|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(6)
, Tháng 6/2022, Trang 125-140
|
|
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khả năng thương mại hoá của nghiên cứu khoa học công nghệ từ các trường đại học khối ngành kinh tế |
Criteria to Evaluate the Commercialization of Scientific and Technological Research from Economic Universities |
Pham Duong Phuong Thao & Huynh duc |
DOI: 10.24311/jabes/2022.33.06.08
Tóm tắt
Thương mại hóa và chuyển giao kết quả NCKH là một trong những hoạt động quan trọng được quan tâm bởi các quốc gia. Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều trường đại học đã và đang triển khai các hoạt động nghiên cứu một cách mạnh mẽ, thực hiện chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, nhưng hầu hết tập trung trong khối ngành Kỹ thuật với đặc trưng nghiên cứu ứng dụng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới hữu hình, còn khối ngành Kinh tế do đặc thù riêng nên hoạt động thương mại hóa khó thực hiện được. Với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của thị trường KHCN VN, chúng tôi thực hiện nghiên cứu điển hình tại ba trường trọng điểm là Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM. Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khả năng thương mại hoá của sản phẩm KHCN khối ngành kinh tế với 26 chỉ tiêu cụ thể và đề xuất giải pháp phát triển các nghiên cứu ứng dụng khối ngành Kinh tế.
Abstract
Commercialization and transfer of scientific research results is one of the important activities that are concerned by countries. Currently, in Vietnam, many universities have been actively implementing research activities, implementing technology transfer and commercializing research results. However, these activities are mostly concentrated in the technical sector with the characteristics of applied research to create new tangible products or services; In the economic sector, due to its own characteristics, commercialization is difficult to carry out. With the desire to contribute to the development of Vietnam's science and technology market, the authors conducted a case study at three key universities, including: National Economics University, University of Economics Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City Open University. On that basis, the authors develop a set of criteria to evaluate the commercialization of scientific and technological products from universities in the economic sector with 26 specific criteria and propose a few development solutions based on the studies here.
Từ khóa
Bộ tiêu chí đánh giá, ngành Kinh tế, thương mại hóa, chuyển giao kết quả, nghiên cứu khoa học Criteria set of evaluating; Economics sector; Commercialization; Transfer of results; Scientific research
|
Download
|
|
Mối quan hệ giữa tính chủ động, định hướng chất lượng và thành quả đổi mới triệt để: Vai trò trung gian của sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này xem xét tác động của tính chủ động và định hướng chất lượng đến sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0, từ đó tác động đến thành quả đổi mới triệt để. Mẫu gồm 133 công ty trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam được sử dụng để kiểm định mô hình đề xuất. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm PLS-SEM. Phương pháp phân tích hai giai đoạn được áp dụng để kiểm tra độ tin cậy, tính hợp lệ, giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy cả tính chủ động và định hướng chất lượng đều có tác động tích cực đến sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0. Sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 giúp cải thiện thành quả đổi mới sáng tạo triệt để; đồng thời, sự sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 cũng đóng vai trò trung gian trong việc thúc đẩy đổi mới triệt để từ chiến lược của tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thảo luận về các hàm ý lý thuyết và thực tiễn. <br><br>
Abstract <br>
This study examines the impact of proactiveness and quality orientation on industry 4.0 readiness, which in turn affects radical innovative performance. A sample of 133 companies from various business sectors in Ho Chi Minh City, Vietnam, was used to test the proposed model. The data was analyzed using PLS-SEM software. A two-stage analytical method was applied to examine the reliability, validity, hypotheses, and the research model. The results indicate that both proactiveness and quality orientation have positive impacts on industry 4.0 readiness. The industry 4.0 readiness, in turn, positively affects radical innovative performance. The industry 4.0 readiness also plays a mediating role in fostering radical innovation from organizational strategies. The study also discusses theoretical and practical implications.
Download
Số hóa hiệu quả quản lý nhân sự: Mô hình khái niệm và ứng dụng
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Tiến bộ công nghệ đang thử thách khả năng số hóa hoạt động nhân sự của các tổ chức, sử dụng phần mềm và các ứng dụng quản lý. Tuy nhiên, các mô thức và hướng dẫn hiện nay tồn tại rời rạc, chưa nhất quán trong cơ chế quản trị, dẫn đến thiếu đồng nhất về mặt lý thuyết và sự mơ hồ trong ứng dụng. Do đó, nhóm tác giả phân tích tài liệu và lý thuyết liên quan để đề xuất khung mô hình khái nhiệm của phần mềm quản lý và ứng dụng một cách có hiệu quả. Mô hình được dựa trên nền tảng của phần mềm KeeView, với các tính năng quản lý nhân sự toàn diện, quản trị mục tiêu nâng cao, đánh giá năng lực, và xây dựng bảng lương. Nghiên cứu này đóng góp cả về mặt lý thuyết và thực tiễn cho lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực thông qua số hóa mô hình quản lý nhân sự và đề xuất các chức năng cần thiết để hiệu quả trong quản trị điều hành. <br><br>Abstract<br>
Technological advances are pushing organizations to enhance their ability to digitize human resource (HR) activities through management software and applications. However, existing frameworks and guidelines are fragmented and inconsistent in administrative mechanisms, leading to theoretical misalignment and ambiguity in practical application. To address this gap, this study analyzes relevant literature and theories to propose an effective conceptual framework for implementing HR management software and applications. The model is built upon the KeeView platform, incorporating comprehensive HR functionalities, enhanced goal management, competency assessment, and payroll development. This study makes significant contributions to both theoretical development and practical applications in human resource management by digitizing HR models and outlining critical functions for effective operational governance.
