|
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á |
Năm thứ. 33(4)
, Tháng 4/2022, Trang 43-72
|
|
Lựa chọn ngành học tác động thế nào đến tiền lương của sinh viên sau khi ra trường? Bằng chứng từ Việt Nam |
|
Nguyễn Hà Đăng Khoa |
DOI:
Tóm tắt
Bài báo xem xét sự việc lựa chọn ngành học đại học có tác động thế nào đến tiền lương của sinh viên sau khi ra trường. Từ dữ liệu từ Điều tra Lao động năm 2019, tác giả quan tâm đến đối tượng sinh viên đã tốt nghiệp có độ tuổi từ 21 đến 33. Nghiên cứu áp dụng mô hình Heckman, trong đó tỷ số Mills nghịch đảo (Inverse Mills Ratio) được thêm vào mô hình để giải quyết sự sai lệch do chọn mẫu, gây ra bởi tình trạng mức lương không quan sát được cho những người không có việc làm. Mô hình Heckman ước lượng hàm tiền lương đồng thời giải thích quyết định lựa chọn tham gia thị trường lao động. Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng cấp đại học tác động tích cực đến quyết định tham gia thị trường lao động của thanh niên. Phương trình tiền lương cho thấy sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành về Sinh học, Nông nghiệp, Luật và Giáo dục có mức lương sau khi ra trường thấp hơn nhóm Kỹ sư & Công nghệ lần lượt ở mức 8,1%, 12,4%, 12,1% và 6,2%. Mặt khác, những sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực Quốc phòng & An ninh cũng như Nghệ thuật & Thiết kế sáng tạo thu được mức lương cao hơn so với nhóm Kỹ sư & Công nghệ ở mức 16,5% và 7,0%.
Từ khóa
Tiền lương, Mô hình lựa chọn Heckman
|
Download
|
|
Phân tích sự đóng góp của vốn nhân lực đến thu nhập và chênh lệch thu nhập theo yếu tố dân tộc tại đồng bằng sông Cửu Long
2022, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á
Mở rộng
Tóm tắt
Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết vốn nhân lực của Mincer nhằm phân tích sự đóng góp của học vấn và kinh nghiệm đến thu nhập và chênh lệch thu nhập đối với 7.558 người lao động thuộc dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số tại đồng bằng sông Cửu Long, dựa vào Dữ liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2018 của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Phương pháp ước lượng tương quan theo phương trình thu nhập của Mincer và phân tích thành phần Oaxaca và Blinder được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ lao động dân tộc thiểu số chiếm gần 8% tổng số lao động toàn vùng và họ đối mặt với hạn chế về học vấn so với lao động dân tộc Kinh. Liên quan đến thu nhập, lao động dân tộc thiểu số chỉ nhận khoảng 80% (hoặc thấp hơn xấp xỉ 1 triệu đồng/tháng) so với mức thu nhập của lao động dân tộc Kinh trên thị trường lao động. Sự chênh lệch này một phần do ảnh hưởng của hạn chế về vốn nhân lực (chiếm 57%); trong khi đó, sự ảnh hưởng của vốn nhân lực đến chênh lệch thu nhập giữa lao động thành thị và nông thôn chỉ ở mức 22%. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, một vài hàm ý chính sách liên quan đến đầu tư về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số cần được quan tâm nhằm cải thiện thu nhập và thu hẹp chênh lệch thu nhập trên thị trường lao động.
Download
|