|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 35(6)
, Tháng 6/2024, Trang 121-136
|
|
Ảnh hưởng của tri thức bên ngoài tổ chức tới kết quả đổi mới của doanh nghiệp khởi nghiệp: Vai trò trung gian của khả năng hấp thụ và khả năng nhận biết cơ hội |
THE INFLUENCE OF EXTERNAL KNOWLEDGE ON INNOVATION OF START-UPS: THE MEDIATING ROLE OF ABSORPTIVE CAPABILITY AND OPPORTUNITY RECOGNITION ABILITY |
Nguyễn Thị Hạnh & Nguyễn Duy Hưng |
DOI:
Tóm tắt
Với mục tiêu nâng cao kết quả đổi mới của doanh nghiệp khởi nghiệp, nghiên cứu thực hiện đánh giá vai trò của tri thức bên ngoài tổ chức tại Việt Nam. Dựa trên dữ liệu chéo thu thập tại hơn 150 doanh nghiệp khởi nghiệp, và sử dụng phương pháp mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (PLS-SEM) để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tri thức bên ngoài không có ảnh hưởng trực tiếp tới tới kết quả đổi mới, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp tới kết quả đổi mới qua khả năng hấp thụ tri thức và khả năng nhận biết cơ hội. Kết quả này đóng góp vào nghiên cứu về đổi mới sáng tạo mở trong bối cảnh doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời có ý nghĩa thực tiễn với các chủ doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách. Theo đó, doanh nghiệp khởi nghiệp cần nâng cao năng lực thấp thụ tri thức và nhận biết cơ hội để sử dụng tốt các nguồn tri thức bên ngoài nhằm nâng cao kết quả đổi mới của doanh nghiệp.
Abstract
This research evaluates the role of external knowledge and the ability to absorb and recognize opportunities for entrepreneurial firms in Vietnam. Using a Partial Least Squares Structural Equation Modeling, the study tests data from a survey of 150 new ventures. Results show no direct relationship between external knowledge and innovation outcomes. However, knowledge absorption and opportunity recognition fully mediate the influence of knowledge diversity on innovation. Opportunity recognition mediates the effect of knowledge depth on innovation, but knowledge absorption does not. These findings contribute to open innovation theory and provide practical implications for improving innovation.
Từ khóa
Tri thức bên ngoài tổ chức; Doanh nghiệp khởi nghiệp; khả năng hấp thụ; khả năng nhận biết cơ hội; đổi mới; External knowledge; Absorptive capability; Opportunities Recognition; Innovation performance
|
Download
|
|
Ảnh hưởng của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp: vai trò trung gian của tinh thần đổi mới và niềm tin năng lực bản thân
2024, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu áp dụng lý thuyết bản sắc xã hội để đề xuất một mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Dựa trên dữ liệu thu thập được từ 410 người trả lời và phân tích bằng mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu một phần (PLS SEM), kết quả cho thấy một số phát hiện chính. Thứ nhất, cả tinh thần đổi mới và niềm tin về hiệu quả bản thân đều tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Thứ hai, giáo dục khởi nghiệp nổi lên như một yếu tố dự báo quan trọng về cả tinh thần đổi mới và niềm tin về hiệu quả bản thân. Đáng chú ý, tinh thần đổi mới và niềm tin về hiệu quả bản thân cùng nhau làm trung gian cho mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp của sinh viên. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý trường đại học và các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho hành vi khởi nghiệp của sinh viên. <br><br>Abstract<br>
The study applies social identity theory to propose a model of the factors influencing entrepreneurial intention. Based on data collected from 410 respondents and analyzed using partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM), the results reveal several key findings. Firstly, both innovative spirit and self-efficacy beliefs positively impact students’ entrepreneurial intentions. Secondly, entrepreneurship education emerges as a significant predictor of both innovative spirit and self-efficacy beliefs. Notably, innovative spirit and self-efficacy beliefs jointly mediate the relationship between entrepreneurship education and students’ entrepreneurial intentions. These findings have important implications for university administrators and policymakers seeking to foster a conducive environment for student entrepreneurial behavior.