Download
Nghiên cứu hành vi tiếp tục sử dụng chatbot trong ngân hàng: Tiếp cận từ mô hình ISS và cảm nhận giá trị
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng chatbot trong ngân hàng của người dùng. Mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên lý thuyết hệ thống thông tin thành công (ISS). Dữ liệu được thu thập từ 527 người dùng đã trải nghiệm sử dụng chatbot trong ngân hàng tại Hà Nội thông qua áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, và được phân tích qua mô hình cấu trúc tuyến tính với phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả chỉ ra các yếu tố của ISS, bao gồm chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống (tính tương tác, tính tự động, và tính hữu ích), và chất lượng dịch vụ (khả năng thấu hiểu, sự thân thiện, và tính cá nhân hóa) ảnh hưởng đến cảm nhận giá trị (giá trị bên ngoài và giá trị bên trong) của người dùng. Đồng thời, các giá trị này đóng vai trò thúc đẩy ý định tiếp tục sử dụng chatbot. Bài viết có ý nghĩa hàm ý học thuật và hàm ý thực tiễn nhằm gia tăng cảm nhận giá trị và sử dụng bền vững của người dùng đối với chatbot trong ngân hàng.
Nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên Đại học: Vai trò điều tiết của tải trọng nhận thức
2025, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu về ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập của sinh viên đại học tại Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng một mô hình tích hợp giữa lý thuyết sự sẵn sàng công nghệ và mô hình xác nhận kỳ vọng và áp dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất trên một mẫu nghiên cứu gồm 356 sinh viên đại học. Kết quả cho thấy sự lạc quan và sự đổi mới có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng của sinh viên đại học. Sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức sự hữu ích. Nhận thức sự hữu ích và sự xác nhận kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên, từ đó dẫn đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT cho mục đích học tập. Nhận thức sự hữu ích cũng có tác động tích cực đến ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT. Mặt khác, nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng về vai trò điều tiết của yếu tố tải trọng nhận thức đến mối quan hệ giữa nhận thức sự hữu ích và ý định tiếp tục sử dụng ChatGPT của sinh viên đại học. <br><br>
Abstract <br>
This study aims to investigate university students’ continuance intention to use ChatGPT for learning purposes, based on an integrated model of the Technology Readiness Index and the Expectancy Confirmation Model. The Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) technique was applied to analyze a sample of 356 higher education students. The results show that optimism and innovativeness positively influence perceived usefulness and the confirmation of expectations. Expectation confirmation positively influences perceived usefulness. Both perceived usefulness and expectation confirmation of expectations positively affect student satisfaction, which in turn leads to the intention to continue using ChatGPT for learning purposes. Additionally, perceived usefulness directly influences the continuance intention to use ChatGPT. Furthermore, this study provides new insights into the moderating effect of cognitive load on the relationship between students’ perceived usefulness and their continuance intention to use ChatGPT for learning purposes.
Download
Metaverse và động lực sử dụng của khách hàng: Nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực thời trang
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến ý định sử dụng Metaverse trong thời trang của người dùng trên địa bàn Hà Nội. Mô hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình đẩy-kéo-neo (PPM). Dữ liệu được thu thập từ 300 người dùng tại Hà Nội có ý định sử dụng Metaverse trong thời trang, và được phân tích thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm SPSS và AMOS. Kết quả làm sáng tỏ nhận thức hữu ích và dễ sử dụng, thói quen sẽ thúc đẩy ý định sử dụng Metaverse. Đồng thời, năng lực bản thân, sự thích thú, và khả năng tương thích ảnh hưởng ý nghĩa đến nhận thức hữu ích và dễ sử dụng đối với Metaverse trong thời trang. Nghiên cứu có ý nghĩa hàm ý học thuật và quản trị quan trọng đối với nhà nghiên cứu và nhà quản trị nhằm gia tăng trải nghiệm người dùng trong lĩnh vực tiềm năng thời trang tại Việt Nam. <br><br> Abstract <br>
The study aims to analyze factors that influence users’ intentions to utilize Metaverse in the fashion industry. A research framework is postulated through an association between the technology acceptance model (TAM) and the Push-Pull-Mooring model (PPM). Data were accumulated from 300 users who tend to utilize Metaverse in the fashion in Hanoi using convenience sampling method, and were examined using structural equation modelling (SEM), SPSS, and AMOS softwares. Results reveal that TAM antecedents (i.e., perceived usefulness and ease of use) and PPM antecedents (i.e., habit) foster use intention towards Metaverse. Furthermore, self-efficiency, perceived enjoyment, and perceived compatibility significantly affect perceived usefulness and ease of use. The paper draws several crucial academic and managerial implications for scholars and practitioners (i.e., businesses and technology developers) to augment customer experience and usage behavior towards Metaverse in the fashion industry.
Download
|