br>
The study examines the mediating role of digital knowledge exploitation between digital capabilities and sustainable competitive advantage while assessing digital leadership’s impact on Vietnamese small and medium-sized manufacturing enterprises (SMEs). Using a quantitative method with partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM) to analyze 398 responses, the study shows digital capabilities positively influence digital knowledge exploitation, which in turn enhances sustainable competitive advantage. Digital leadership positively affects digital knowledge exploitation but does not directly impact digital capabilities and sustainable competitive advantage. Based on these findings, managerial implications are proposed to enhance sustainable competitive advantages for Vietnamese manufacturing SMEs through advancing digital capabilities and knowledge exploitation, emphasizing digital leadership’s supporting role.
Download
|