Download
Các nhân tố tác động đến đổi mới trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố tác động đến các loại hình đổi mới khác nhau trong doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình và đổi mới kênh phân phối. Nghiên cứu đã sử dụng mẫu gồm 768 khảo sát là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở miền nam Việt Nam để đánh giá thang đo, thực hiện kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Để đảm bảo nghiên cứu thu thập được thông tin phù hợp, người trả lời là các quản lý có kinh nghiệm thực tiễn lâu năm tại DNVVN. Phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) thông qua phần mềm SPSS và AMOS được sử dụng để đánh giá thang đo, kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chứng minh được rằng năng lực lãnh đạo tác động mạnh nhất đối với sự đổi mới trong DNVVN, kế đến là năng lực hấp thụ và hỗ trợ chính phủ.
Tác động của sáng tạo cá nhân với dự định và hành vi khởi nghiệp
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Các nghiên cứu về khởi nghiệp hiện nay thiếu vắng các nghiên cứu về hành vi khởi nghiệp và mối quan hệ giữa dự định khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp. Nghiên cứu này kiểm định tác động của sáng tạo cá nhân tới hành vi khởi nghiệp của sinh viên đại học chính quy tại Việt Nam dựa theo mô hình về hành vi có kế hoạch (TPB). Mẫu nghiên cứu gồm 701 sinh viên đại học ở cả khối kỹ thuật và khối kinh tế- quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy sáng tạo cá nhân có ảnh hưởng đến thái độ, khả năng kiểm soát hành vi, dự định khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp của sinh viên, đồng thời là nhân tố điều tiết mối quan hệ giữa dự định và hành vi khởi nghiệp. <br><br> Abstract <br>
The current research on entrepreneurship lacks studies on entrepreneurial behavior and the relationship between entrepreneurial intention and entrepreneurial behavior. This study examines the impact of individual creativity on entrepreneurial behavior of university students in Vietnam based on the model of planned behavior (TPB). The research sample includes 701 university students in both technical and economic-business management in Hanoi. The survey results show that creativity has an influence on students' attitudes, perceived control behavior, entrepreneurial intention, and entrepreneurial behavior, and moderates the relationship between entrepreneurial intention and behavior.
Download
Các nhân tố tác động đến hành vi đổi mới sáng tạo của giảng viên đại học tại Việt Nam
2023, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển lực lượng lao động cho xã hội. Nghiên cứu này cung cấp một mô hình phân tích hệ thống các nhân tố thúc đẩy đổi mới sáng tạo bao gồm: sự tự tin vào năng lực bản thân, văn hóa cởi mở học tập, cảm nhận về tác động xã hội đến hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam. Với dữ liệu khảo sát từ 471 giảng viên, kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tự tin vào năng lực bản thân, văn hóa cởi mở học tập, cảm nhận về tác động xã hội có tác động tích cực đến hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc. Từ đó, nghiên cứu có đóng góp vào mô hình hành vi đổi mới sáng tạo trong công việc, đồng thời đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo của các giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam.
Download
Ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam và vai trò quan trọng của niềm tin
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Trong bối cảnh số hóa, ví điện tử phát triển mạnh ở thị trường thanh toán điện tử Việt Nam với số lượng lớn khách hàng. Tuy nhiên, các nhà cung cấp ví điện tử cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng và những người chơi mới để có thị phần. Do đó, việc giữ chân khách hàng là chiến thuật tối ưu của các nhà cung cấp ví điện tử. Nghiên cứu này nhằm giải quyết mối quan tâm thực tế trên bằng cách điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử dựa trên mô hình xác nhận kỳ vọng (ECM), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), lý thuyết niềm tin và tự tin khả năng bản thân. Kết quả phân tích 510 bản khảo sát hợp lệ cho thấy: Niềm tin, sự hài lòng, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức hữu ích, tự tin khả năng bản thân, và ảnh hưởng xã hội có tác động trực tiếp đến ý định tiếp tục sử dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra tác động điều tiết của niềm tin trong mối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam.
Download
|